Cha Tôi 1. Chương 5. Bài Tham Luận

Thứ hai - 09/02/2015 02:16

-

-
Bài tham luận trước hết nói đến thực trạng kinh tế và chính trị tại vùng Á Châu. Á Châu là một lục địa vừa rộng lớn vừa đông dân cư nhất trên thế giới. Nhưng đây cũng là vùng đất phức tạp vì tính cách đa diện của những nền văn minh và tôn giáo lớn, cũng như sự khác biệt trầm trọng ...
Cha Tôi 1.
Phần 1: Vui Mừng, Gian Truân và Hy Vọng

Chương 5



BÀI THAM LUẬN
 
Ngày 24.11.1970, tại Hội Nghị Giám Mục Á Châu ở Manila, dưới sự chủ tọa đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong chuyến công du đầu tiên ở Đông Nam Á, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trình bày đề tài: “Các vấn đề chính trị tại Á Châu và những giải pháp liên hệ” để giúp giáo hội có một cái nhìn khách quan đứng đắn về hiện tình kinh tế chính trị, dân chủ tại Á Châu, đồng thời mở ra những dự phóng cho công việc chuẩn bị nhân lực, và lãnh vực hợp tác, để mọi người có thể nhận ra giáo hội luôn đứng về phía người nghèo và nhờ đó con đường truyền giáo tại vùng này được khai triển một cách có hiệu quả.
 
Bài tham luận trước hết nói đến thực trạng kinh tế và chính trị tại vùng Á Châu. Á Châu là một lục địa vừa rộng lớn vừa đông dân cư nhất trên thế giới. Nhưng đây cũng là vùng đất phức tạp vì tính cách đa diện của những nền văn minh và tôn giáo lớn, cũng như sự khác biệt trầm trọng giữa một ít quốc gia giàu có, hoặc đang phát triển và đại đa số đang sống trong cảnh lầm than, chậm tiến. Tính chất phức tạp này còn gay go hơn khi nhìn vào lãnh vực dân chủ và chính trị toàn vùng. Một phần đất lớn lao nhất đang nằm dưới quyền thống trị của Cộng Sản. Đa số phần còn lại cũng bị cộng sản đe dọa. Những quốc gia dành được độc lập sau thời thuộc địa đang lúng túng tìm hướng đi vì thiếu một chương trình hành động liên tục và hoàn bị để cải tổ xã hội, nhất là thiếu một triết thuyết xã hội thích ứng với truyền thống văn hóa, cũng rất dễ bị rơi vào khuynh hướng xã hội chủ nghĩa hoặc chuyên chế độc tài.
 
Tuy nhiên, Á Châu cũng là mảnh đất hấp dẫn cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội vì đại đa số người dân ở đây mặc dầu chưa nhận biết Thiên Chúa, cũng đã được các nền văn hóa và tôn giáo lớn cho họ niềm tin về sự hiện diện của Đấng Tối Cao, và đã giúp họ sống nhân bản đạo đức. Hơn nữa, Giáo Hội cần triệt để áp dụng những lý thuyết xã hội của mình, được tóm lược trong Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng”, cũng như trong các thông điệp “Populorum Progressio” (phát triển các dân tôc.) và “Mater et Magistra” (Mẹ Và Thầy) để đòi buộc các nước phát triển giàu mạnh tôn trọng quyền lợi của các quốc gia chậm tiến, chân thành giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, và giúp họ có thể tự lập phát triển để có thể tiến đến nền dân chủ tự do thật sự. Riêng với từng quốc gia, Giáo Hội phải chuẩn bị đào tạo những thành phần lãnh tụ trẻ, để họ có thể tham gia vào việc xây dựng đất nước một cách ý thức và trách nhiệm và đồng thời sẵn sàng hợp tác với những người khác trong tinh thần huynh đệ, hiểu biết lẫn nhau để tránh những ngộ nhận gây chia rẽ và cùng nhau giúp đất nước vượt qua những khó khăn trong tiến trình dân chủ.
 
Bài tham luận của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã trở thành một tiếng vang cảnh tỉnh giúp Giáo Hội ý thức về trách nhiệm của mình trong việc giúp người nghèo và những người bị ngược đãi thoát khỏi cảnh bất công lạc hậu, chậm tiến, cũng như dấn thân hơn vào việc phát triển các dân tộc tại Á Châu, giúp họ tiến đến nền tự do dân chủ thật sự, mở đường cho công cuộc truyền giáo tại lục địa này.
 
Sau hơn ba thập niên, một số các quốc gia tại Á Châu đã thoát ra được cảnh nghèo đói và đang góp phần tích cực vào nền thịnh vượng chung của nhân loại. Chủ nghĩa Cộng Sản đã từng một thời đe dọa ở vùng này cũng đã từ từ thay đổi chiều hướng, nhất là mặt kinh tế, để chú tâm hơn vào lợi ích của quốc gia và người dân. Tuy nhiên những nhận định trong bài tham luận của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Hội Nghị Giám Mục Á Châu năm 1970 vẫn còn có giá trị và còn được phát triển nghiên cứu, đặc biệt là những đề nghị về việc đào tạo thành phần lãnh tụ trẻ, về việc đối thoại và hợp tác tôn giáo, về tương quan giữa các quốc gia giàu có và đang phát triển, để tìm ra những phương thế thích ứng áp dụng vào công cuộc phát triển và truyền giáo tại vùng này.

Tác giả: Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền HT63

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập611
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm610
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại960,784
  • Tổng lượt truy cập57,062,421
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây