Mầu Nhiệm Phục Sinh.

Thứ năm - 21/04/2011 03:28

---

---
Người viết xin gởi đến bạn đọc thuộc mọi tôn giáo, cách riêng những tín hữu công giáo và chưa theo một tôn giáo nào. Quý vị đọc bài “chia sẻ số 3” nầy với một tâm hồn cầu nguyện sẽ rất hữu ích cho quý bạn. Tôn giáo là một huyền nhiệm cao cả. Quí vị khó mà đạt được chân lý nếu đang mang một tâm trạng đối nghịch, nghi ngờ hay chống báng...

Mầu Nhiệm Phục Sinh.

Lời mở đầu: Người viết xin gởi đến bạn đọc thuộc mọi tôn giáo, cách riêng những tín hữu công giáo và chưa theo một tôn giáo nào.  

Quý vị đọc bài “chia sẻ số 3” nầy với một tâm hồn cầu nguyện sẽ rất hữu ích cho quý bạn.

Tôn giáo là một huyền nhiệm cao cả. Quí vị khó mà đạt được chân lý nếu đang mang một tâm trạng đối nghịch, nghi ngờ hay chống báng. Vì nếu chúng ta nghĩ rằng “con người” nằm trong tư thế “hữu hạn”, thì không thể đạt đến kiến thức của  “Vô Hạn” bằng sức lực của chính mình. Trong mọi Tôn Giáo, tâm hồn khiêm hạ luôn là chìa khóa giúp tung mở mọi kho tàng thánh thiêng tiềm ẩn trong Giáo thuyết.  (Viet vao Mua Chay Thanh 2011)

Kính,

John Nguyen   

+++

Trong bài chia sẻ  số 1 và 2, chúng ta đã đi thăm Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu với các lần cầu nguyện và chúng ta đã thấy Chúa đau khổ như thế nào sau khi thị kiến về các bức tranh đầy tiêu cực, tô vẽ muôn vàn tội lỗi ghê tởm và gớm ghiếc của con người nhân thế; phải nói là kinh hoàng. Và sự kinh hoàng đạt đến mức nào, chúng ta chỉ nhận thức được phần nào qua những lời trăn trối của Chúa Giêsu: “Linh hồn Thầy buồn khổ đến chết được”. Hoặc: “Lạy Cha, nếu có thể được xin cất chén nầy xa con. Nhưng không theo ý con; một theo ý của Cha”. Và thân Người đẫm mồ hôi pha máu. Tóc Ngài dựng đứng, mặt tái mét, toàn thân run rẫy và lưng còm xuống như thể vừa bị đè bẹp bởi một gánh quá nặng. Chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, đi xa để cầu nguyện và lúc trở lại, 3 môn đồ đã hoảng loạn vì không còn nhận ra dung nhan của Thầy mình.   

Nhưng rồi những bức tranh đầy tích cực cũng đã xuất hiện, tán trợ và động viên tinh thần Ngài, giúp Ngài lấy lại sức mạnh để tiếp tục con đường của Cha Ngài đã hoạch định:

1.  Hình ảnh đẹp thứ nhất: Chúa thị kiến “Vương Quốc Nguyên Thủy” (Vườn Địa Đàng) quá đẹp và huy hoàng, trước khi con người sa ngã. Sau khi sa ngã, phạm tội, tạo vật trở nên xấu xa, biến dạng và thối nát. Và Ngài sẽ là nguyên tác giúp tái tạo tình trạng nguyên thủy đó. Ngài trở nên đối tượng của món nợ mà phép công thẳng của Thiên Chúa đòi hỏi. Tình trạng nguyên thủy sẽ không đến như cung cách của thuở ban đầu. Lý do là vì nhân loại, giờ đây không hoàn toàn đồng hành với Chúa Giêsu; một số trong họ đã, đang và sẽ tiếp tục chạy theo Satan, chống lại Ngài. Nhưng tình trạng nguyên thủy sẽ xảy đến cho những ai tin yêu và thực thi con đường của Ngài: Tức là chấp nhận chết cho tội lỗi, lột bỏ con người cũ… và rồi sẽ được sống lại vinh sáng (phục sinh) như Ngài.

Hình ảnh của Chúa Giêsu phục sinh chính là hình ảnh của Adam trước khi sa ngã. Chúa Giêsu phục sinh trở nên hình ảnh của Adam mới.   

2.  Hình ảnh đẹp thứ hai: Giá máu của Ngài đổ ra, cứu rỗi vô số linh hồn mà Ngài đang khắc khoải. Quyết tâm của Ngài, giờ đây là phải chiến thắng mọi sợ hãi đau khổ và tủi nhục…theo bản tính nhân loại. Dĩ nhiên lòng quyết tâm nầy đã làm Satan cuồng giận, tìm đủ mọi phương thức nhằm đánh bại Ngài. Satan cho Ngài thấy, khó mà đền bù cho đủ các tội tầy trời như: Một số linh mục hư hỏng. Sự thờ ơ, lãnh đạm, khinh khi, lạm dụng phạm thánh, thờ ngẫu tượng, kiêu căng đi đến kiến thức sai lạc, rối đạo, cuồng tín. Những tội ngày nay con người đang phạm: Thù ghét và bách hại những người lành. Tội không muốn nghe sự thật, lời cảnh giác hay dấn thân cho chân lý. Đặc biệt tội phạm đến trẻ thơ, đẩy đưa chúng đến lầm lạc bằng những sách vở, tin tức bịa đặt nhằm lừa gạt, dùng quyền hoặc tạo hoàn cảnh thu hút để chúng trở nên thác loạn, hư hỏng…Vì Chúa rất yêu trẻ thơ; nên khi thị kiến những hình ảnh nầy, Ngài đau đớn không bút nào tả xiết. Dù vậy, Satan càng tấn công, Chúa lại càng quyết tâm chấp nhận đau khổ hơn .  

3.  Hình ảnh đẹp thứ ba: Trong những cuộc giao tranh như thế, để cho Tình Yêu tự hiến chiếm đoạt được lòng xót thương thay vì phép công thẳng, Ngài cũng phải hấp hối và nhiều lần các thiên thần  đã đến an ủi Ngài. Và điều làm cho Ngài được an ủi lớn nhất là thấy nhiều người lành đã quảng đại theo bước chân Ngài. Ngài thấy một tập thể các vị Thánh tương lai diễn hành trước linh hồn Ngài. Ngài cũng thấy niềm ao ước nóng bỏng của các tổ phụ đang chờ mong Ngài. Hai tập thể nầy bổ túc cho nhau, tạo nên khung cảnh uy nghi sáng ngời cho sự vinh thắng của Ngài.     

Thưa quí bạn đọc, đến đây, người viết xin tạm chấm dứt bài chia sẻ số 3. Và để làm rõ hơn những suy tư, tránh mọi thắc mắc nếu có, nơi một số bạn đọc: 

a-   Chúa Giêsu mang hai bản tính: Thiên Nhân tính. Trong cuộc khổ nạn, Ngài chỉ còn mang bản chất hoàn toàn như một con người bình thường, ngoại trừ tội lỗi. Toàn diện con người Ngài bấy giờ được ví như một Đấng công chính, một minh sư, một thánh nhân. Chúng ta cũng sẽ không ngạc nhiên nếu thấy Ngài chịu mọi cực hình một cách anh hùng; ví như các vị tử đạo xuyến suốt lịch sử Giáo Hội. Thiên tính nơi Ngài đã ẩn dấu nơi cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi. Do đó, những gì Ngài gánh chịu nằm trong giới hạn chịu đựng của một con người. Âu cũng là Thiên ý, muốn mọi phàm nhân, trên con đường theo chân Đức Giêsu, sẽ không nại lý do vì Ngài có Thiên Tính nên mọi sự đều “Có Thể”. Còn chúng ta “không thể”, vì là thọ tạo.

b-   Dĩ nhiên, chúng ta không loại bỏ vai trò của Ân Sủng trong cuộc đời cũng như trong các hành động xem ra “vượt bực”. Đức Giêsu trong cuộc tử nạn, cũng như các tín hữu chân chính, trong đời sống thường nhật, luôn kết hợp với Đấng Trên Cao qua cầu nguyện và xin ơn soi dẫn. Rõ ràng tại Vườn Cây Dầu, Đức Giêsu vẫn luôn khuyến dụ ba Tông Đồ: Hãy tỉnh thức và cầu nguyện. Ân Sủng luôn đi đôi với tâm tình kết hợp và phó thác cho sự tán trợ của sức mạnh Bên Trên.  

Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhà nghiên cứu kinh ngạc khi thấy sự đau khổ mà Chúa Giêsu gánh chịu có vẻ như ngoài sức chịu đựng của một con người bình thường. Người viết cũng nhiều lần nghĩ như thế. Đúng! Nếu chịu khổ hình với một tâm hồn hoảng loạn, sợ sệt…chắc chắn khó kéo dài sự chịu đựng trong một thời gian như Ngài. Ở đây, Ngài hoàn toàn chủ động, lòng tràn ngập tình yêu, chấp nhận đau khổ để đổi lấy “thân phận” của người yêu (tất cả chúng ta). Ai đã từng ở tù, ít nhiều có kinh nghiệm nầy. Nhiều tù nhân, đặc biệt nơi kẻ có mang một lý tưởng cao cả hoặc một niềm tin tôn giáo, họ chịu gian khổ với một tinh thần quả cảm đến mức thanh thản, không nao núng trước nhiều nghịch cảnh như bệnh hoạn, trù dập, tra tấn, trả thù hoặc cô lập.

c-   Đức Giêsu trở thành tấm gương, mẫu mực tuyệt vời cho thân phận con người tại thế. Mỗi tín hữu chân chính, sẽ luôn nhìn vào gương của Thầy chí thánh mà không quá lo sợ khi phải đối diện với các nghịch cảnh, trong tiến trình thực thi ơn gọi của mình. Thật vậy! Gương hy sinh và tinh thần phó thác của Đức Giêsu đã giúp kiến tạo nên biết bao vị thánh lẫy lừng.     

Lời kết:  Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Người viết chỉ mong trưng dẫn những tin tức cốt lõi để nhờ đó, kiến thức về cuộc tử nạn của Thầy mình nơi quí bạn đọc được thấm sâu, trải rộng và thêm phong phú. Nhất là giúp chúng ta gia tăng lòng biết ơn và yêu mến Chúa. Mong thay!     

John Nguyen (4-15-2011) 

Tác giả: John Nguyễn

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập658
  • Hôm nay32,312
  • Tháng hiện tại852,971
  • Tổng lượt truy cập56,954,608
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây