Giải mã Thông điệp “Chúc tụng Chúa”: Ba chìa khóa, ba cột trụ, ba tiếng kêu

Thứ bảy - 20/06/2015 03:59

-

-
“Tất cả đều liên kết, tất cả đều được cho chúng ta, tất cả đều mong manh.” Bà Elena Lasida, người phụ trách chương trình Công lý và Hòa bình Pháp giải mã thông điệp về môi sinh toàn diện của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Giải mã Thông điệp “Chúc tụng Chúa”: Ba chìa khóa, ba cột trụ, ba tiếng kêu
 
“Tất cả đều liên kết, tất cả đều được cho chúng ta, tất cả đều mong manh.” Bà Elena Lasida, người phụ trách chương trình Công lý và Hòa bình Pháp giải mã thông điệp về môi sinh toàn diện của Đức Giáo hoàng Phanxicô.
 
 
Chắc chắn thông điệp của Đức Giáo hoàng về môi sinh toàn diện thì vừa tầm tay và cũng dễ đọc. Nhờ một chuyên gia để giải mã thì có khi cũng thừa. Nhưng cũng phải nhờ bà Elena Lasida giúp đỡ, bà phụ trách chương trình Công lý và Hòa bình Pháp, là giám đốc về “Kinh tế liên đới và lôgic của thị trường” ở Viện Công giáo Paris. Trong bài này, bà Elena Lasida đưa ra ba chìa khóa để đọc, ba cột trụ mà bài viết được xây dựng nhưng cũng là ba khái niệm, ba tiếng kêu tha thiết.
 
Tất cả đều liên kết, tất cả đều được cho, tất cả đều mong manh
 
Trọng tâm đầu tiên, câu chữ đầu tiên trở lui trở lại thường xuyên trong thông điệp là: tất cả đều liên kết. Câu này được nói lên và liên tục được lặp đi lặp lại trong suốt thông điệp này. Môi sinh và tương quan với trái đất không thể được xem như một tương quan độc lập với tương quan con người, với Chúa, với các thể chế, với văn hóa, chính trị, kinh tế. Đức Giáo hoàng đã có một định nghĩa can đảm về môi trường: tương quan đã tồn tại giữa thiên nhiên và xã hội. Chiều kích tương quan này là trọng tâm của thông điệp.
 
Điểm then chốt thứ nhì: quà tặng nhắc lại cho chúng ta biết, tất cả đều đã được cho chúng ta. Quả đất đã xuống cấp, điều đầu tiên phải nhắc lại, quả đất là quà tặng. Một lời nhắc liên kết với cùng đích chung của của cải, một trong những nguyên tắc chính của giáo huấn xã hội của Giáo hội.
 
Trọng tâm của điểm thứ ba: sự mong manh. Trong sợi dây liên kết giữa con người và quả đất này, tất cả đều mong manh. Sự liên đới tùy thuộc vào nhau của cả hai là sự liên đới toàn thể. Ngày hôm nay, tài liệu này nói lên sự liên đới của cả hai, không thể có cái này mà không có cái kia, đấu tranh chống nạn nghèo đói không thể độc lập với đấu tranh để có sự tôn trọng quả đất và môi sinh.
 
Ba khái niệm lớn
 
Thông điệp còn đưa ra ba khái niệm lớn. Trước hết và đương nhiên là khái niệm môi sinh toàn diện. Một khái niệm đặt song song với nguyên tắc phát triển toàn diện theo tinh thần giáo huấn xã hội của Giáo hội. Nhưng ở đây Đức Giáo hoàng còn đi xa hơn, ngài nói về môi sinh toàn diện.
 
Khái nhiệm thứ nhì là khái niệm tạo dựng. Một chương có tên “Phúc Âm của tạo dựng”.  Giống như tiến trình Thánh Kinh, có sự nhắc lại Cựu ước và Tân ước để cho thấy, cách mà trong Thánh Kinh, tương quan giữa con người và thiên nhiên đi chung với nhau. Ở đây là thần học của tạo dựng, phá mọi tương quan về sự thống trị quả đất.
 
Khái niệm thứ ba là đối thoại. Một chương của thông điệp đưa ra các hành động, biến hành động qua đối thoại. Đó là lời mời gọi của Giáo hội đứng trước thế giới, trong tương quan của cuộc đối thoại.
 
Ba tiếng kêu phối hợp với ba khái niệm
 
Theo bà Elena Lasida, người ta có thể phân biệt ba tiếng kêu này, ba tiếng gọi phù hợp với ba khái niệm.
 
Trước hết là tiếng gọi xây dựng một căn nhà chung. Trong sự xây dựng, chúng ta nói đến các trách nhiệm khác nhau, về món nợ môi sinh, các nước giàu hưởng căn nhà chung nhiều hơn các nước nghèo. Cùng một lúc, thông điệp nói đến chúc tụng. Diễm ca của Thánh Phanxicô đã làm nhịp điệu cho thông điệp. Căn nhà chung này cũng phải được dâng mừng.
 
Tiếng kêu thứ hai cũng là một tiếng kêu mạnh; mời gọi hoán cải môi sinh ở ba mức độ. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận biết thế giới này đã được cho chúng ta. Sự thông hiệp nhắc một cách mạnh mẽ, sẽ không có hoán cải môi sinh nếu không có hoán cải cộng đồng. Chiều kích cộng đồng là trọng tâm. Và sự hoán cải môi sinh là sự hoán cải trong hy vọng. Nó không chỉ đòi hỏi phải sửa sang những chuyện sai đã làm cho quả đất và thiên nhiên nhưng còn phải mở ra một khả thể cho một tạo dựng mới. Sự hoán cải đòi hỏi tính sáng tạo và lòng nhiệt thành.
 
Tiếng kêu thứ ba và cũng là tiếng kêu cuối cùng, đó là tiếng kêu cho một cuộc cách mạng văn hóa. Phải có một hệ biến hóa mới, một cái gì tận căn mới để xây dựng một thế giới của ngày mai. Cần phải thay đổi lối sống, thay đổi ở tầm giáo dục. Cần sống thanh đạm, không phải theo nghĩa của hy sinh nhưng là điều tự nguyện. Cũng không hẳn chỉ giảm tiêu thụ: lối sống thanh đạm này là do chúng ta tự nguyện. Một yếu tố cuối cùng: chúc tụng dâng mừng. Phải chúc tụng tạo dựng tuyệt đẹp đã trao ban cho chúng ta này. Nó là nguồn của điều kinh ngạc, chúng ta đừng quên điều này.

Theo bà Elena Lasida, ba tiếng kêu này hiện diện rất rõ trong thông điệp, chúng tạo nên một cái gì làm người đọc nghĩ đến tiếng rên khi sinh đẻ. Nỗi đau có đó nhưng một tạo vật mới sắp ra đời.
 
Judikael Hirel (Aleteia.org). Marta An Nguyễn chuyển dịch

Tác giả: Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập704
  • Hôm nay38,075
  • Tháng hiện tại858,734
  • Tổng lượt truy cập56,960,371
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây