Phanxicô, một giáo hoàng lôi cuốn và làm bực tức

Thứ hai - 09/07/2018 11:05

-

-
Sự khám phá dần dần các phong tục của Giáo triều La Mã làm ngài kinh hoàng. Cuối năm 2014, ngài liệt kê mười lăm bệnh của thể chế: cứng ngắc về mặt thiêng liêng và đạo đức, thói ngồi lê đôi mách, “Alzheimer thiêng liêng”, thăng quan tiến chức, các bệnh của hàng cao cấp Giáo hội…v.v. Giáo triều rúng động.
Phanxicô, một giáo hoàng lôi cuốn và làm bực tức
 

Thánh lễ ở trung tâm Palexpo. Không phải lúc nào giáo hoàng cũng được đón tiếp
nồng nhiệt ở Geneva.
 
Sự hâm mộ Đức Phanxicô ở Geneva ngày 21 tháng 6 đã bị xếp vào hàng thứ nhì sau một thực tế khác: các đối thủ của ngài không buông tay. Cùng đi một vòng chung quanh những người chống đối ngài.
 
Trước hết là an ninh. Chiều ngày 21 tháng 6, lực lượng cảnh sát Geneva thở phào nhẹ nhõm. Ngài đã đến Hội đồng Đại kết các Giáo hội, đến trung tâm Palexpo rồi ngài ra đi. Một thở phào tỷ lệ với tầm quan trọng của người khách một ngày.
 
Ngài là một trong những người được canh giữ nhiều nhất thế giới. Và vì lý do đó, ngài luôn bị đe dọa. Tháng 1 năm 2015 ở Manila, nhóm Yemaa Islamiya, gồm các phần tử hồi giáo cực đoan của Phi Luật Tân đã lên chương trình tấn công xe giáo hoàng. Chương trình của họ không thành nhờ lực lượng cảnh sát biết trước và đã trừ khử được nhóm khủng bố.
 
Những người cực đoan muốn loại Giám mục Rôma là chuyện không ai ngạc nhiên. Ngày 13 tháng 5 năm 1981, tên khủng bố Ali Agça đã mưu sát Đức Gioan-Phaolô II ở quảng trường Thánh Phêrô. Kỷ niệm này vẫn còn ghi khắc trong tâm tưởng mọi người. Như vậy, an ninh tối đa ở Rôma cũng như ở Geneva.
 
Mafia, “trên con đường của sự dữ”
 
Một vài người không ngần ngại dùng biện pháp mạnh. Người khác dùng biện pháp nhẹ hơn. Nhưng mục đích của họ: trang sử của giáo hoàng Argentina phải được lật qua. Trong hàng ngũ này đứng đầu là mafia. Với họ, Đức Phanxicô đã ra mặt chống đối nhiều lần. Ngày 21 tháng 6 năm 2014, ngài công khai lên án tổ chức ‘Ndrangheta, một tổ chức mafia vùng calabrais: “Họ thờ sự dữ và chống lại lợi ích chung. Những người chọn con đường sự dữ không được hiệp thông với Chúa, họ phải bị rút phép thông công”.
 
Từ đó cảnh sát Ý cũng như an ninh Vatican sợ họ trả thù ngài. Ký giả Ý Nelli Scavo viết một quyển sách về việc này: Các kẻ thù của giáo hoàng (Bayard, 2016). Ông lên danh sách rất nhiều đối thủ của ngài: các mạng lưới bảo thủ, các trùm tư bản tài chánh, các đa quốc gia, mafia, các tên khủng bố hồi giáo, những người buôn vũ khí, các giám chức sợ ghế của mình bị lung lay.
 
Thêm nữa sự sợ khủng bố lại gia tăng vì một việc khác, chấn chỉnh lại thứ trật tài chánh Vatican. Các con đường tài chánh quanh co thường mờ ám, các cơn sốc lại càng gay go. Khi khóa các tài khoản mờ ám, họ không bằng lòng Đức Phanxicô. Ngài biết.
 
Giáo triều bị thúc bách
 
Đúng ra là Vatican. Dù Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng cũng có chống đối. Một vài trao đổi ở hành lang, họ nói đến “giáo hoàng Argentina”. Một cách để nói lên một khoảng cách, văn hóa và ý thức hệ với người đến từ tận cùng thế giới đến. Các công việc thuộc trọng tâm Giáo hội rất hiếm khi bị thúc bách như vậy. Vì từ ngày bầu chọn tháng 3 năm 2013, chìa khóa hướng dẫn triều giáo hoàng của ngài là cải cách bộ máy trung ương. Và trong ý muốn cải cách của mình, ngài thành lập hội đồng cố vấn hồng y C9.
 
“Cải cách ở Rôma thì cũng như chùi rửa tượng nhân sư Sphinx Ai Cập bằng bàn chải đánh răng”
 
Sự khám phá dần dần các phong tục của Giáo triều La Mã làm ngài kinh hoàng. Cuối năm 2014, ngài liệt kê mười lăm bệnh của thể chế: cứng ngắc về mặt thiêng liêng và đạo đức, thói ngồi lê đôi mách, “Alzheimer thiêng liêng”, thăng quan tiến chức, các bệnh của hàng cao cấp Giáo hội…v.v. Giáo triều rúng động. Nhưng giáo hoàng hiểu tầm rộng lớn của công việc. Ngài thổ lộ: “Cải cách ở Rôma thì cũng như chùi rửa tượng nhân sư Sphinx Ai Cập bằng bàn chải đánh răng”. Và hội đồng cố vấn C9 cũng không tránh được chỉ trích.
 
“Quản trị quá quyền uy”
 
Hồng y Chi-lê Francisco Errazuriz đã xem nhẹ, thậm chí còn che giấu Đức Giáo hoàng các vụ linh mục ấu dâm. Tháng 1 năm 2018, ngài phải đối diện với các vụ tai tiếng tai hại của nạn ấu dâm ở Chi-lê. Một loại văn hóa không phạt các tội phạm được duy trì ở Chi-lê. Bây giờ là chấm dứt: từ đây ở bất cứ đâu là “không nhân nhượng” đối với các vụ ấu dâm.
 
Còn hồng y George Pell, một thành viên của Hội đồng C9 bị tố cáo trong một vụ ấu dâm ngày xưa ở Úc. Hồng y Honduras Oscar Maradiaga thì bị tố cáo không minh bạch trong một vụ liên quan đến tài chánh.
 
Các chống đối của Đức Phanxicô thì rất nhiều. Tháng 2 năm 2017, người dân Rôma ngủ dậy thấy các bức tường thành phố dán các áp-phích “quản trị quá quyền uy”. Đây là phong trào chống đối của một vài người công giáo bảo thủ. Bị giới ưu tú cộng hòa Mỹ cho là thiên cộng, ngài còn bị cho là “bán tống” giáo điều công giáo, bị cho là bài-tư bản, thiên chủ nghĩa thống nhất thế giới, Đức Phanxicô gom một số bất bình.
 
“Các nghi ngờ”
 
Dĩ nhiên ở Rôma người ta không tỏ ra chống đối trực tiếp ngài. Nhưng trong riêng tư, thì  họ thoải mái nói. Tháng 3 năm 2016, sau khi công bố Tông huấn Niềm vui Yêu thương  (Amoris Laetitia) về tình yêu trong gia đình, đã mở ra con đường rụng rời. Tài liệu của Thượng hội đồng gia đình năm 2014 và 2015 mở ra một khả thể, sau khi phân định, có thể có khả năng cho những người ly dị tái hôn được rước lễ. Theo một số người, đây là vi phạm trực tiếp đến giáo điều của Giáo hội chứ không ít.
 
Các hồng y Raymond Burke, Carlo Caffara, Walter Brandmüller và Joachim Meisner công khai nói lên các nghi ngờ của họ (tiếng la-tinh dubia). Một cách để chỉ trích các quan điểm của ngài. Đức Phanxicô không trả lời các câu hỏi của họ về Tông huấn Niềm vui Yêu thương, vì theo ngài, các trường hợp “bất bình thường” không thể để chung vào các quy tắc bình thường. Nhưng các nghi ngờ lại thắng ở các địa hạt khác: giáo hoàng bị nghi là “tin lành hóa” và không còn phân biệt được tội nhẹ, tội nặng.
 

Hồng y Raymond Burke là một trong các tác giả của ‘Dubia’
(Photo:Pufui Pc Pifpef I/Wikimedia Commons/CC BY-SA 3.0)
 
Thông dịch phụng vụ
 
Thế nhưng Jorge Maria Bergoglio là người không sợ. Tháng 7 năm 2017, ngài không tái nhiệm hồng y Đức Gerhard Müller, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin, lúc đó hồng y Müller mới 69 tuổi, hồng y cũng là người đặt vấn đề về việc cho những người ly dị tái hôn rước lễ được nêu lên trong Tông huấn Niềm vui Yêu thương.
 
Hồng y người Guinea Robert Sarah, bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng là một tiếng nói chống đối khác. Mùa thu năm 2017, hồng y nghiêm khắc chỉnh Đức Phanxicô về các bản dịch các ngôn ngữ bản xứ các bài phụng vụ. Theo hồng y Sarah, đặc tính chủ yếu của Tòa Thánh trong việc dịch các bài phụng vụ là hàng đầu, bởi vì phải có các bản dịch gần nhất với tiếng la-tinh. Về phần Đức Giáo hoàng, ngài muốn để tự do hơn cho các tòa giám mục địa phương.
 
“Tôi mong tôi đừng bị đau”
 
Dù có các đe dọa bên ngoài và các chống đối bên trong, Đức Phanxicô vẫn bình thản, ngài tin tưởng công việc mình làm để Giáo hội công giáo nhúc nhích. Ký giả Thụy Sĩ Arnaud Bédat đã có cuộc điều tra về các người chống đối Đức Phanxicô trong quyển sách Phanxicô, một mình chống tất cả. Điều tra về một giáo hoàng gặp nguy hiểm. Ông nói với báo công giáo Thụy Sĩ: “Lời nói của ngài làm vui lòng, cũng như cách ngài phủi bụi Giáo hội. Dĩ nhiên không một ai xem thái độ này là phạm thượng. Đối với họ, giáo hoàng là Satan. Họ mong ngài đi nhanh nhanh hoặc tìm cách bẫy ngài”. Đức Phanxicô “phải luôn chiến đấu”.
 

Sau “Phanxicô, người Argentina”, tác giả Arnaud Bédat xuất bản “Phanxicô, một mình
chống tất cả”. Một cuộc điều tra về các nguy hiểm đe dọa Đức Giáo hoàng.
 
“Tôi không phải là người can đảm trước đau đớn”
 
Được hỏi về nguy cơ bị tấn công, Đức Phanxicô kể không phải là không hài hước, ngài đã nghĩ đến một cuộc tấn công: “Lạy Chúa, con chỉ xin Chúa một ơn: xin đừng để con đau! Bởi vì con không phải là người can đảm trước cái đau”. Không nản chí, một hiện thực vui vẻ: ngài đảm nhận các rủi ro của các việc mình làm và tin vào tính thích đáng về lời của mình.

Bernard Litzler (cath.ch) - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay23,566
  • Tháng hiện tại561,605
  • Tổng lượt truy cập56,663,242
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây