Nguy cơ nhiều trường tư thục sụp đổ

Chủ nhật - 03/08/2014 21:07

-

-
“Gần đây, rất nhiều cảnh báo cho rằng nếu chúng ta không có thay đổi gì trong chính sách và môi trường chung của giáo dục tư thục thì từ năm 2015 - 2020 có nhiều trường tư thục sụp đổ. Kể cả trường công lập cũng có trường sụp đổ”.
Nguy cơ nhiều trường tư thục sụp đổ
 
“Gần đây, rất nhiều cảnh báo cho rằng nếu chúng ta không có thay đổi gì trong chính sách và môi trường chung của giáo dục tư thục thì từ năm 2015 - 2020 có nhiều trường tư thục sụp đổ. Kể cả trường công lập cũng có trường sụp đổ”.
 

Liệu cơ quan quản lý giáo dục và những chuyên gia mong muốn cải cách giáo dục
có tìm được tiếng nói chung về các vấn đề cải cách giáo dục ĐH? - Ảnh: Đăng Nguyên
 
Đó là phát biểu của TS Đàm Quang Minh, Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ tại ngày thứ 2 hội thảo “Đối thoại giáo dục VN: Thảo luận về cải cách giáo dục ĐH VN” do Trung tâm Hoa Kỳ TP.HCM tổ chức diễn ra hôm qua 1.8.
 
Do sai về nhận thức và chính sách, hệ thống trường ĐH tư của VN hiện nay kém phát triển. Thực trạng này khiến không ít chuyên gia cảnh báo nguy cơ sụp đổ của các trường ĐH tư thục.
 
Trường hạng hai, chỉ vì tiền
 

Tranh nhau vì chiếc ghế
 
“Ngay cả trường ĐH Harvard nơi tôi học trước đây cũng rất mất đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, sự khác nhau ở đây là mục đích của sự tranh đấu. Trong khi người ta đánh nhau bằng ý tưởng và trí tuệ thì ở VN đánh nhau vì chiếc ghế và cái cuối cùng được thể hiện ra chính là vị trí cao nhất trong lĩnh vực hành chính”.

 
TS HUỲNH THẾ DU (Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
 
HÀ ÁNH (ghi)
TS Đàm Quang Minh còn cho biết: “Chỉ mới sáng nay có thông tin một trường công lập ở địa phương xin phép giải thể vì không có sinh viên”.
 
Theo TS Minh, trường ĐH tư thục kém phát triển dù hệ thống này có giá trị khác biệt cho nền giáo dục do sai lầm trong nhận thức và chính sách. Phần lớn mọi người đều quan niệm ĐH tư thục là trường hạng hai, chỉ đầu tư vì tiền... Trong khi đó, chính sách thiếu rõ ràng về tính sở hữu lợi nhuận - phi lợi nhuận, bất công về đầu tư giáo dục tư thục...
 
Tiếp lời, TS Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cho rằng sự sụp đổ đang diễn ra trong hệ thống giáo dục.
 
Đầu tư cho sinh viên thay vì nhà trường
 
Ông Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, xót xa đặt câu hỏi: “Nếu biết các trường sẽ chết, bằng cách nào hướng cho các trường đừng chết nữa? Chúng tôi muốn tồn tại và phát triển nhưng hiện tại các trường ngoài công lập đang bị rối kinh khủng”.
 
Trả lời, TS Minh cho rằng để tránh sụp đổ phải có giải pháp từ hai phía. Thứ nhất là chính sách và hệ thống mang tính pháp lý và nhìn nhận từ các trường tư. “Nếu còn coi các trường tư là hạng 2, là dị biệt trong xã hội thì khó tồn tại. Nếu đưa ra chính sách hạn chế nữa thì sự tồn tại càng mong manh hơn”, ông Minh nhấn mạnh.
 
“Về giải pháp, tôi nghĩ trường công lập, tư thục, phi lợi nhuận hay có lợi nhuận đều là thành tố quan trọng của nền giáo dục chung. Vì vậy, chúng ta phải có chính sách chung. Ví dụ, hướng tới đầu tư cho sinh viên thay vì nhà trường, hướng tới hiệu quả - chất lượng - nguồn nhân lực thay vì phủ đều ngân sách”, TS Minh đề xuất.
 
Đại học tư phải tự thay đổi
 
Bàn đến các vấn đề của ĐH tư thục, TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng những bức xúc của hệ thống trường này chủ yếu đến từ phía sinh viên và gia đình họ chứ không hẳn từ các trường. “Các trường không muốn thay đổi, vẫn muốn có bộ chủ quản, có quy định này kia, muốn ra Hà Nội để xin và có cơ hội để được xin, muốn có chỗ để đổ lỗi... Chỉ khi nào chúng ta tự thay đổi thì mới thay đổi được”, ông Thành phân tích.
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đồng tình với TS Nguyễn Xuân Thành khi cho rằng: “Muốn đổi mới, từng nhà trường hãy tự thay đổi. Quyền tự chủ nhà trường quy định trong luật Giáo dục ĐH và văn bản quản lý đã rất mở rộng. Các trường có rất nhiều quyền tự chủ nhưng vấn đề là hiệu trưởng các trường có muốn tự thay đổi hay không. Về phía Bộ, đã làm hết những gì có thể làm để thay đổi chính sách”.
 
GS Ngô Bảo Châu cho biết ngoài việc thay đổi của nhà nước, còn có khả năng nhận thức, tư duy của các thủ lĩnh trường ĐH.

Tác giả: Đăng Nguyên

Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập500
  • Hôm nay65,225
  • Tháng hiện tại870,480
  • Tổng lượt truy cập58,156,349
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây