Một giám mục của Giáo hội thầm lặng Trung Quốc: “Chúng tôi sẽ vâng phục Đức giáo hoàng”

Thứ tư - 28/02/2018 03:09

-

-
Trong “cơn bão truyền thông” của những ngày gần đây, lại được các động cơ chính trị thổi phồng lên nhằm hâm nóng lại các chiến dịch được dàn xếp bởi một vài nhóm ở Hong Kong và một số khu vực ở phương Tây đang chống lại một bước ngoặt có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, ...
Một giám mục của Giáo hội thầm lặng Trung Quốc: “Chúng tôi sẽ vâng phục Đức giáo hoàng”
 
Đức giám mục Giuse Ngụy Cảnh Nghi, một nhân vật có thẩm quyền của Giáo hội thầm lặng Trung Quốc, nói rằng “Tôi muốn xin các bạn hữu ở ngoài Trung Hoa đại lục, bao gồm cả những ai ở Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan:  Xin đừng phát biểu nhân danh chúng tôi. Đừng cứ nhất quyết nói thay cho chúng tôi. Các vị không phải là người có thể đại diện cho Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc”.
 
Cùng với cộng đoàn của ngài, Đức cha Nghi cho biết ngài vâng phục Đức giáo hoàng và Toà Thánh, “cho dù mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đạt được sẽ như thế nào”. Và từ nay trở đi, ngài xin tất cả các “bạn hữu” ở Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan và ở những nơi khác trên thế giới hãy bỏ đi “ý định nói thay cho chúng tôi, nói nhân danh Giáo hội thầm lặng”, bởi vì “trong thực tế hiện nay của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, không ai có thể tuyên bố rằng mình đại diện cho Giáo hội thầm lặng”.
 
Trong “cơn bão truyền thông” của những ngày gần đây, lại được các động cơ chính trị thổi phồng lên nhằm hâm nóng lại các chiến dịch được dàn xếp bởi một vài nhóm ở Hong Kong và một số khu vực ở phương Tây đang chống lại một bước ngoặt có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, phát biểu của Đức cha Giuse Ngụy Cảnh Nghi, giám mục giáo phận Tề Tề Cáp Nhĩ ở tỉnh Hắc Long Giang, được mọi người đặc biệt chú ý. Bởi vì đó là lời nói của một nhân vật có thẩm quyền ở Trung Quốc.
 
Đức cha Giuse Ngụy Cảnh Nghi năm nay 60 tuổi, là một trong những nhân vật quan trọng và được kính trọng nhất của Giáo hội được gọi là “thầm lặng” ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đến tận bây giờ bộ máy của chính phủ Trung Quốc vẫn không công nhận ngài là giám mục. Lúc 31 tuổi, ngài đã là một linh mục trẻ -với các nhiệm vụ khá quan trọng- có mặt trong một hội nghị hồi tháng Mười Một 1989 tại thôn Trương Nhị Sách, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Tam Nguyên, tỉnh Thiểm Tây. Hội nghị này quy tụ khoảng hai mươi giám mục hoặc các đại diện giám mục của Giáo hội thầm lặng, nhằm thành lập một Hội đồng Giám mục Trung Quốc sinh hoạt ngoài sự kiểm soát của chính phủ.
 
Đức cha Nghi, được tấn phong bí mật vào tháng Sáu 1995, từng bị giam giữ ba lần và bị hạn chế tự do cá nhân, trong đó lần bị giam lâu nhất là sau hội nghị “bí mật” ở thôn Trương Nhị Sách, và kéo dài hơn hai năm, từ tháng Chín 1990 đến tháng Mười Hai 1992. Đó cũng là lý do tại sao, ngày nay, những lời nói của ngài có vẻ mạnh mẽ và đầy thách đố hơn bao giờ hết.

 
 
Ngày 16-02-2018, trang mạng Vatican Insider đã đăng bài trao đổi với Đức cha Ngụy Cảnh Nghi sau đây, do phóng viên Gianni Valente thực hiện:
 
– Thưa Đức cha, người ta quan tâm rất nhiều sau khi có những sáng kiến ​​ kỳ lạ liên quan đến tình hình hiện nay và tương lai của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc.
 
– Từ cuối tháng Giêng 2018, khi những tin đồn về việc có thể đã bắt đầu có những tiến triển trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican, đã có nhiều tường thuật, bình luận, phân tích và giả thuyết về vấn đề này. Theo giới truyền thông, một số người tỏ ra thất vọng, và một số người khác lại vui mừng. Cũng có những người phát biểu nhân danh cộng đoàn Giáo hội “thầm lặng”, và lên tiếng nói rằng họ phải bảo vệ cộng đoàn ấy trước những bất công. Họ nói rằng Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc là “nạn nhân” của tiến trình cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền Trung Quốc và Vatican của Đức giáo hoàng và Giáo triều Rôma.
 
– Thế Đức cha nhìn nhận tất cả những điều này như thế nào?
 
– Tôi là một giám mục của cộng đoàn Giáo hội Công giáo thầm lặng ở Trung Quốc. Tôi biết ơn những ai quan tâm đến chúng tôi và đã giúp chúng tôi trong mọi cách có thể. Nhưng tôi cũng muốn nói với tất cả mọi người rằng đất nước Trung Quốc rất rộng, và Giáo hội có những hoàn cảnh rất khác nhau tuỳ từng nơi, và điều này áp dụng trước hết đối với Giáo hội thầm lặng. Vì vậy, tôi thành tâm cầu xin các bạn hữu của chúng tôi ở ngoài Trung Hoa đại lục, bao gồm cả những người ở Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan và ở tất cả các châu lục khác, xin đừng phát biểu nhân danh chúng tôi, đừng nhất quyết nói thay cho chúng tôi, đừng nói thay mặt cho Giáo hội thầm lặng. Tôi xin các bạn vì các bạn không phải là người có thể đại diện cho Giáo hội thầm lặng ở Trung Quốc.
 
– Có người muốn trình bày Giáo hội thầm lặng như là một cộng đoàn đang lo lắng, thậm chí chống lại một thỏa thuận có thể có giữa Bắc Kinh và T Thánh. Liệu có phải thế không?
 
– Trong tình hình hiện nay ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, không ai được khẳng định mình đại diện cho Giáo hội thầm lặng. Nếu có ai được một cộng đoàn hoặc một cá nhân cụ thể yêu cầu nói điều gì nhân danh họ, người ấy phải công khai tuyên bố rằng mình nói thay cho cộng đoàn hoặc cá nhân cụ thể đó, chứ không phải cho ai khác. Bản thân tôi cũng không muốn ai “đại diện” cho mình, mà tôi không hề được thông báo. Và theo những gì đức tin mách bảo, nhân danh chính tôi và nhân danh cộng đoàn được Chúa giao phó cho tôi chăm sóc mục vụ, tôi muốn long trọng tuyên bốrằng: “Cho dù mối quan hệ giữa Trung Quốc và Toà Thánh như thế nào, chúng tôi sẽ hoàn toàn vâng phục quyết định của Đức giáo hoàng và Toà Thánh, bất kể có thể là gì. Và chúng tôi cũng sẽ không nghi ngờ điều đó”.
 
– Sự tin tưởng này dựa trên điều gì? Có phải chỉ là do tôn trọng quyết định của thẩm quyền giáo hội?
 
– Khi Chúa gọi Ápraham, thì ông đang ở trong hoàn cảnh thật khốn khó và bất lợi. Ápraham đã không xin Chúa thay đổi hoàn cảnh trước khi ông lên đường. Điều duy nhất Ápraham có là niềm tin nơi Chúa, Thiên Chúa của ông, Đấng đã gọi ông. Ông phó thác cho Thiên Chúa không hề do dự. Khi Chúa gọi tôi, các chủng viện ở Trung Quốc vẫn chưa được mở cửa trở lại. Nhưng Chúa đã ban cho tôi ánh sáng của Ngài. Ngài cho tôi thấy tương lai của Giáo hội ở Trung Quốc có thể sẽ ra sao. Khi tôi xin vào chủng viện mới mở cửa, người ta bảo tôi phải tham dự kỳ thi nhập học. Tôi đã soạn một bài thuyết trình với đề tài: “Nếu mùa đông khắc nghiệt đã chấm dứt, liệu mùa xuân có còn xa không?”
 
– Bây giờ thì sao?
 
– Bây giờ chúng ta phải nhìn vào thời điểm hiện tại. Hoàn cảnh của chúng tôi hiện nay không phải là tốt nhất, còn lâu mới đạt được điều đó, và khiến cho nhiều người lo lắng. Nhưng ngay bây giờ Chúa cũng sẽ giúp chúng ta. Chính Ngài là Ðấng dựng nên trời đất và toàn thể vũ trụ. Chúng ta đặt trọn niềm hy vọng nơi Chúa. Ngài là Đấng duy nhất bảo toàn niềm hy vọng ấy. Chính Ngài sẽ không làm cho chúng ta bị bẽ mặt. Đó là lý do tại sao những lời của Đức hồng yParolin mà tôi đọc được, đã khích lệ tôi rất nhiều.
 
– Đức cha cảm thấy được an ủi về những lời đó như thế nào?
 
– Trong một thời gian dài, Giáo hội ở Trung Quốc của chúng tôi chỉ biết rằng Toà Thánh và Chính phủ Trung Hoa đang thương thuyết để khắc phục những khoảng cách. Nhưng các cuộc thương thuyết lại bí mật, và chúng tôi không làm sao biết được những tiêu chí của cuộc thương thuyết. Cũng vì lý do này, đã có rất nhiều khoảng trống cho nhiều người lên tiếng, gieo mối lo ngại rằng có thể có sự thỏa hiệp. Câu trả lời của Đức hồng y Parolin đã xác nhận với chúng tôi rằng giả thiết của những người cho rằng cuối cùng sẽ có một thỏa thuận đi ngược lại các nguyên tắc của Công giáo, là vô căn cứ. Đức Giáo hoàng không phải là một nhà chính trị. Các cộng sự của ngài không hành động theo các tiêu chí chính trị. Tất cả công việc họ làm đều được đức Tin khơi nguồn và soi dẫn. Và đức Tin cũng nuôi dưỡng niềm ước mong rằng mọi con chiên sẽ trở về cùng một đàn chiên, cùng một chủ chăn. Đây là nhiệm vụ của Đức giáo hoàng: bảo vệ sự hiệp thông trong Hội Thánh.
 
– Đức cha đang nói đến việc tấn phong giám mục bất hợp thức?
 
– Trong số 7 vị giám mục bất hợp thức, có một vài vị bị vạ tuyệt thông, và một vài vị đã làm những việc không tốt. Có người sẽ hỏi: liệu họ có còn xứng đáng lãnh đạo cộng đoàn với tư cách giám mục không? Tôi quan niệm thế này: chúng ta biết rằng Đức giáo hoàng là một người cha, và các giám mục bất hợp thức giống như những đứa con hoang đàng; họ đã phạm sai lầm và bỏ nhà ra đi. Khi người con hối hận xin trở về với cha mình, người cha có lý do nào để từ chối tha thứ không? Trái lại, người cha đã chờ đợi đứa con trở về từ rất lâu rồi.
 
– Có những người nói rằng thương xót là một chuyệnchấp nhận chức vụ giám mục là một chuyện khác.
 
– Nhưng nếu Đức giáo hoàng nói rằng những người ấy có thể là giám mục, thì họ có thể là giám mục. Một khi trở về nhà, họ có thể sống như một người trong gia đình. Chúng ta phải giúp đỡ, khuyến khích, yêu thương nhau và cùng nhau tiến bước. Tất cả những điều này làm tôi nhớ lại những gì Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình trong Tin Mừng: “Này chị, không có ai kết án chị sao? Vậy tôi cũng không kết án chị. Chị hãy về và đừng phạm tội nữa”. Và tôi cũng nhớ một câu khác của Chúa Giêsu: “Ai thấy mình vô tội, thì ném đá trước đi”.
 
– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có sự thay đổi, nếu một trong hai bên không giữ đúng cam kết?
 
– Bạn phải luôn tin tưởng lẫn nhau một chút để đi đến một thỏa thuận. Nếu không tin tưởng lẫn nhau, thì cơ hội để nói với nhau cũng chẳng có và sẽ chẳng bao giờ có thỏa thuận. Mục tiêu của Toà Thánh là loan báo đức tin vào Chúa Kitô, còn chính quyền Trung Quốc có các mục đích khác. Toà Thánh rất nghiêm túc và chẳng có gì phải giấu giếm khi nói chuyện với chính phủ. Nhưng Trung Quốc cũng là một quốc gia lớn, một quốc gia biết tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được. Người Kitô hữu chúng ta biết rằng có thể tin tưởng vào con người. Và trên hết chúng ta tin tưởng vào Chúa. Chính Ngài là Đấng hướng dẫn mọi sự.
 
***
Trong một trao đổi trước đây vào tháng 8/2016, cũng do phóng viên Gianni Valente thực hiện, khi được hỏi: “Theo một số nhà bình luận, đối thoại là không thực tế và còn có hại nếu trước hết không loại bỏ áp lực của Hội Công giáo Yêu nước. Có phải như thế không?”, Đức cha Nghi đã trả lời: “... Trước hết Đức Thánh Cha phải cảm thấy được chúng ta ủng hộ hoàn toàn, và tin tưởng vào ngài. Chúng ta không được áp đặt các điều kiện cho ngài, bảo ngài làm cái này hay không làm cái kia, kể cả mong muốn áp đặt những ý tưởng của chúng ta cho ngài. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã trao cho Phêrô nhiệm vụ củng cố anh em mình trong đức tin. Chúa Giêsu cũng nâng đỡ Đức giáo hoàng trong nhiệm vụ này. Và chúng ta đừng mong dạy cho Đức giáo hoàng làm như thế nào”.

Tác giả: Minh Đức chuyển ngữ

Nguồn tin: Website HĐGMVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập544
  • Hôm nay59,957
  • Tháng hiện tại880,616
  • Tổng lượt truy cập56,982,253
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây