Chất “bột siêu nặng” trong vàng giả là loại gì?

Thứ năm - 19/05/2011 00:17

-

-
Hợp chất dạng bột màu xám đen trong các mẫu vàng bị cho là làm giả ở các tiệm vàng thời gian gần đây được nhận định không phải là volfram. Theo các chuyên gia Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) thủ đoạn làm giả vàng này tinh vi hơn.
Chất “bột siêu nặng” trong vàng giả là loại gì?
 
 
Hợp chất dạng bột màu xám đen trong các mẫu vàng bị cho là làm giả ở các tiệm vàng thời gian gần đây được nhận định không phải là volfram. Theo các chuyên gia Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST) thủ đoạn làm giả vàng này tinh vi hơn.
 
 
TS Vũ Đức Lợi chứng minh bột volfram không thể trộn với vàng vì chỉ với hàm lượng 10% volfram thôi, vàng đã đen sì.
 
Hợp chất dạng bột nặng chịch màu xám đen thu được từ các mẫu vàng bị cho là làm giả ở các tiệm vàng nước ta thời gian gần đây được nhận định không phải là wolfram như nhiều tờ báo thông tin và, như vậy, cách phát hiện hợp chất này sẽ khác hẳn so với volfram và còn khó hơn, theo các chuyên gia Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (VAST).
 
TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Phân tích, Viện Hóa học thuộc VAST, nhận định nếu hợp chất dạng bột kia thu từ vàng mà là vofram thì có nghĩa volfram được trộn với vàng chứ không thể để trong lõi của thỏi vàng được. Đặt trong lõi khối vàng thì chỉ có thể là volfram dạng cục. Và khi đó, đúng là không có cách nào phát hiện ra cục volfram ở giữa thỏi vàng nếu không thực hiện động tác phá mẫu như phân kim (hoà tan trong dung dịch hóa học) hoặc khò (cho vàng nóng chảy trong lửa).
 
Các biện pháp không phá mẫu như phổ huỳnh quang tia X theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7055:2002 hay cân tỷ trọng đúng là đều không giúp phát hiện lõi volfram trong cục vàng.
 
Lý do là, kỹ thuật phổ huỳnh quang tia X hiện nay chỉ cho phép xác định trên bề mặt của vàng thương phẩm với chiều dày khoảng 50 micro mét mà không cho phép tìm hiểu quá sâu cấu trúc vật lý của mẫu kể từ bề mặt.
 
Còn phương pháp tỷ trọng cũng hầu như vô hiệu vì khối lượng riêng của volfram và vàng gần như nhau (19,30gram/cm3 đối với volfram và 19,32gram/cm3 đối với vàng)
 
Chủ các cửa hàng vàng mà Tiền Phong hỏi đều khẳng định thủ đoạn nhét volfram vào lõi vàng hầu chắc không còn thấy xuất hiện khoảng 5-10 năm lại đây nữa trên thị trường Việt Nam.
 
“Thủ đoạn ấy là quá thô thiển vì bây giờ, khi mua vàng trôi nổi, hầu hết người ta đều mua vàng ở dạng tấm dẹt hoặc yêu cầu làm dẹt để dễ kiểm tra”, anh Sơn chủ một tiệm vàng ở đường Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng, nói.
 
Còn anh Hoàng Thành Sơn, chủ tiệm vàng ở 101 Hàng Gà, Hà Nội, khẳng định ít nhất 10 năm qua anh chưa phát hiện trường hợp nào nhét lõi volfram trong vàng.
 
Nếu không cho vào lõi, chất bột kia chỉ còn cách trộn lẫn với vàng? TS Lợi cho rằng, trường hợp trộn lẫn với vàng thì không khó để phát hiện thậm chí bằng mắt thường và volfram luôn có xu hướng nổi trên bề mặt do có khối lượng riêng thấp hơn vàng..
 
Còn khi khò, các bột volfram ấy sẽ tòi ra ngay do nhiệt độ nóng cháy của nó rất khác với lớn hơn rất nhiều nhiệt độ nóng chảy của vàng.
 
Thậm chí, bằng thiết bị phổ huỳnh quang tia X chuyên để hỗ trợ xác định tuổi vàng cũng như kim loại quý, cũng dễ dàng phát hiện volfram nếu nó được trộn vào vàng ở dạng bột. do hầu hết các máy huỳnh quang tia X ở Việt Nam hiện nay đều có chương trình phân tích volfram trong các mẫu vàng thương phẩm
 
Làm giả tinh vi
 
Tại Viện Khoa học Vật Liệu thuộc VAST, các nhà khoa học trực tiếp chế tạo và bảo trì các thiết bị giám định vàng và kim loại quý bằng phương pháp phổ huỳnh quang tia X đều xác nhận chưa thấy mẫu bột siêu nặng nào được các khách hàng là các tiệm vàng gửi về cho thấy là bột volfram.
 
KS Trần Minh Văn, Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc VAST, cũng xác nhận: “Nếu bột trộn vào vàng là volfram, máy của chúng tôi chắc chắn phát hiện ra”.
 
 
Loại bột siêu nặng này thường là Sản phẩm phụ đi kèm trong quặng bạch kim (Pt).
Phổ huỳnh quang tia X của loại bột này như thấy trên hình.

 
Vậy nếu không phải là volfram, thứ bột ấy là gì và vì sao gọi lài siêu nặng? Tại Viện Khoa học Vật liệu (IMS) và Viện Hóa học, các nhà khoa học chỉ ra từng thành phần cụ thể trong đó.
 
TS Lê Quang Huy, trưởng nhóm chế tạo thiết bị, cho biết, thời gian qua, các anh liên tiếp nhận được các hợp chất dạng bột nom giống hệt nhau từ các chủ tiệm vàng, nơi mua máy phổ huỳnh quang tia X của IMS để kiểm định chất lượng vàng. Đem phân tích thứ bột đó thì thấy thành phàn của chúng chẳng khác gì nhau.
 
Đó là hỗn hợp của ba nguyên tố có tỉ trọng rất cao. Chúng gồm Os (Osmium) - số thứ tự trong bảng tuần hoàn nguyên tố là 76; Ir (Iridium)- số thứ tự 77; và Ru (Ruthenium)- số thứ tự 44. Trừ Ru có tỷ trọng nhỏ hơn vàng, hai kim loại kia còn nặng hơn vàng rất nhiều. Hỗn hợp của ba kim loại này tạo nên thứ bột gọi là siêu nặng, và có nhiệt độ nóng chảy cũng cao hơn vàng
 
Loại bột siêu nặng này không tạo hợp kim với vàng và không tan trong hầu hết các loại acid, kể cả dung dịch cường toan (vốn hòa tan vàng một cách dễ dàng). Vì thế, khi phân kim vàng, loại bột này sẽ vẫn còn nguyên vẹn và lắng đọng ở đáy bình.
 
Tính nguy hiểm của loại bột này ở chỗ, vì có tỉ trọng và nhiệt độ nóng chảy rất cao nên, khi cho vào vàng nóng chảy, chúng không tạo hợp kim với vàng. Thay vào đó, chúng bị chìm vào phía trong vàng. Mặt khác, khi lẫn trong vàng, chúng không làm cho cục vàng bị vỡ khi cắt hay cán như khi trộn các nguyên tố khác, như chì chẳng hạn.
 
Thay vào đó, sản phẩm bị trộn vẫn rất dẻo và màu sắc hầu như không thay đổi. Kết quả, vàng bị trộn bột siêu nặng này rất khó phát hiện bằng mắt. Vì tỉ trọng của loại bột này ngang với vàng nên bằng phương pháp đo tỉ trọng (cân nước), cũng không thể phát hiện được
 
“Một số nơi đã gặp phải loại vàng lừa đảo này với thành phần khối lượng bột được trộn vào khoảng 30%. Thông thường, bọn lừa đảo để sản phẩm ở dạng cục và cả ở dạng các sản phẩm đúc như nhẫn hoặc dây chuyền”, TS Huy nhận định.
 
Kích thước hạt của loại bột siêu nặng vào khoảng vài chục micro mét, khá mịn. Chúng thường được trộn vào vàng khi nấu chảy (có thể hình dung như các viên sỏi trong vữa bê tông).
 
Thành phần chính của loại bột siêu nặng là hỗn hợp của ba nguyên tố có tỉ trọng rất cao, gồm Os có tỉ trọng 22,61g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy là 30330C ; Ir có tỉ trọng 22,65 g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy là 24660C; và Ru, có tỉ trọng 12,45g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy là 23340C. Trong khi đó Au (vàng) có tỉ trọng chỉ là 19,3g/cm3 và nhiệt độ nóng chảy chỉ là 10640C.
 
 
Quốc Dũng
 

Tác giả: Quốc Dũng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập642
  • Hôm nay61,896
  • Tháng hiện tại882,555
  • Tổng lượt truy cập56,984,192
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây