Giáo hội mang tính cách chính trị.

Thứ tư - 03/08/2011 20:49

-

-
Giáo hội dấn thân vì trung tín với Tin Mừng mà thôi chứ không phải với một đảng phái nào. Trong sứ điệp ngày 1/8, Đức Đan viện phụ Martin Werlen, nhân danh Hội đồng giám mục Thụy Sĩ, giải thích lý do tại sao Giáo hội cũng mang tính cách chính trị.
Giáo hội mang tính cách chính trị
 
Sứ điệp của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ nhân ngày Quốc khánh Thụy Sĩ, 1-08-2011
--------------------------------

 

Mgr Martin Werlen OSB
 
Giáo hội không làm chính trị đảng phái, nhưng đứng về phía con người và vì con người. Giáo hội dấn thân vì trung tín với Tin Mừng mà thôi chứ không phải với một đảng phái nào. Trong sứ điệp ngày 1/8, Đức Đan viện phụ Martin Werlen, nhân danh Hội đồng giám mục Thụy Sĩ, giải thích lý do tại sao Giáo hội cũng mang tính cách chính trị.
 
Đi đầu...
 
Giáo hội hiển nhiên mang tính cách chính trị, thậm chí còn đi đầu... Nhiều người đã quá vội quên điều này. Đại đa số người Thụy Sĩ là những người đã được rửa tội. Họ là thành viên của cộng đồng giáo hội. Là công dân của đất nước này, họ được mời gọi đi bỏ phiếu, họ dấn thân vào chính trị. Nhiều người được rửa tội nắm giữ các trọng trách ở cấp Nhà nước, bằng cách nỗ lực cổ vũ cho công ích, với hiểu biết và lương tâm của mình.
 
... và ở nhiều cấp độ
 
Thường xảy ra là các hội đoàn và tổ chức của Giáo hội, cũng như các Ủy ban của Hội đồng giám mục hay chính Hội đồng giám mục, phát biểu về chính trị. Chúng ta được nghe những người lãnh đạo các hội đoàn và ủy ban, cũng như những người dấn thân trong mục vụ hay các thành viên của Hội đồng giám mục công khai bày tỏ quan điểm của họ về một số chủ đề chính trị.
 
Thế còn chính trị đảng phái ? Có và không
 
Giáo hội với tư cách giáo hội không can thiệp vào trong chính trị đảng phái. Tuy nhiên, mỗi đảng đều dựa trên sự dấn thân của người tín hữu. Mọi đảng phái đều nêu lên những vấn đề hợp pháp và đưa các vấn đề này vào trong cuộc tranh luận chính trị. Người kitô hữu dấn thân vào cuộc tranh luận được mời gọi làm chính trị vì thiện ích của mọi người, với tư cách người tín hữu, độc lập đối với quốc tịch, tôn giáo, giới tính, tuổi tác và sức khỏe.
 
Đứng về phía
 
Giáo hội không làm chính trị đảng phái, tuy nhiên Giáo hội có chọn lựa của mình. Mọi người nam cũng như nữ loan báo Tin Mừng đều đứng về phía con người. Mọi con người đều phải được quyền sống thực sự, tìm được sự sống viên mãn (xem Gioan 10,10). Giáo hội đứng về phía những người không có tiếng nói. Giáo hội đứng về phía những người bị chà đạp phẩm giá - khi mới là bào thai, những người khuyết tật, những người ốm đau hay tuổi tác, hay người ngoại quốc. Giáo hội đứng về phía những người, không được xem như một người ngang hàng, mà như những đồ vật. Giáo hội kêu gọi sự liên đới ở đâu có người cần đến người khác trợ giúp. Giáo hội đòi hỏi công lý cho tất cả mọi người như nền tảng của hòa bình, dấn thân để mọi người đều được hưởng công bằng và bảo vệ xã hội, lên tiếng ở đâu có kẻ làm giàu một cách ích kỷ trên người khác. Giáo hội dấn thân vì gia đình, vì sự giáo dục và đào tạo, cổ vũ việc phát triển một thái độ có trách nhiệm đối với tạo thành và các nguồn tài nguyên. Có nhiều thách thức Giáo hội phải lên tiếng trong dư luận xã hội, nếu muốn trung tín với sứ vụ của mình.
 
Bao hàm con người
 
Giáo hội không có giải pháp cho tất cả các thứ ấy. Nhưng Giáo hội có thể và muốn góp phần vào việc tìm ra những giải pháp tốt đẹp. Nhờ chiều kích công giáo (= toàn cầu) của mình, Giáo hội có cả một kho tàng kinh nghiệm lớn. Giáo hội có thói quen nhìn ra ngoài các ranh giới. Giáo hội có phận sự trước tiên đưa con người với những đòi hỏi cụ thể của con người vào cuộc tranh luận chính trị. Giáo hội không ngừng nhắc nhở rằng nếu chỉ phát triển kinh tế mà thôi thì không đủ, còn có các khía cạnh khác cần được xem xét. Nó liên quan đến con người toàn diện. Đến từng con người.
 
Phục vụ sự hội nhập
 
Giáo hội không phải là một xã hội song song. Giáo hội ở giữa cuộc sống – bên con người. Ơn gọi riêng của Giáo hội là trở thành men –vì sự cứu rỗi của con người, vì sự cứu rỗi của thế giới. Chính bởi vì Giáo hội có mặt trong mọi nền văn hóa, tầng lớp nhân dân, lĩnh vực lao động, đảng phái, thế hệ, nên Giáo hội có một sức mạnh hội nhập đặc biệt. Giáo hội có thể tập hợp xung quanh cùng một bàn những người có quan điểm và thế giới quan khác nhau, để cùng đấu tranh vì những giải pháp công bằng trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
 
Loan báo Tin Mừng
 
Làm như vậy, Giáo hội hoạt động vì trung tín với Tin Mừng, trong một truyền thống sống động. Giáo hội đã học được không ít điều từ những sai lầm của quá khứ - cả liên quan đến chính trị. Khi dấn thân, Giáo hội phải trả lẽ không phải cho các cuộc đầu phiếu, mà cho Tin Mừng, tự định hướng mình không phải theo tinh thần thế gian mà theo Đức Giêsu Kitô. Ai đặt trọng tâm nơi Đức Giêsu Kitô sẽ đặt mình thực sự trước những thách thức của thời hiện tại và gặp được con người cụ thể. Ai sống hiệp thông với Thiên Chúa không thể thờ ơ với người đồng loại của mình.
 
Cám ơn
 
Nhân danh Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành và chúc lành cho mọi người: tất cả anh chị em, những người đã được rửa tội và dấn thân vào chính trị nơi đất nước chúng ta; những người tham gia vào các cuộc bỏ phiếu và bầu cử theo sự hiểu biết và lương tâm mình; những người tích cực tìm kiếm những giải pháp tốt đẹp ; những người hằng cầu nguyện cho hiện tại và tương lai của quê hương chúng ta. Cám ơn rất nhiều. Chớ gì Giáo hội tại đất nước chúng ta tiếp tục mang tính chính trị sẵn có – đi đầu và ở các cấp độ khác nhau.
 
Fribourg/Einsiedeln, tháng Bảy 2011
Viện phụ Martin Werlen OSB,
Thừa ủy nhiệm Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ
 
(Nguồn: HĐGM Thụy Sĩ)
 
Giuse Nguyễn chuyển dịch
Nguồn: WHĐ
--------------------------------------------------------------------

Nguyên bản:
 
L’Eglise est politique!
 
Message des évêques pour le 1er août 2011
 
L’Eglise ne fait pas de politique partisane, mais elle prend parti et implique les hommes. Elle ne s’engage que par fidélité à l’Evangile et non à quelconque parti. Dans son message pour le  1er août, l’Abbé Martin Werlen explique, au nom de la Conférence des évêques suisses, pourquoi l’Eglise est aussi politique.
 
En première ligne…
 
Il est évident que l’Eglise est politique. Et même en première ligne... Bien des gens l’oublient trop vite. La grande majorité des Suissesses et des Suisses sont baptisés. Ils font partie de la communauté ecclésiale. Appelés aux urnes comme citoyennes et citoyens de notre pays, ils s’engagent politiquement. Bien des baptisés assument des responsabilités au niveau de l‘Etat, en s'efforçant, par leur savoir et leur conscience, de promouvoir le bien commun.
 
… et à différents échelons
 
Il arrive souvent que des associations et organisations d’Eglise, ainsi que des commissions de la Conférence des évêques ou la Conférence elle-même, s’expriment en politique. Nous entendons des responsables d’associations et de commissions, ainsi que des personnes engagées dans la pastorale ou encore des membres de la Conférence des évêques, exprimer publiquement leur opinion au sujet de certains thèmes politiques.
 
Politique partisane? Oui et non
 
L’Eglise en tant que telle ne s’affaire pas dans la politique partisane. Toutefois, chaque parti compte sur l'engagement de baptisés. Tous les partis soulèvent des questions légitimes et les intègrent dans le débat politique. Les chrétiennes et les chrétiens qui s'y engagent sont appelés à le faire en tant que baptisés – pour le bien intégral de l’homme, de tout homme, indépendamment de sa nationalité, religion, sexe, âge et santé.
 
Prendre parti
 
L’Eglise ne fait pas de la politique de parti, toutefois elle prend parti. Tout homme et toute femme annonçant l’Evangile prend parti pour l‘humain. Tous doivent pouvoir vivre vraiment, trouver la vie en plénitude (cf. Jean 10,10). L’Eglise prend parti pour les sans voix. Elle prend parti pour ceux et celles qui sont bafoués dans leur dignité – dont la vie vient d'être conçue, qui sont handicapés, malades ou âgés, ou encore étrangers. Elle prend parti pour ceux et celles qui ne sont pas considérés dans un vis-à-vis, mais comme objets. Elle appelle à la solidarité là où certains dépendent du soutien d‘autrui. Elle revendique la justice pour tous les hommes comme fondement de la paix, s’engage pour une justice et une protection sociales destinées à tout le monde, élève sa voix là où l'on s'enrichit égoïstement aux dépens de l'autre. L'Eglise s’engage pour la famille, l’éducation et la formation, exhorte à développer une attitude responsable face à la création et à ses ressources. Il y a beaucoup de défis face auxquels l’Eglise doit élever la voix dans l’opinion publique, si elle veut demeurer fidèle à sa mission.
 
Impliquer l‘homme
 
Dans tout cela l’Eglise ne possède pas la solution. Mais elle peut et veut contribuer à ce que l’on trouve de bonnes solutions. Grâce à sa dimension catholique (= globale), elle dispose d’un grand trésor d’expériences. Elle est habituée à regarder au-delà des frontières. Elle se propose surtout de placer dans le débat politique l’homme et ses exigences concrètes. Elle rappelle constamment que le développement économique à lui seul ne suffit pas, il y a d’autres aspects qu’il faut voir. Il en va de l’homme dans sa totalité. Il en va de tout un chacun.
 
Rendre service à l‘intégration
 
L’Eglise n’est pas une société parallèle. Elle est au milieu de ce qui vit – auprès des hommes. Sa vocation propre est d’être levain – pour le salut des hommes, pour le salut du monde. Précisément parce que l’Eglise est présente dans toute culture, couche de population, secteur de travail, parti, génération, elle possède une force spéciale d‘intégration. Elle peut réunir autour de la même table des personnes ayant des opinions et des visions du monde différentes, pour lutter ensemble en vue de solutions équitables dans un esprit de respect mutuel.
 
Annoncer l‘Evangile
 
Ce faisant, l’Eglise œuvre par fidélité à l’Evangile, dans une tradition vivante. Elle a appris pas mal de choses des erreurs du passé – aussi par rapport à la politique. Dans son engagement, elle est tenue de rendre des comptes non pas aux scrutins, mais à l’Evangile, s’oriente non pas selon l’esprit du temps mais selon Jésus Christ. Celui qui se recentre sur Jésus Christ se pose réellement devant les défis du temps présent et rencontre l’homme concret. Qui vit en communion avec Dieu ne peut être indifférent à son prochain.
 
Remerciements
 
Au nom de la Conférence des évêques suisses, je vous exprime un cordial merci et je vous bénis tous: vous tous qui, baptisés, êtes engagés en politique dans notre pays; vous qui participez selon votre science et conscience aux votations et aux élections; vous qui êtes actifs dans la recherche de bonnes solutions; vous tous qui portez dans la prière le présent et l’avenir de notre pays. Un grand merci. Puisqu'ainsi l’Eglise dans notre pays demeure naturellement politique – en première ligne et à différents niveaux.
 
Fribourg/Einsiedeln, en juillet 2011
 
Père-Abbé Martin Werlen OSB,
par mandat de la Conférence des évêques suisses
 
-------------------------------------------- 
Annexe I
 
Sources du magistère
 
Il convient d'approfondir les textes du magistère de l'Eglise. Le "Compendium de la doctrine sociale de l'Eglise" peut aider ceux et celles qui, engagés en politique, souhaitent disposer d'une vision précise et succincte de l'attitude de l'Eglise.
 
Jean XXIII, Pacem in terris (1963)
Constitution pastorale du Concile Vatican II "Gaudium et Spes – Sur l'Eglise dans le monde de ce temps" (1965)
Paul VI, Populorum progressio (1967)
Jean-Paul II, Sollicitudo rei socialis (1987)
Jean-Paul II, Centesimus annus (1991)
Jean-Paul II, Evangelium vitae (1995)
Benoît XVI, Caritas in veritate (2009)
Conseil pontifical pour la Justice et la Paix, Compendium de la doctrine sociale de l'Eglise (2004)
Lettre pastorale de la Conférence des évêques suisses:
"Dans la mesure où vous l’avez fait à l’un des plus petits de mes frères, c’est à moi que vous l’avez fait" (2006)
Lettre pastorale de la Conférence des évêques suisses:
"Au commencement Dieu créa les cieux et la terre" (2008)
"Notre temps a besoin d'un témoignage de foi vivant et authentique" (2010)
Message des Eglises – L'avenir ensemble (2001)
  • www.kirchen.ch/konsultation/consultations/message/message-des-eglises.pdf
 
Annexe II
 
Organisations ecclésiales actives en politique
 
Les deux grandes œuvres d'entraide de l'Eglise catholique en Suisse
Commissions et groupes de travail de la Conférence des évêques:
 
Commission bioéthique
  • www.eveques.ch.wm440.wmpublish.ch/groupes-d-experts/commission-bioethique
Commission nationale Justice et Paix
Office pour la Pastorale des migrants et des Personnes en déplacement 'migratio'
Groupe de travail Religions asiatiques et africaines
Groupe de travail Islam
Association œcuménique :
"oeku Eglise et Environnement"
 
Mgr Martin Werlen OSB, Abbé d'Einsiedeln
 

Tác giả: Mgr Martin Werlen OSB

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập641
  • Hôm nay68,094
  • Tháng hiện tại888,753
  • Tổng lượt truy cập56,990,390
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây