Công bố Sứ Điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới người nghèo

Thứ tư - 14/06/2017 11:25

-

-
Sáng 13-6-2017, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để công bố sứ điệp của ĐTC nhân Ngày thế giới lần đầu tiên về người nghèo sẽ được cử hành vào ngày 19-11 năm nay,...
Công bố Sứ Điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới người nghèo
 

Ảnh: REUTERS
 
Sáng 13-6-2017, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để công bố sứ điệp của ĐTC nhân Ngày thế giới lần đầu tiên về người nghèo sẽ được cử hành vào ngày 19-11 năm nay, chúa nhật thứ 2 của tháng 11.
 
Hiện diện tại cuộc họp báo cũng có Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
 
Trong sứ điệp, ĐTC cho biết ngài thiết định Ngày Thế giới người nghèo khi bế mạc Năm Thánh Đặc biệt về Lòng Thương Xót, để ”trong toàn thế giới, các cộng đoàn Kitô ngày càng trở nên dấu chỉ cụ thể và rõ ràng về tình yêu thương của Chúa Kitô đối với những người rốt cùng và túng thiếu nhất”.
 
Sau khi mô tả nhiều tình trạng của những người nghèo đói do những nguyên nhân khác nhau gây ra, nhất là nghèo đói vì những bất công xã hội, lầm than về luân lý, sự ham hố của một thiểu số và thái độ dửng dưng lãnh đạm của nhiều người, ĐTC khẳng định rằng: ”Đáng tiếc là thời nay, ngày càng xuất hiện thứ giàu sang vô liêm sỉ, tích trữ trong tay một thiểu số người ưu tiên, và thường có kèm thao tình trạng bất hợp pháp, sự bóc lột thẳng tay phẩm giá con người, sự nghèo đói lan rộng trong nhiều lãnh vực xã hội trên thế giới”.
 
Không ai được giữ thái độ bất động, cam chịu trước tình cảnh trên đây, ”trước cảnh nghèo cản trở tinh thần sáng kiến của bao nhiêu người trẻ, cản ngăn họ trong việc tìm kiếm một công ăn việc làm; cảnh nghèo làm tê liệt ý thức trách nhiệm, khiến người ta thích ủy việc cho người khác và tìm kiếm những ân huệ; cảnh nghèo làm ô nhiễm sự tham gia và thu hẹp không gian của sự chuyên nghiệp, và hạ giá công trạng của người làm việc và sản xuất; đứng trước tất cả những tình trạng đó cần có một quan niệm mới cề cuộc sống và xã hội”.
 
ĐTC đặc biệt đề cao tấm gương cảu thánh Phanxicô Assisi, người không chỉ ”hài lòng với việc ôm lấy và làm phúc cho những người phong cùi, nhưng còn quyết định đi tới Gubbio để sống với họ”.
 
Trong sứ điệp, ĐTC viết thêm rằng:
 
”Tôi mời gọi toàn thể Giáo Hội và những người nam nữ thiện chí, trong ngày này, hãy nhìn vào những người đang giơ tay kêu cứu và xin tình liên đới của chúng ta... Ngày này trước tiên nhắm khích lệ các tín hữu để họ phản ứng chống lại nền văn hóa gạt bỏ và phung phí, đón nhận nền văn hóa gặp gỡ. Đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, hãy cởi mở chia sẻ với người nghèo trong mọi hình thức liên đới, như dấu chỉ tình huynh đệ”. (n.6)
 
ĐTC cũng cầu mong rằng ”trong tuần lễ trước Ngày Thế giới người nghèo, hãy dấn thân kiến tạo nhiều lúc gặp gỡ, thân hữu, liên đới, trợ giúp cụ thể. Có thể mời những người nghèo và những người thiện nguyện cùng tham dự thánh lễ chúa nhật Ngày Thế giới người nghèo, năm nay là Chúa nhật 33 thường niên, để việc cử hành Chúa nhật sau đó, lễ Chúa Kitô Vua, càng có tính chất chân thực hơn. Thực vậy, Vương quyền của Chúa Kitô biểu lộ trọn ý nghĩa trên đồi Golgotha, khi Đấng Vô Tội bị đóng đanh vào thập giá, trần trụi và thiếu thốn mọi sự, trở thành hiện thân và tỏ lộ tình yêu sung mãn của Thiên Chúa..”
 
Cũng trong sứ điệp, ĐTC đề nghị rằng ”Trong Ngày Thế giới người nghèo, nếu trong khu xóm chúng ta có những người nghèo tìm kiếm sự bảo vệ và trợ giúp, chúng ta hãy đến gần họ: đó sẽ là lúc thích hợp để gặp gỡ Thiên Chúa mà chúng ta tìm kiếm. Theo giáo huấn của Kinh Thánh (Xc St 18,3-5), Dt 13,2), chúng ta hãy đón nhận họ như những người khách ưu tiên tại bàn ăn của chúng ta; họ có thể là những thầy dạy giúp chúng ta sống đức tin một cách phù hợp hơn”.
 
ĐTC đề cao kinh nguyện như nền tảng của bao nhiêu sáng kiến cụ thể có thể thực hiện trong Ngày Thế Giới người nghèo. Ngài viết: ”Chúng ta đừng quên rằng Kinh Lạy Cha là kinh nguyện của người nghèo. Thực vậy, lời cầu xin cơm bánh biểu lộ sự phó thác cho Thiên Chúa những nhu cầu sơ đẳng của đời sống chúng ta. Khi
Chúa Giêsu dạy chúng ta, qua kinh nguyện này, biểu lộ và đón nhận tiếng kêu của người đau khổ vì cuộc sống bấp bênh và vì thiếu những điều cần thiết”.
 
Trong cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp, Đức TGM Fisichella cho biết chúa nhật 19-11-2017, sau thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC sẽ dùng bữa trưa với 500 người nghèo tại Đại thính đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican. (SD 13-6-2017)

Tác giả: G. Trần Đức Anh OP

Nguồn tin: vi.radiovaticana.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập640
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm638
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại957,648
  • Tổng lượt truy cập57,059,285
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây