Nét đẹp Hoa Quỳnh - đẳng cấp của một loài hoa thường nở về đêm.

Thứ năm - 01/03/2012 09:50

-

-
Quỳnh một cây hoa được xem là quý nhất trong các loại hoa nở về đêm. Hoa quỳnh cũng được mệnh danh là Queen of the Night và là loại hoa nữ hoàng của bóng đêm chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức.
Nét đẹp Hoa Quỳnh - đẳng cấp của một loài hoa thường nở về đêm
 
 

HOA QUỲNH với màn đêm
        
Quỳnh một cây hoa được xem là quý nhất trong các loại hoa nở về đêm. Hoa quỳnh cũng được mệnh danh là Queen of the Night và là loại hoa nữ hoàng của bóng đêm chỉ nở dành riêng cho người quân tử biết thưởng thức.

Trước đây ở nước ta trong các tác phẩm văn chương một loài hoa đã được đề cập đến như một huyền thoại dành cho giới thượng lưu và tao nhân mặc khách thưởng lãm. Vì sự quý hiếm và chăm sóc rất công phu. Bởi thứ hoa nầy mỗi năm chỉ nở một lần vào dịp cuối năm và đúng nửa đêm. Do đó rất ít người trong chúng ta có duyên được ngắm loài hoa từng được ca ngợi nầy, đó chính là Hoa Quỳnh. Nhạc sĩ TCS đã từng đề cập đến loài hoa nầy trong một ca khúc của mình, mời quý vị cùng thưởng thức một số hình ảnh dưới đây để biết thêm về những loài hoa nở về đêm. Ngoài ra Hoa Quỳnh còn được đề cập đến như một vị thuốc đặc trị chữa bệnh, mời tham khảo.

 

Hoa Quỳnh nở được tin tưởng là sẽ đem may mắn và hạnh phúc đến cho người trồng…

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, Quỳnh lại rất dễ gặp, dễ trồng và có rất nhiều chủng có hoa nở cả ngày lẫn đêm và đủ mọi màu sắc. Ngoài ra còn có loại Quỳnh cho quả ăn không kém phần bổ dưỡng!

 
 
Quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ (Mexico, Honduras, Guatamela, Cuba…) thuộc gia đình Xương rồng (Cactaceae).

Trong nhóm Quỳnh có những cây trổ hoa về đêm và những cây cho hoa nở giữa ban ngày.

- Quỳnh cho hoa nở về đêm:

 
 
Nhóm Quỳnh này, gồm nhiều loại thường được gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus và Peniocereus, cùng một số loài lai tạo (hybrid).

 
 
Trong nhóm này, cây cho hoa đẹp và quý nhất là Epiphyllum grandilo bum (hay E. Oxypetalum, tên cũ là Cereus Oxypetalis). Còn có những tên Night-flowering cactus, Orchid cacti, Dutchman's pipe cactus. Cây mọc rất nhiều tại Hawaii.

 
 
Cây thuộc loại bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gốc thân hình trụ; phần trên và cành đều dẹt như lá có gân giữa cứng. Thân mọng nước, cao 2-3 m, mép thân uốn lượn, có khía tròn, màu xanh dày và bóng. Hoa nở về đêm, lớn, dài cỡ 30 cm mọc thòng xuống, màu trắng có nhiều lá bắc hình vẩy ở gốc, phủ kín cuống dài mọc ra từ phần gân giữa của thân. Cánh hoa dài, thuôn, mảnh mai, màu trắng, xếp theo hình xoắn ốc. Hoa có nhiều nhụy, xếp thành 2 hàng; bầu có vòi dài màu trắng, có mùi thơm. Hoa rất chóng tàn. Hoa thường trổ vào các tháng 6-8.

 
   
* Tại miền Tây Bắc Hoa Kỳ, cây Quỳnh Peroucereus peruvianus là cây rất dễ trồng: có thể cao 30-50 ft, phân nhánh nhiều, lá dẹt màu xanh xậm mọng nước có thể có ít gai. Hoa màu trắng, dài 6-7 inches, nở tỏa đến 5 inches. Hoa nở về đêm, thường vào tháng 6. Chủng đặc biệt Monstrosus, nhỏ hơn, mọc chậm hơn, cho hoa đẹp hơn.

 

- Quỳnh cho hoa nở ban ngày:

Nhóm này có rất nhiều cây đã được lai tạo để trồng làm cây cảnh trong nhà. Những cây đáng chú ý như:

- Cây Quỳnh đỏ: Epiphyllum akermannii = Epiphylle d'Aclerman. Cây có hình dáng tương tự như E.Oxypetalum: thân dẹt, màu xanh bóng có múi nhỏ và phân cành ngắn. Hoa lớn, nở ở đầu cành. Cánh hoa dài, mảnh mai, phía ngoài màu đỏ tươi, phía trong đỏ-hồng. Hoa có nhiều nhị, bầu có vòi màu đỏ nhạt. Hoa nở ban ngày và tương đối bền.

 
 
- Nhóm Epiphyllum lai tạo: Nhóm này bao gồm nhiều loài Quỳnh, được trồng làm cây cảnh trong nhà tại Hoa Kỳ. Hoa nở ban ngày, lớn từ cỡ trung bình đến rất to (nở tỏa đến 10 in.), hoa có thể màu trắng, crem, vàng, hồng, tím, đỏ tía…và cam. Có những chủng cho hoa pha trộn 2-3 màu. Nhóm Quỳnh này không được những nghệ nhân ưa thích...

 

Kỹ thuật trồng Quỳnh nở về đêm:

Trồng Quỳnh để có hoa nở về đêm được xem là tương đối dễ dàng (?). Sau đây là cách trồng của một chuyên gia về Quỳnh tại Portland (Oregon): Cắt một đoạn lá từ cây gốc, ngâm trong nước đến khi rễ mọc ra từ lá, và trồng cây vào chậu có hỗn hợp 2/1 đất potting và peat. Giữ cây đủ ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông. Chăm sóc cây bằng cách tưới phân Peter 2 tuần một lần. Khi cây bắt đầu đâm chồi, dùng phân có chứa nhiều phosphorus hơn.

 

Trong các tháng 10-11, tùy thời tiết có giá lạnh hay không, chuyển cây vào trong nhà xe để có độ lạnh-mát cần thiết thúc cây nở hoa. Ðưa cây ra ngoài trở lại vào tháng 4-5 (tùy thời tiết bên ngoài), điều quan trọng là giữ quỳnh đừng chịu ánh nắng trực tiếp mỗi ngày quá 1 giờ (nắng sáng hay chiều, tránh nắng giữa trưa). Quỳnh sẽ trổ hoa trong tháng 9. Hoa bắt đầu nở khoảng 9 giờ tối, tỏa mùi hương thơm và nở trọn vẹn vào nửa đêm, rồi tàn ngay vào sáng hôm sau. (Theo Peter Hines. The Oregonian, Home and Garden, October 2, 2003)
 

Tác dụng dược học:

Các nghiên cứu về dược học của Quỳnh hầu như chỉ được thực hiện tại Ðài Loan. Tài liệu duy nhất lưu trữ tại một số ÐH Hoa Kỳ là bản dịch từ 'Pharmacological Effects of Epiphyllum oxypetalum' của các tác giả Chow SY, Chen CF và Chen SM trong Taiwan Yi Xue Hui Za Zhi (Ðài loan Y Dược Hội Tạp Chí Số tháng 12 năm 1977)

 
 
Phần được dùng làm dược liệu là Hoa và Thân.

- Hoa được xem là có vị ngọt, tính bình, có các tác dụng chống viêm, chống sưng và cầm máu. Hoa thường được dùng để chữa ho ra máu (lao phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng: Sắc và uống 3-5 hoa. Hoa cũng được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bệnh đường hô hấp.

Có thể giã nát, đắp lên vết thương sưng, đau:

- Thân, có vị chua, mặn, tính mát có tác dụng chống sưng.

- Toàn cây có tác dụng thanh phế, trị họ.

Thân Quỳnh có chứa chất nhày trong đó có một số heterosid flavonic. Hoa có các hoạt chất loại hentriacontane và beta-sitosterol.

 

Quả của Quỳnh loại Hylocerus undatus có (tính theo 100 gram quả):

- Calories: 346 ; Chất đạm 9 % ; Chất béo 2.6 %; Carbohydrate tổng cộng 84.6%; Chất sơ 9.0%; Tro 3.8 %.

- Calcium 64 mg ; Phosphorus 167 mg ; Sắt 8.3 mg

- Thiamine 0.26 mg ; Riboflavine 0.26 mg ; Niacin 1.92 mg và Vitamin C 51.3 mg.

Tại Ấn Ðộ: Ðọt non của Quỳnh Selenicereus grandiflorus được dùng để thay thế một phần digitalis làm thuốc trợ tim.

 

Nguồn tin: yeudoi.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại976,005
  • Tổng lượt truy cập58,261,874
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây