Ngày Gặp gỡ Liên Tôn Vì Hòa Bình Assisi 2011: “Hành Hương Sự Thật, Hành Hương Hòa Bình”

Chủ nhật - 23/10/2011 06:14

-

-
Khi triệu tập một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi, ngày 27-10 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ được triệu tập bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986, ĐTC Biển Đức XVI muốn gây nhận thức về “các lý do cấp bách cho một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình”.
Ngày Gặp gỡ Liên Tôn Vì Hòa Bình Assisi 2011:
Hành Hương Sự Thật, Hành Hương Hòa Bình
 
Khi triệu tập một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi, ngày 27-10 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ được triệu tập bởi ĐTC Gioan Phaolô II vào năm 1986, ĐTC Biển Đức XVI muốn gây nhận thức về “các lý do cấp bách cho một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình”.
 
Đó là điều khẳng định của Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Đức Hồng Y Peter Turkson, và vị Tổng thư ký của Hội đồng này, Đức Giám Mục Mario Toso, trong lời nói đầu của cuốn sách mang tên “Hành hương sự thật, hành hương hòa bình. Hướng tới ngày suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho hòa bình và công lý”, vốn thu thập nhiều bài viết được nhật báo L’Osservatore Romano công bố vào đầu tháng Bảy, nhằm cho cuộc gặp gỡ tại Assisi.
 
Người ta có thể đọc trong lời nói đầu: “Mong muốn của ĐTC Biển Đức XVI khi làm sống lại kỷ niệm 25 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử tại Assisi 1986 không chỉ đáp ứng cho một kiểu thức mừng lễ, và không có ý định tìm kiếm một tôn giáo toàn cầu, kết quả của cuộc đàm phán hòa giải nhiều lần, hoặc chủ nghĩa hỗ lốn nguy hiểm. Các lý do thì sâu sắc hơn, ít xa vời và ít định kiến.
 
Ngày nay, có các lý do cấp bách của một cam kết nhất trí về đối thoại và tình huynh đệ cho hòa bình, rất cần thiết và không thể tránh khỏi cho nhân loại, vì tương lai của thế giới”.
 
Lời nói đầu nhấn mạnh: “Ngoài các cuộc xung đột, nơi mà các quân đội đụng độ, bằng cách gây ra nhiều cái chết và sự tàn phá vô nhân đạo, còn có các cuộc tranh chấp và tranh đấu, có lẽ không phải là rõ ràng nhưng không kém phần có hại cho phẩm giá con người và các dân tộc. Chỉ cần nghĩ đến cuộc khủng hoảng tài chính mới đây, các vụ phá sản, các vụ tự tử”, và các vấn đề chung có ảnh hưởng đến các quốc gia, các nền kinh tế, và gia đình.
 
“Vì các lý do rõ ràng này và các lý do khác nữa – mà người ta biết – ĐTC Biển Đức XVI mong muốn triệu tập một ngày gặp gỡ mới để suy tư, đối thoại, và cầu nguyện tại Assisi, cho công lý và hòa bình trên thế giới, mời mọi người thực hiện một cử chỉ tượng trưng của lòng thiện chí, bằng cách qui tụ về thành phố của Thánh Phanxicô, nhưng nhất là nhìn vào thẳm sâu của lòng mình, trong ý thức của chính mình, để nhìn thấy sự tương quan bất khả phân ly giữa công tác chăm chỉ cho hòa bình và ước muốn không thể dập tắt về sự thật nơi mỗi con người”.

 
ĐTC Biển Đức XVI, khi mời gọi suy tư về chủ đề “hành hương sự thật, hành hương hòa bình”, cũng yêu cầu “một nền văn hóa đương đại hướng về chủ nghĩa hư vô hãy khắc phục sự thiếu niềm tin nơi con người, trong lý trí và thuyết tương đối đạo đức, vốn làm suy yếu tận căn mọi đề xuất sự thiện, (…) có các trụ cột là tình yêu, tự do, và công lý”.
 
Ngày Assisi năm 2011, trong một “sự tiếp nối tinh thần” với các ngày được khuyến khích bởi Chân phước Gioan Phaolô II, “có đặc tính là sự đóng góp đặc biệt về phía vị Giáo hoàng hiện tại. Thật vậy, trong thông điệp xã hội của Ngài, Ngài nhắc lại rằng hòa bình là kết quả của một cam kết được duy trì bởi một tình yêu đầy sự thật. Tên gọi mới của hòa bình có thể được định nghĩa đúng là caritas in veritate” (bác ái trong sự thật)”, người ta đọc thấy như thế trong lời nói đầu cuốn sách.

“Hòa bình là có thể được, bởi vì tất cả mọi người, được tạo dựng trong nội tại có khả năng biết chân và thiện, là các người hành hương không mệt mỏi của sự thật, và cuối cùng sự tuyệt đối”.
 
Assisi 2011 sẽ là “nơi mà người ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng trong sự đặc thù của kinh nghiệm tôn giáo của mỗi người – kể cả sự nghiên cứu của những người tự xưng là người vô thần – có các nền tảng của một con đường và một cam kết chung cho hòa bình”.
 
“Các tín hữu và người không tín ngưỡng cần phải lớn lên trong nhận thức rằng trong tâm trí chúng ta, mặc dầu có các vết thương của tội lỗi làm suy yếu xu hướng về sự chân và sự thiện, có các mầm mống vô hình của tình anh em, của công lý và hòa bình, mà chỉ có Thiên Chúa và lương tâm ngay chính là các đảm bảo an toàn mà thôi”.
 
Lời nói đầu kết luận: “Khả năng phổ quát để biết sự chân, sự thiện và Thiên Chúa làm cho tất cả mọi người, tín hữu và không tín hữu, thành thành viên của một việc tìm kiếm chung, và thành viên của một di sản các giá trị đạo đức được chia sẻ, để nó có thể được dùng để hợp tác với việc khẳng định công lý và hòa bình trên thế giới”. (Zenit.org 16-9-2011)
 
Chương trình chính thức của Ngày Hoà bình tại Assisi
 
"Tam Nhật" từ ngày 26 đến ngày 28-10

Chương trình chính thức "Ngày của suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới", được tổ chức tại Átxidi (Assisi, Ý) vào ngày 27-10 tới, với chủ đề "Hành hương sự thật, hành hương hòa bình", được diễn ra dưới dạng một "Tam Nhật" từ thứ tư 26 đến Thứ sáu 28-10.
***

Thứ Tư ngày 26-10

ROMA

10g30: Cử hành Lời Chúa, Quảng trường Thánh Phêrô

Thứ 5 ngày 27-10

7g00: Các phái đoàn rời nơi cư trú.

7g30: Các đại biểu lên tàu lửa Frecciargento mà trên đó không có một nhà báo nào,- chương trình nói rõ. Phòng báo chí là ở Átxidi (Assisi).

7g50: ĐTC Biển Đức XVI đi ôtô đến nhà ga Vatican.

8g00: ĐTC Biển Đức XVI và các phái đoàn khởi hành từ ga Vatican bằng xe lửa. Lãnh đạo của các phái đoàn quan trọng nhất ngồi chung toa xe lửa với Đức Giáo Hoàng.

ÁTXIDI

09g45: Đến nhà ga xe lửa Átxidi. Các đại biểu sẽ rời xe lửa, lên xe buýt để đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần. Các trưởng phái đoàn đi xe buýt nhỏ với ĐTC Biển Đức XVI. Khi đến nơi, Ngài là người sau cùng xuống xe, và sẽ được chính quyền Ý đón tiếp.

ĐTC Biển Đức XVI sẽ được đặc biệt chào đón bởi Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino, Tổng Giáo phận Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino. Một đại diện Chính phủ cũng sẽ có mặt, ông Gianni Letta, thứ trưởng Phủ thủ tướng, Đại sứ Ý bên cạnh Tòa Thánh Francesco Maria Greco và Thị trưởng thành phố Átxidi Claudio Ricci. Ông trưởng ga Đức Bà Các Thiên Thần, Massimo Antonini, cũng sẽ có mặt tại lễ đón.

10g15: Các phái đoàn vào ngồi chỗ trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần. Khách hành hương khác sẽ theo dõi mọi diễn tiến qua màn hình khổng lồ bên ngoài nhà thờ.

ĐTC Biển Đức XVI sẽ được tiếp đón tại tiền đình của Vương cung thánh đường bởi linh mục José Rodríguez Carballo, Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM), linh mục Marco Tasca, Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn nhánh Viện tu (OFM Conv.), linh mục Mauro Jöhri, Tổng Phục vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn nhánh Lúp vuông (OFM Cap.), và linh mục Michael J. Higgins, Tổng Phục vụ Dòng Ba Phan Sinh Tại Viện (TOR).

Tại cửa nhà thờ, đến phiên mình, ĐTC Biển Đức XVI lần lượt chào đón các trưởng phái đoàn, được các Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng liên hệ giới thiệu với Ngài, và các vị sẽ đến chỗ trên khán đài.

Tiếp đến, Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, sẽ đọc bàì diễn văn chào mừng, trước khi người ta chiếu lại cảnh cuộc gặp gỡ năm 1986 lên màn hình.

Tiếp theo là các bài phát biểu của Thượng phụ Bartholomew I (Tổng Giám Mục Constantinople - Tòa Thượng phụ Đại kết), Đức Tổng Giám Mục của Canterbury, Rowan Douglas Williams (Giáo chủ Cộng đồng Anh giáo), Tổng Giám mục Norvan Zakarian (Giáo chủ của Giáo phận người Armenia ở Pháp).

Sau một chút nghỉ ngơi, đến các bài phát biểu của ngài Olav Fykse Tveit (Tổng thư ký của Hội đồng Thế giới các Giáo Hội), Giáo sĩ (Rabbi) David Rosen (đại diện của Đại Giáo sĩ của Israel), ngài Wande Abimbola (Phát ngôn viên toàn cầu của IFA và tôn giáo Yoruba).

Kế tiếp là các phát biểu của ngài Acharya Shri Shrivatsa Goswami (đại diện của Ấn giáo), Hoà thượng Ja-Seung (Chủ tịch của "Tông phái Tào Khê", hoặc Tông Tào Động, Phật giáo Hàn Quốc), ngài Kyai Haji Hasyim Muzadi (Tổng thư ký của Hội đồng quốc tế các trường Hồi giáo), bà Julia Kristeva (một đại diện không tín ngưỡng).

Sau cùng, ĐTC Biển Đức XVI sẽ phát biểu.

12g30: Kết thúc cuộc gặp trong Vương Cung Thánh Đường. ĐTC Biển Đức XVI và các trưởng phái đoàn bước vào tu viện Portiuncula.

13g00: Ăn trưa thanh đạm trong các phòng ăn của Tu viện Đức Bà các Thiên Thần.

13g45-15g30: Thời gian thinh lặng để suy tư và/hoặc cầu nguyện cá nhân. Một phòng trong ngôi nhà tiếp đón bên cạnh tu viện Đức Bà các Thiên Thần sẽ được dành cho mỗi tham dự viên.

13g45: Các người trẻ bắt đầu đi bộ từ Vương Cung Thánh Đường Đức Bà các Thiên Thần hướng về Quảng trường thánh Phanxicô, nơi các cuộc tụ họp trước đây đã diễn ra.

15g15: Các phái đoàn đi xe buýt nhỏ đến Quảng trường thánh Phanxicô, và ngay lập tức họ vào khu vực dành riêng cho họ.

15g45: ĐTC Biển Đức XVI và các trưởng phái đoàn đi bộ trên con đường từ Vương Cung Thánh Đường Đức Bà các Thiên thần đến Quảng trường Các Thiên thần (Los Angeles), nơi đây các Ngài sẽ lên xe buýt nhỏ để đến Quảng trường thánh Phanxicô.

16g30: Phần kết thúc cuộc gặp gỡ.

- Lời giới thiệu của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Toà thánh về Đối Thoại Liên Tôn.

- Nhắc lại cách long trọng Lời Cam kết cho Hoà bình, sẽ được đọc trên nền nhạc.

- Lời Giới thiệu của Thượng phụ Bartholomew I, Liên đoàn Luthêrô Thế giới, các người đạo Sikh, Thượng phụ Aleksandr (Tòa Thượng Phụ Mátxcơva), Liên minh Baptist Thế giới, người Hồi giáo, Tổng Giám mục Gregorios (Tòa Thượng Phụ Chính Thống-Syria ở Antioch), các người Lão giáo, Phật tử, người Thần đạo, một giáo sĩ Do Thái, tiến sĩ Setri Nyomi (Liên hiệp Thế giới các Giáo Hội Cải cách) và ngài Guillermo Hurtado (đại diện không tín ngưỡng).

Sau lời kết luận của ĐTC Biển Đức XVI sẽ có một khoảnh khắc thinh lặng. Tiếp đến, trong một cử chỉ tượng trưng, một ngọn đèn sẽ được thắp sáng và trao cho các trưởng phái đoàn.

Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, sẽ nói một vài lời, trước khi các đại biểu chúc hôn bình an. Trong khi ĐTC Biển Đức XVI bước đi ra, ca đoàn sẽ hát Trường các Các Tạo Vật.

18g: ĐTC Biển Đức XVI và các trưởng phái đoàn nào mong muốn, sẽ dừng lại chốc lát trước mộ Thánh Phanxicô.

19g00: Chuyến tàu khởi hành về Roma. Dự trù xe lửa đến ga Vatican lúc 20g30.

Thứ Sáu ngày 28-10

VATICAN

11g30: ĐTC Biển Đức XVI tiếp các phái đoàn.

13g: Dùng bữa trưa, do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà thánh, khoản đãi tại Sảnh Đường Phaolô VI ở Vatican.

Tác giả: Nguyễn Trọng Đa

Nguồn tin: Vietcatholicnews

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay129,450
  • Tháng hiện tại934,705
  • Tổng lượt truy cập58,220,574
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây