Tuyệt vời – Khó khăn – Có thể: 3 từ mô tả Giáo hội công giáo Trung quốc.

Thứ hai - 07/05/2012 20:29

-

-
Bài phỏng vấn Đức hồng y Gioan Thang Hán của Gianni Valente về Giáo Hội tại Trung Quốc. Đức hồng y Gioan Thang Hán vừa được ĐGH Benedict XVI nâng lên Hồng Y ngày 18-2-2012.
Tuyệt vời – Khó khăn – Có thể: 3 từ mô tả Giáo hội công giáo Trung quốc.
 
Bài phỏng vấn Đức hồng y Gioan Thang Hán của Gianni Valente về Giáo Hội tại Trung Quốc
 
Đức hồng y Gioan Thang Hán tự nhận mình là một người giản dị, vui vẻ. Ngài thích sống lặng lẽ, kín đáo. Trong số các vị hồng y được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI vinh thăng trong  Mật  nghị hồng y ngày 18 tháng Hai 2012, ngài được đặc biệt chú ý vì nhiều lẽ: là một cầu thủ bóng rổ, một chuyên gia về tư tưởng Khổng – Lão, một Kitô hữu “thế hệ thứ hai”.


Đức hồng y Gioan Thang Hán [© Associated Press/LaPresse]
 
Nhưng trước hết, đối với mọi người, vị giám mục Hong Kong hiện nay là hồng y thứ bảy trong lịch sử của Giáo Hội Trung Quốc. Được trao thêm trách nhiệm và thẩm quyền, nên ngài được kỳ vọng đưa ra lời khuyên và những nhận định quân bình về mối quan hệ giữa Tòa Thánh, Giáo Hội Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc.
 
– Giờ thì ngài là một giám mục và hồng y. Nhưng nếu nhìn vào tiểu sử của ngài, có thể thấy rằng cha mẹ của ngài không thuộc gia đình Kitô hữu. Chẳng có ai trong số ông bà của ngài đã được rửa tội.
 
– ĐHY Thang Hán: Đúng vậy. Mẹ tôi là người đầu tiên có dịp tiếp xúc với đức tin Công giáo. Khi còn con gái, bà theo học ởmột trường trung học của các nữ tu Canossian, ở đây có nhiều nữ tu  người Ý. Một ngày nọ có vị sứ thần tại Trung Quốc đếnthăm trường: các nữ tu đã chọn  bà  để  dâng hoa cho vị đại diện Đức giáo hoàng và bà rất hãnh diện về điều này. Bà bắt đầu học giáo lý, nhưng không rửa tội ngay, vì trong gia đình chưa bao giờ có người Công giáo. Bà quyết định xin  rửa tội khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lúc ấy tôi đã được sáu tuổi.
 
– Những năm tháng thơ ấu của ngài thật là khủng khiếp...
 
– Khi Nhật chiếm Hong Kong, chúng tôi đã trốn sang Macao. Sau đó, tôi được gửi cho bà nội  đang sống trong một ngôi làng ở Quảng Đông. Mãi đến khi chiến tranh kết thúc, tôi mới được đoàn tụ với cha mẹ ở Quảng Đông. Đó là những năm nội chiến.Những người Cộng sản và người quốc gia đã đánh nhau ở phía bắc. Trong khi những người tị nạn và các binh sĩ bị thương đi xuống các tỉnh phía Nam. Các nhà truyền giáo người Mỹ ở Quảng Đông đã giang rộng cánh tay đón tiếp và giúp đỡ bất cứ ai gặp khó khăn, bất kể họ thuộc phe nào. Mẹ tôi và tôi cũng đã giúp họ phân phối viện trợ cho những người sống sót và người tị nạn. Khi nhìn chứng từ ​​của cha sở Bernard Meyer và các anh em thừa sai Maryknoll của ngài, tôi nghĩ rằng khi lớn lên, tôi cũng sẽ có thể trở thành một linh mục.
 
– Ngài đã học ở Roma đúng vào những năm diễn ra Công đồng Vatican II.
 
– Công đồng đã giúp tôi mở rộng và đào sâu tầm nhìn. Công đồng đã bế mạc vài tuần trước đó và tôi được Đức giáo hoàng Phaolô VI truyền chức linh mục ngày 06-01-1966, cùng với 61 phó tế của 23 quốc gia truyền giáo, tất cả đều học ở Trường truyền giáo Propaganda Fide.
 
– Gần nửa thế kỷ sau, tại Mật nghị hồng y vừa rồi, chính ngài đã phát biểu trước Mật nghị này về tình hình Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc. Ngài đã nói gì với các hồng y?
 
– Để mô tả tình hình ở Trung Quốc, tôi đã sử dụng ba từ. Đầu tiên là tuyệt vời. Thật tuyệt vời là  trong những thập kỷ gần đây, Giáo Hội tại Trung Quốc đã phát triển và vẫn luôn phát triển, dù phải chịu nhiều áp lực và hạn chế. Đây là một thực tế khách quan, có thể kiểm chứng được bằng các con số. Năm 1949 số người Công giáo tại Trung Quốc chỉ có 3 triệu, bây giờ ít nhất cũng là 12 triệu.
 
Năm 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh mở cửa trở lại, đã có 1.300 linh mục. Hiện nay có khoảng 3.500 linh mục. Và cũng có khoảng 5.000 nữ tu, trong đó 2 phần 3 số này thuộc về cộng đồng Giáo Hội công khai có đăng ký với chính phủ. Và 1.400 chủng sinh, trong đó có 1.000 chủng sinh đang được đào tạo tại các chủng viện được chính phủ tài trợ. Có 10 đại chủng viện được chính phủ công nhận và sáu trung tâm tương tự của cộng đồng hầm trú. Từ năm 1980, đã có thêm 3.000 linh mục mới và khoảng 4.500 nữ tu trẻ tuyên khấn. Chín mươi phần trăm linh mục trong độ tuổi từ 25 đến 50.
 
– Vậy là mọi chuyện đều tốt đẹp?
 
– Từ thứ hai tôi dùng để mô tả tình hình của Giáo Hội tại Trung Quốc là khó khăn. Và thử thách khó khăn nhất mà Giáo Hội đang phải đối mặt là chính phủ kiểm soát đời sống Giáo hội qua Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc. Một giám mục rất uy tín tại Trung Quốc đại lục đã viết thư cho tôi như sau: “Ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ đều cố tìm cách sử dụng một số người mang danh Kitô hữu để lập ra các tổ chức khác ngoài cơ cấu Giáo Hội hòng kiểm soát Giáo Hội”. Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc là một ví dụ về chính sách ấy. Và trong lá thư của Đức giáo  hoàng gửi người Công giáo Trung Quốc hồi tháng Sáu 2007, ngài nói rằng những tổ chức này không phù hợp với giáo lý Công giáo. Một lần nữa người ta lại thấy điều ấy trong các vụ phong chức giám mục bất hợp pháp hồi năm 2010 và 2011.


ĐHY Thang Hán và nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Hong Kong.
 
– Nhưng tại sao nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn cảm thấy cần phải kiểm soát chặt chẽ đời sống Giáo Hội như vậy?
 
– Theo phân tích của Leo Goodstadt –một học giả nổi tiếng ở Hong Kong và cũng là cố vấn của viên thống đốc người Anh cuối cùng, Chris Patten– có nhiều lý do. Các chế độ cộng sản lo sợ sự cạnh tranh của tôn giáo sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người dân, tư tưởng của họ, và cuối cùng là hành động của họ. Càng ngày chế độ càng nhận ra rằng tôn giáo rất quan trọng đối với đời sống của dân chúng và sẽ không biến mất khỏi  xã hội loài người, mà trái lại số tín đồ các tôn giáo đang gia tăng khiến họ lo sợ. Và sau biến cố 11 tháng Chín, sự lo lắng càng tăng thêm, vì một lần nữa người ta thấy rằng tư tưởng tôn giáo cũng có thể đưa người ta đến chiến tranh. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo mới đang chuẩn bị cầm quyền vào năm 2012 lúc này phải chứng tỏ mình là người cộng sản trung thành.
 
– Như Đức Thánh Cha đã viết rõ trong thư gửi người Công giáo Trung Quốc: “Giáo Hội Công  giáo tại Trung Quốc không có sứ mệnh thay đổi cấu trúc hoặc sự quản trị của Nhà nước, nhưng sứ mệnh của Giáo Hội là rao giảng Chúa Kitô cho mọi người”. Làm sao chính phủ của một cường  quốc như Trung Quốc lại sợ sự can thiệp chính trị của Vatican?
 
– Chúng ta đang sống trong xã hội và cuộc sống thực tế của chúng ta nhất thiết phải mang chiều  kích chính trị và có liên quan đến chính trị. Nhưng chắc chắn Giáo Hội không phải là một thực thể chính trị. Vấn đề hoặc mục tiêu của chúng ta thực sự không phải là thay đổi hệ thống chính trị. Và hơn nữa, trong trường hợp của chúng tôi, hoàn toàn không thể làm như vậy.
 
– Xin trở lại bài phát biểu tại Mật nghị hồng y. Từ thứ ba là gì?
 
– Từ thứ ba tôi dùng để mô tả tình trạng của Giáo Hội tại Trung Quốc là từ có thể. Để hiểu được lý do đằng sau sự lựa chọn này, tôi xin đọc một đoạn khác trong bức thư của vị giám mục mà tôi đã nói ở trên. Ngài cho biết ngài rất thanh thản, bình an và tự tin đối với hiện tại, vì khi nhìn những vấn đề của ngày hôm nay ngài nhớ lại những kinh nghiệm đã trải qua trong cuộc khủng hoảng của những thập kỷ chịu đàn áp, từ năm 1951 đến năm 1979. Trong những thử thách của quá khứ mà  ngài đã nếm trải, ngài đã kinh nghiệm rằng mọi sự đều ở trong tay Chúa và Chúa an bài mọi sự để những khó khăn cuối cùng lại sinh ích lợi cho Giáo Hội. Vì vậy chúng ta thấy rằng không phải bản thân việc gia tăng hoạt động kiểm soát của chính phủ có thể dập tắt được đức tin. Thật vậy, hậu quả của việc này lại có thể là làm gia tăng sự hiệp nhất và ý thức trong Giáo Hội. Như vậy, tương lai cũng có thể tươi sáng. Và chúng tôi có thể âm thầm tin tưởng chờ đợi ơn Chúa. Có lẽ giải pháp của vấn đề không đến ngay ngày mai,nhưng cũng sẽ chẳng cần đợi quá lâu.
 
– Có người nói rằng để giải quyết vấn đề này phải chọn một trong hai: hoặc đối thoại, hoặc bảo vệ các nguyên tắc. Đức hồng y có nghĩ rằng cả hai cách này đều thực sự không phù hợp?
 
– Tôi nghiêng về thái độ ôn hòa. Tốt hơn cần kiên nhẫn và cởi mở để đối thoại với mọi người, kể cả người cộng sản. Tôi tin rằng nếu không đối thoại thì thực sự chẳng giải quyết được gì. Nhưng trong khi cởi mở để đối thoại với mọi người, chúng ta cũng phải giữ vững nguyên tắc của mình, không hy sinh những nguyên tắc ấy. Điều này có nghĩa là, chẳng hạn, một giám mục mới chỉ có thể được tấn phong khi được Đức giáo hoàng chấp thuận. Chúng ta không thể từ bỏ những nguyên tắc này. Điều đó ở trong Kinh Tin Kính của chúng ta, trong đó chúng ta tuyên xưng Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Và rồi còn phải bảo vệ giá trị của sự sống, những quyền bất khả xâm phạm của con người, tính bất khả phân ly của hôn nhân... Chúng ta không được từ bỏ các chân lý đức tin và luân lý như đã được ghi trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.
 
– Có khi người ta có ấn tượng rằng một vài nhóm Công giáo ở Hong Kong là “thước đo” mức độ công giáo của Giáo Hội Trung Quốc. Đó có phải là sứ mệnh của Giáo Hội tại Hong Kong không?
 
– Đức tin không phải do chúng ta. Đức tin bao giờ cũng là của Chúa Giêsu ban cho. Và chúng tôi không phải là người kiểm soát hay phán đoán đức tin của anh em chúng tôi. Chúng tôi chỉ đơn giản là một giáo phận chị em trong tương quan với các giáo phận ở đại lục. Vì vậy, nếu họ muốn, chúng tôi rất vui sướng chia sẻ kinh nghiệm và công việc mục vụ của chúng tôi với họ. Và nếu họ gặp khó khăn, trong khi chúng tôi được tự do hơn, mục tiêu của chúng tôi chỉ là cố gắng giúp đỡ họ. Cầu xin cho mọi người giữ vững đức tin, ngay cả khi phải chịu áp lực.
 
– Theo một số ý kiến, một khu vực rộng lớn của Giáo Hội tại Trung Quốc luôn được mô tả như là không còn trung thành với Giáo HộiĐồng thời, người Công giáo Trung Quốc cũng được biết là rất sùng đạo. Làm sao hai việc này đi đôi với nhau được?
 
– Dường như nói về Trung Quốc không hề hợp với tôi. Quốc gia này quá rộng lớn, xét cả về cục bộ cũng như toàn cầu. Tôi không tin vào những quả quyết rằng “đức tin ở Trung Quốc rất mạnh mẽ”,  và cũng không tin những quả quyết ngược lại. Tất cả đều tùy thuộc vào con người. Có rất nhiều nhân chứng đức tin, những người hiến dâng mạng sống cùng với những đau khổ cho Chúa Giêsu, và cũng có những người, do áp lực của môi trường sống, đã hy sinh các nguyên tắc của mình. Những người này chỉ là số ít. Chẳng hạn, những linh mục đã đồng ý được thụ phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức giáo hoàng. Điều ấy không đúng, và chúng ta phải nói như vậy.


ĐHY Thang Hán được ĐGH Benedict XVI nâng lên Hồng Y ngày 18-2-2012 [© Reuters/Contrasto]
 
– Đúng là các giám mục trẻ rất được để ý. Theo một số người thì các giám mục này bị coi là nhu nhược, và trong hàng ngũ giám mục có một số vị theo cơ hội chủ nghĩa. Phải làm gì với họ? Cô lập họ? Lên án họ? Cứ bào chữa cho họ bất kể trường hợp nào?
 
– Không, không, không được cô lập. Trước hết, chúng ta hãy cầu nguyện cho họ. Cả với những người đã phạm lỗi rõ ràng. Và nếu có ai đến với họ được, và là bạn bè của họ, thì hãy thúc giục họ nhận ra rằng lựa chọn của họ là không đúng. Và cũng có thể gửi thư cho các cơ quan có thẩm quyền để giải thích sự việc và có thể xin tha thứ. Đơn giản đây chỉ là hình thức sửa lỗi huynh đệ, chữa lành, chứ không phải trừng phạt.
 
– Liệu sự phân chia hai nhóm người Công giáo gọi là“công khai” và “hầm trú” có phải chỉ vì do chính quyền gây áp lực và buộc phải tùng phục hay không?
 
– Tiếc là không phải thế, còn có nhiều yếu tố và lý do khác nữa.
 
– Cả ở Trung Quốc cũng có hiện tượng ngày càng nhiều trang web tấn công người Công giáo về giáo lý và luân lý –bắt đầu với các giám mục–cáo buộc các ngài đã phản bội đức tin và Giáo Hội vì chủ nghĩa cơ hội hoặc hèn nhát, nhượng bộ những đòi hỏi bất hợp pháp của chế độ. Đức hồng y nghĩ gì về điều này?
 
– Tôi nghĩ rằng việc sửa lỗi huynh đệ mà tôi đã nói trên đây cần thực hiện thông qua đối thoại, chứ không phải qua các cuộc tấn công trên mạng.
 
– Những khó khăn mà Giáo Hội tại Trung Quốc nếm trải có liên quan đến mối dây hiệp thông với Giám mục Rôma. ĐHY có nhận thấy nguy cơ rồi đây các giáo sĩ và tín hữu sẽ ít quan tâm đến mối dây này?
 
– Tôi vẫn ghi nhận rằng ở Trung Quốc có lòng mộ mến Đức giáo hoàng. Họ yêu mến Đức Thánh Cha, đó là điều chắc chắn. Vì thế nên họ bị chèn ép. Họ bị cản trở khi muốn được liên lạc một cách  bình thường với người Kế vị Thánh Phêrô. Cũng vì thế màhọ càng mong muốn hơn. Tôi phải nói rằng đó là điều bình thường.
 
– Xin được hỏi ĐHY về một sự kiện xảy ra rất lâu rồi. Thưa ĐHY, có đúng là ĐHY đã hiện diện trong lễ phong chức giám mục của Đức cha Aloysius Kim Lỗ Hiền 27 năm trước đây?
 
– Vâng, tôi đã có mặt trong thánh lễ ấy. Đó là năm 1985. Lúc ấy tôi là một linh mục của giáo phận Hong Kong và từ năm 1980 tôi đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu “Chúa Thánh Thần” [trung tâm rất uy tín, chuyên nghiên cứu đời sống Giáo Hội tại Trung Quốc]. Đức cha Kim đã mời tôi dự lễ. Lúc ấy ngài xin tôi ủng hộ ngài. Ngài nói với tôi rằng ngài đã bị tù, ngài muốn giữ đức tin và hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, và ngài sẽ gửi thư đến Roma để xác nhận rằng ngài tùng phục Tòa Thánh và quyền tối thượng của Đức giáo hoàng. Đức cha Kim cho biết lương tâm ngài đã cân nhắc mọi chuyện, và vào thời điểm lịch sử đó, dường như phải chấp nhận việc truyền chức giám mục, không có cách nào khác. Xét theo hoàn cảnh, dường như ngài buộc phải chọn giúp giáo phận Thượng Hải  để cứu nhà thờ và chủng viện ở đó. Cách nay bảy năm, Tòa Thánh đã chấp nhận lời thỉnh cầu của ngài và công nhận ngài là giám mục hợp pháp của Thượng Hải. Nhưng đây là những gì thuộc về  quá khứ. Bây giờ chúng ta phải hướng về tương lai ...
 
– Nhìn thẳng vào hiện tại và tương lai, ĐHY đã học được những gì từ kinh nghiệm của những lần đó?
 
– Tôi đã học được rằng thời gian sẽ nói lên, minh chứng và phán xét mọi sự. Đôi khi phải sau một thời gian dài, bạn mới có thể thấy rõ điều gì đó đúng hay sai, một lựa chọn có phải vì lý do tốt hay không. Ngay khi sự việc đang xảy ra, khó lòng đưa ra phán đoán tình hình một cách xác đáng, nhưng về lâu dài mới thực sự biết có thiện ý hay không mà thôi. Ở Trung Quốc đôi khi hoàn cảnh rất  phức tạp. Một khi bị áp lực, bạn không gặp được ai để trao đổi. Nhưng nếu trong thâm tâm bạn chọn yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội, thì về lâu dài rốt cuộc mọi người sẽ nhận ra thiện ý của bạn.
 
– Và về các sự kiện đang gây tranh cãi có liên quan đến Giáo Hội công giáo Trung Quốc, điều này hàm ý gì?
 
– Chúng ta không thể chỉ dựa vào một thời điểm, không thể xét lại mọi quyết định, để đòi hỏi mỗi hành động và quyết định của các thành viên của Giáo Hội tại Trung Quốc phải luôn hoàn hảo trong mọi lúc và mọi tình huống. Chúng ta là con người! Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm và vấp ngã nhiều lần trên đường. Nhưng sau đó bạn có thể xin tha thứ. Nhưng nếu mỗi lầm lỗi lại bị cô lập và trở thành lý do để lên án mà không được kêu xin, thì ai có thể được cứu vớt? Phải sau một thời gian dài bạn mới thấy được liệu một linh mục hay giám mục có thiện ý hay không. Bạn mới thấy được liệu những gì họ làm có phải là vì yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội và dân Chúa hay không, cả khi họ phạm lỗi. Đây là điều quan trọng: khám phá được con người vẫn tín trung vì họ được tình yêu Chúa Giêsu thúc đẩy, ngay trong hoàn cảnh khó khăn. Cuối cùng, về lâu dài, mọi người sẽ nhìn thấy điều ấy. Và chắc chắn Thiên Chúa sẽ nhìn thấy vì Ngài là Đấng thấu suốt con tim mọi người  chúng ta.

(Nguồn: 30giorni.it)
Huy Hoàng chuyển ngữ

Gratitude, patience, waiting.
Three words for the Church in China

 
Interview with the new Cardinal John Tong Hon, Bishop of Hong Kong
 
Interview with Cardinal John Tong Hon by Gianni Valente
 
Cardinal John Tong Hon presents himself as a simple, smiling person. He prefers soft tones and a low profile. Among the new cardinals created by Pope Benedict XVI in the Consistory of 18 February 2012, his life story stands out for several reasons: a basketball player, an expert of Taoist and Confucian thought, a ‘second generation’ Christian. But now, the current bishop of Hong Kong will be for everyone above all the seventh Chinese cardinal in the history of the Church. Called on to offer with more intensity and authority his contribution of advice and balanced judgments with respect to the crucial issue of relations between the Holy See, the Church of China and the Chinese government.
 
You are now a bishop and cardinal. But if one looks at your biography, it can be seen that your parents did not come from Christian families. None of your grandparents were baptized.
 
JOHN TONG HON: That is so. My mother was the first who had the opportunity to enter into contact with the Catholic faith. As a girl she attended a high school run by the Canossian Sisters, where there were also many Italian nuns. One day she also happened to meet the nuncio in China, who was visiting her school: the nuns had selected her to present a tribute of flowers to the representative of the Pope and she was very proud of this. She had also begun to study catechism, but without immediately receiving baptism, because there had never been a Catholic in her family. She decided to be baptized only after the Second World War, when I was already born and was six years old.
 
They were terrible years, those of your childhood.
 
When the Japanese conquered Hong Kong, we fled to Macao. Then I was entrusted to my paternal grandmother, who lived in a village in Guangdong. Only at the end of the war could I reunite with my parents in Canton. They were the years of the civil war. Communists and nationalists were fighting internally in the north. While the refugees and wounded soldiers arrived in the southern provinces. The American missionaries who were in Canton welcomed and helped whoever was in need with all-embracing love, regardless of whatever side they belonged to. My mother and I also helped them to distribute aid to survivors and refugees. Looking at the witness of my pastor Bernard Meyer and his Maryknoll brother missionaries, I began to think that I too, when I grew up, could become a priest.
 
It happened that you studied in Rome precisely during the years of Vatican Council II.
 
The Council helped me greatly to broaden and deepen my vision. I was ordained a priest, the Council had just closed a few weeks previously, by Pope Paul VI on 6 January 1966, with another 61 deacons of 23 mission countries, all students of Propaganda Fide.
Nearly half a century later, at the last Consistory, it was you who delivered a speech in front of the Sacred College to explain the situation of the Catholic Church in China. What did you say to your fellow cardinals?
 
To describe the situation in China, I used three words. The first is wonderful. It is a wonderful fact that in recent decades, the Church in China has grown and continues to grow, even if it is subjected to many pressures and restrictions. This is an objective fact, it can also be verified with numbers. Catholics in China in 1949 were only 3 million, now they are at least 12 million. In 1980, after the reopening ordered by Deng Xiaoping had begun, there were 1,300 priests. There are now about 3,500. And there are also about five thousand nuns, two thirds of whom belong to the open church community registered with the government. And also 1,400 seminarians, one thousand of which are being trained in seminaries funded by the government. There are ten major seminaries recognized by the government and six similar centers related to the underground community. Since 1980, three thousand new priests have been ordained, and about 4,500 young nuns made their vows. Ninety percent of priests are aged between twenty-five and fifty.
 
So, all is well?
 
The second word with which I described the situation of the Church in China was the word difficult. And the most difficult test that the Church faces is the control imposed on ecclesiastic life by the government through the Chinese Catholic Patriotic Association (PA). I quoted a letter sent to me by a highly respected bishop of mainland China, who wrote: "In every socialist country, the government tries to come up with a method, using some nominal Christians to set up other organizations outside the Church structure itself, in order to control the same Church". The Chinese Patriotic Association is an example of this modus operandi. And in the Pope's letter to Chinese Catholics in June 2007 it is written that these organisms are not compatible with Catholic doctrine. It was seen again in the illegitimate episcopal ordinations imposed on the Church between 2010 and 2011.
 
But why does the Chinese superpower still feel the need to keep the life of the Church under such strict control?
 
According to analysis conducted by Leo Goodstadt – the well-known scholar in Hong Kong who was also an advisor to the last British governor, Chris Patten – there are several reasons. The communist regimes fear the competition of religion in influencing people's minds, their ideas, and eventually their actions. They realize more and more that religions are important in people’s lives and are not going to disappear from the horizon of human societies, and that on the contrary the number of followers of religions is increasing and they are frightened by this. And after the event of 11 September, the anxiety has increased, since it was seen again that religious ideas can also lead people to go to war. Finally, the new leaders who are preparing to come into office in 2012 must at this time show themselves to be loyal communists.
 
As the Pope clearly wrote in his Letter to Chinese Catholics, "the Catholic Church which is in China does not have a mission to change the structure or administration of the State; rather, her mission is to proclaim Christ to men and women". How is it possible that the government of a powerful nation like China should be afraid of the political interference of the Vatican?
 
We live in society and our real life has to do necessarily with the political dimension and is related to it. But certainly the Church is not a political entity. It's not really our problem or our goal to change the political systems. And moreover, in our case, it would be quite impossible to do so.
 
Let's return to your speech at the Consistory. What was your third word?
 
The third word I used to describe the condition of the Church in China is the word possible. To understand the rationale behind this choice, I read other passages in the letter from the bishop that I have already mentioned. That bishop said he was serene, peaceful and confident with regard to the present, also because he looked at the problems of today remembering the experiences he had lived through in the turmoil of the decades of persecution, between 1951 and 1979. He, in those past ordeals he had gone through, had been able to experience that everything is in the hands of God and God arranges things very well so that the difficulties may eventually contribute to the benefit of the Church. Thus we see that in itself it is not the increase of activities of control by the government that can quench the faith. Indeed it may happen that the effect is to increase the unity and awareness in the Church. Thus, the future may also appear bright. And we can quietly await with confidence the grace of God. Perhaps the solution of certain problems will not come about tomorrow. But neither will it be necessary to wait for a far off time.
 
Some say that in addressing the problems it is necessary to choose between two alternative ways: either the way of dialogue, or the way of the defense of principles. But do you think the two are really incompatible?
 
I for my part am inclined to be moderate. It is better to be patient and open to dialogue with everyone, even the communists. I am convinced that without dialogue no problem can really be solved. But while we should be open to dialogue with everyone, we should at the same time firmly maintain our principles, without sacrificing them. This means that, for example, a new bishop can accept episcopal ordination only if there is papal approval. We can not renounce these principles. It's part of our Creed, in which we confess the Church as one, holy, catholic and apostolic. And then also the defense of the value of life, the inviolable human rights of the person, the indissolubility of marriage... We can not renounce the truths of faith and morals as they are also outlined in the Catechism of the Catholic Church.
 
Sometimes one gets the impression that some Catholic circles in Hong Kong have the task of ‘measuring’ the degree of catholicity of the Church of China. Is this the mission of the Church in Hong Kong?
 
Faith does not come from us. It always comes from Jesus. And we are not the controllers and the judges of the faith of our brothers. We are simply a sister diocese in relation to the dioceses that are on the mainland. So, if they want, we are happy to share with them our experience and our pastoral work. And if they are in more difficult situations, while we enjoy a greater freedom, our aim is only that of trying to support them. Praying that all can keep the faith, even under the pressures they are subjected to.
 
In certain comments, a large area of the Church in China is always described as if it were on the boundaries of fidelity to the Church. At the same time, the great devotion of Chinese Catholics is recognized. How do the two things go together?
 
It never seems appropriate to me to speak of China, which is so immense, in an all-encompassing as well as generic way. I am not convinced by the affirmations according to which the "faith is strong in China", nor by those that emphasize the opposite. Everything depends on the people. There are so many good witnesses of the faith, who offer their lives and also their sufferings to Jesus, and then there are also some people who, driven also by the environmental pressure, sacrifice their principles. These are just a few. For example, those priests who have agreed to receive episcopal ordination without the approval of the Pope. This is not correct, and we must say so.
 
It is precisely on the young bishops that the attention of many is focused. According to some they are allegedly fragile, and there are some opportunists among their ranks. What is to be done with them? Isolate them? Condemn them? Justify them always and whatever the case?
 
No, no, no isolation. First of all, let us pray for them. Also for those who have committed obvious errors. And if some people can approach them, and be their friend, they can urge them to recognize what was not correct in their choices. And also to send a letter to the authorities to explain how things came about and possibly ask for forgiveness. This is simply a form of fraternal correction, of healing, not of punishment.
 
Do the divisions between the two groups of Catholics, the so-called ‘official’ and the so-called ‘underground’ have as the sole triggering factor the pressures and submissions imposed by the government?
 
Unfortunately not. There are also many other factors and reasons.
 
Even in China, the growing phenomenon of internet sites that attack Catholics about doctrinal and moral issues– starting with the bishops – accused of having betrayed the faith and the Church because of opportunism or cowardice, giving in to the illegal demands of the regime. What do you think of this?
 
I think that fraternal correction which I spoke of earlier is made through dialogue, not through internet attacks.
 
The difficulties experienced by the Church in China concern the bond of communion with the Bishop of Rome. Over time, do you see the danger that this bond will be perceived with less intensity among the clergy and the faithful?
 
InChina I continue to register a great devotion to the Pope. They love the Holy Father, this is certain. They are under pressure on this point. They are hindered in their desire to have normal contact with the Successor of Peter. It is also for this reason that their desire becomes stronger. I would say that it is almost normal.
 
I want to ask you a question about an event of a long time ago. Is it true, Your Eminence, that you were present at the episcopal ordination of Bishop Aloysius Jin Luxian, that occurred twenty-seven years ago?
 
Yes, I was present at that mass. It was 1985. I was then a priest of the diocese of Hong Kong and since 1980 was directing the Holy Spirit Study Center [the influential research center on the life of the Church in China, ed.] Jin asked me to be present. He asked me to show my support, at that time. He told me that he had been in prison, that he wanted to keep his own faith and his communion with the universal Church and that he would send letters to Rome to confirm his submission to the Apostolic See and the primacy of the Pope. He said he had weighed all in conscience, and that at that historical moment it seemed that there was no other way except to accept the episcopal ordination. Given the circumstances, it seemed to him an obligatory choice to sustain the diocese of Shanghai and save the church and the seminary there. Seven years ago the Holy See accepted his requests and recognized him as the legitimate bishop of Shanghai. But these are things of the past. Now we must look to the future...
 
Precisely looking at the present and future, what have you learned from the experiences of those times?
 
I learned that time can tell, can prove, time can give an account of things. Sometimes only in the long term can you see clearly whether something is right or wrong, whether a choice was dictated by good reasons or not. In the transitory immediacy of the moment you can not clearly judge how things are. But in the long run it emerges whether the intention of the heart was at least good.
 
Sometimes situations are complicated in China. One is put under pressure, you do not find people to discuss things with. But if you make the choices having the love of Jesus and the Church in your heart, the right intention at the end can be verified by all, in the long run.
 
And what, with respect to the controversial events in which Chinese catholicity is involved, does this imply?
 
We can not fix on a single point, can not attempt to review every decision, and expect that every action and every decision made by members of the Church in China are always perfect in every moment and every situation. We are human, we are human beings! We all make mistakes and fall many times along the way. But then you can ask for forgiveness. But if each error is isolated and becomes a reason for condemnation without appeal, who can be saved? It is in the long run that you see whether a priest or bishop has a good intention in his heart. You see whether what they do is done for the love of God, the Church and the people, even with all their human errors. This is important: to discover that people persevere in fidelity because they are moved by the love of Jesus, also in difficult situations. In the end, in the long run, everyone will see it. And certainly God sees it, who searches the hearts of all of us.

Source: http://www.30giorni.it/articoli_id_78288_l3.htm

Tác giả: Gianni Valente

Nguồn tin: Website HĐGMVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập546
  • Hôm nay60,968
  • Tháng hiện tại1,223,658
  • Tổng lượt truy cập58,509,527
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây