Mười câu trích chính của Thông điệp “Chúc tụng Chúa”

Chủ nhật - 21/06/2015 09:45

-

-
Thông điệp về môi sinh được công bố hôm 18-6 công nhận sự nóng lên của khí hậu. Đức Giáo hoàng đã đưa ra lời kêu gọi tận căn nên có lối sống giản dị để thể hiện tình tương trợ liên đới giữa Bắc và Nam bán cầu.
Mười câu trích chính của Thông điệp “Chúc tụng Chúa”

 
Thông điệp về môi sinh được công bố hôm nay thứ năm 18-6 công nhận sự nóng lên của khí hậu. Đức Giáo hoàng đã đưa ra lời kêu gọi tận căn nên có lối sống giản dị để thể hiện tình tương trợ liên đới giữa Bắc và Nam bán cầu.

 Tải toàn văn bản Thông điệp Laudato Si:  BẢN TIẾNG ANH  |   BẢN TIẾNG PHÁP
 
Đức Phanxicô công bố một thông điệp có tên “Chúc tụng Chúa” xác nhận sự nóng lên của khí hậu. Ngài kêu gọi thế giới có một cuộc “hoán cải môi sinh” tận căn, không phải  “trung dung” giữa phát triển lâu dài và phát triển kinh tế nhưng nhắm đến một xã hội từ nay xây dựng một lối sống “giản dị”. Các nền kinh tế Bắc bán cầu dự trù sẽ “giảm xuống” để hướng đến một tương lai “có thể chịu được” vì liên đới với các nước phía Nam bán cầu, những nước mà họ có “món nợ môi sinh”. Đứng trước thất bại liên tiếp của các cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu, Đức Phanxicô khuyên hiến pháp của thể chế quốc tế phải có quyền “phạt” các nước vi phạm ô nhiễm. Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đề cập đến vấn đề này một cách tận căn như thế.
 
Sau đây là mười câu trích chính:
 
1.- “Tôi xin gởi lời kêu gọi khẩn cấp để có một đối thoại mới về cách mà chúng ta xây dựng tương lai cho hành tinh. Chúng ta cần một cuộc hoán cải nối kết tất cả chúng ta lại với nhau, bởi vì thách thức về môi trường chúng ta đang sống, các gốc rễ của con người đều dính đến tất cả chúng ta và đụng đến tất cả chúng ta.”
 
2.- “Đã có một sự nhất trí rất vững chắc về mặt khoa học cho biết chúng ta đang đối diện với sự nóng lên của khí hậu (…) Nhân loại phải ý thức đã đến lúc cấp thiết phải thay đổi lối sống, cách sản xuất, cách tiêu thụ để khắc phục tình trạng này hay ít nhất khắc phục các nguyên do tạo nên hay làm nặng thêm.
 
3.- “Đúng vậy, có một “món nợ môi sinh”, đặc biệt giữa Bắc và Nam, liên hệ đến các chênh lệch thương mại, với những hệ quả trong lãnh vực môi sinh và cũng liên hệ đến việc dùng bất cân xứng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà một vài nước đã áp dụng.”
 
4.- “Phản ứng yếu đuối của giới chính trị quốc tế thật lạ lùng. Sự đầu hàng về mặt tài chánh và kỹ thuật của giới chính trị nói lên sự thất bại của các cuộc họp Thượng đỉnh thế giới về môi trường.”
 
5.- Tất cả đều liên kết (…) Mọi tiếp cận môi sinh phải ở trong bối cảnh xã hội, và xã hội phải đặt những quyền căn bản cho những người kém may mắn nhất. (…) Vì tất cả đều liên kết, sự bảo vệ thiên nhiên sẽ không phù hợp với sự biện minh cho việc phá thai (…) môi trường xuống cấp và xã hội xuống cấp thì cùng liên hệ với nhau.”
 
6.-  “Thế kỷ 21 là thế kỷ duy trì một hệ thống quản trị khác với các thời đã qua, là sân khấu của sự suy giảm quyền lực của các Nhà nước, vì tầm mức kinh tế và tài chánh, mang tính liên quốc gia, đã lấn lướt trên chính trị. Trong bối cảnh này, sự trưởng thành của những thể chế quốc tế trở nên tối cần thiết, nó phải được tổ chức mạnh hơn, hiệu quả hơn, các nhà cầm quyền được chỉ định một cách công minh bằng các hiệp ước giữa các chính quyền và phải có quyền phạt.”
 
7.- “Đã đến lúc phải công nhận sẽ có một vài cắt giảm ở một vài nơi trên thế giới, để nguồn tài nguyên được dùng cho một sự tăng trưởng lành mạnh ở những nơi khác.”
 
8.- “Các tiên đoán tai ương không thể bị xem thường hoặc chế giễu. Chúng ta không thể để quá nhiều vôi gạch đổ nát, những vùng hoang vắng, các chất thải dơ bẩn cho các thế hệ sau. Nhịp tiêu thụ, phí phạm, môi trường hư hại đã vượt quá khả năng giới hạn của hành tinh, đến mức lối sống không thể chấp nhận được hiện nay chỉ có thể dẫn đến các tai ương.”
 
9.- “Đó là trở về với đơn giản. Lối sống giản dị, một lối sống tự nguyện và có ý thức là lối sống giải thoát. Đó không phải là hạ thấp đời sống nhưng ngược lại. Hạnh phúc đòi hỏi phải biết giới hạn một vài nhu cầu làm cho chúng ta mê muội, để chúng ta thấy được muôn mặt khác mà đời sống mang đến cho chúng ta. Đã đến lúc chúng ta thấy sự vui vẻ nông cạn này chẳng giúp ích gì nhiều cho chúng ta.
 
10.- “Trung dung giữa bảo vệ thiên nhiên và lợi ích tài chánh, gìn giữ môi sinh và tiến bộ thôi không đủ. Trên những vấn đề này, trung dung chỉ làm chậm sự sụp đổ một chút. Đơn giản là phải tái định nghĩa lại tiến bộ.”

 

 

Tác giả: Jean-Marie Guénois (lefigaro.fr). Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập636
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại915,011
  • Tổng lượt truy cập57,016,648
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây