Những khác nhau giữa Phong Thánh và phong Chân Phước.

Thứ hai - 18/04/2011 07:01

---

---
Chỉ còn đúng ba tuần nữa trước khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Phụng Tự và Bí Tích phổ biến một sắc lệnh nhắm duy trì phần nào sự khác biệt này.

Những khác nhau giữa "Phong Thánh" và "phong Chân Phước".

Những khác biệt nho nhỏ giữa một vụ phong chân phước và phong thánh dễ bị hiểu nhầm, nhất là khi một Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho một Đức Giáo Hoàng khác.

Chỉ còn đúng ba tuần nữa trước khi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Phụng Tự và Bí Tích phổ biến một sắc lệnh nhắm duy trì phần nào sự khác biệt này.

Sắc lệnh đề cập đến ba dị biệt chính: con số các điạ điểm của các giáo phận có thể dâng thánh lễ hàng năm để tôn vinh nhân vật này.

Hai dị biệt khác không dễ nhận biết và liên quan đến sự việc ai là người chính thức yêu cầu Đức Giáo Hoàng hành động và mức độ quyền bính của Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc tuyên phong.

Trong một nghi thức phong chân phước, giám mục của giáo phận nơi vị này qua đời phải xin cho ứng viên được tuyên phong là á thánh; trong nghi thức phong thánh, tổng trưởng bộ Phong Thánh tuyên bố dưới danh nghĩa của toàn thể giáo hội và xin cho ứng viên được tuyên phong là thánh.

Đức Hồng Y Agostino Vallini, phụ tá giám mục thành Rôma nói: Còn một sự kiện ít được chú ý nhưng cũng quan trọng hơn, đó là việc "có liên quan đến quyền bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng" khi một ứng viên được tuyên phong là thánh.

Phong chân phước là một "công tác hành chánh" qua đó Đức Giáo Hoàng cho phép một ứng viên được tôn vinh trước công chúng tại các nơi chốn gần gũi với đời sống và công việc mục vụ của vị này; nơi chốn có thể nhỏ như một thị trấn, mắc dầu, thông thường đó là giáo phận nơi vị này sinh sống hay qua đời. Trong trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày lễ nhớ 22 tháng 10 được tự động ghi vào niên lịch phụng vụ của giáo phận Rôma và tất cả các giáo phận tại quê hương Ba Lan của ngài.

Một vụ phong thánh, ngược lại, là một sắc lệnh chính thức tuyên bố ứng viên lành thánh và đang ở trên Thiên Đàng với Thiên Chúa; sắc lệnh cho phép tôn kính vị thánh trong các nghi thức phụng vụ tại mọi nơi trong giáo hội. Cũng có nghĩa là các thánh đường có thể được cung hiến cho vị này mà không cần có phép của Đức Giáo Hoàng.

Việc phong chân phước chỉ bắt đầu nhiều hơn vào đầu thế kỷ 16 sau khi Vatican tập trung thể thức phong thánh. Thể thức tập trung có nghĩa là các giáo phận có thể chờ đợi nhiều năm hay nhiều chục năm, trước khi tôn kính một ứng viên của họ là thánh; để công nhận việc tôn kính ứng viên tại điạ phương, các Đức Giáo Hoàng sẽ ban cho ứng viên danh hiệu chân phước và chỉ cho phép việc tôn kính giới hạn.

Qua nhiều thế kỷ, khác biệt hiển nhiên nhất giữa một vụ phong thánh và phong chân phước là sự kiện Đức Giáo Hoàng chính thức chủ tế một Thánh Lễ phong thánh.

Các giòng chữ này bắt đầu phai mờ trong giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, là người cử hành Thánh Lễ phong chân phước năm 1971 cho linh mục Phanxicô người Ba Lan Maximilian Kolbe, đã tử đạo trong một trại giam của Đức Quốc Xã.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục thủ tục này và chính ngài đã chủ tế các vụ phong chân phước và phong thánh -- và ngài đã làm như vậy hàng trăm lần trên khắp thế giới.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đáp ứng lời thỉnh cầu của một số các giới chức Tòa Thánh, các giám mục và các thần học gia, cũng cố gắng để giúp cho dân chúng thấy có sự khác biệt giữa một vụ phong thánh và phong chân phước bằng việc chỉ chủ tế khi có một vị thánh mới được tôn phong.

Trên năm năm trời, ngài đã duy trì thủ tục này. Nhưng tháng Chín năm rồi, ngài đã chủ tế Thánh Lễ phong chân phước tại Anh Quốc cho Hồng Y John Henry Newman. Vụ phong chân phước thứ hai trong giáo triều của ngài sẽ là việc tôn phong cho Chân Phước Gioan Phaolô II.

Theo thủ tục, cần có một phép lạ để cho một ứng viên được tôn phong là á thánh.

Về việc phong chân phước, Vatican đòi hỏi chứng cớ của một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ứng viên, trừ khi ứng viên bị tử đạo vì đức tin của mình.

Phép lạ thứ hai -- cần thiết để được phong thánh -- phải xẩy ra sau nghi lễ phong chân phước và coi như ấn tín chấp thuận sau cùng của Thiên Chúa cho việc tôn phong của giáo hội.

Đức Giáo Hoàng Benedict nói như sau trong một diễn từ cho Bộ Phong Thánh năm 2006: "Ngoài việc đảm bảo cho chúng ta là Người Đầy Tớ của Thiên Chúa đang sống trên Thiên Đàng trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, các phép lạ là sự xác nhận thiêng liêng về phán quyết được trình bầy bới các giới chức trong giáo hội về đời sống thánh thiện" ứng viên đã sống.

Bùi Hữu Thư. VATICAN (CNS) 

Tác giả: Bùi Hữu Thư

Nguồn tin: Vietcatholicnews

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập519
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm512
  • Hôm nay94,126
  • Tháng hiện tại899,381
  • Tổng lượt truy cập58,185,250
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây