Đức Giám mục David Macaire: “Điều làm chận các ơn gọi, đó là sự cô đơn của các linh mục”

Thứ bảy - 27/10/2018 03:18

-

-
Đức Giám mục David Macaire, thuộc tòa giám mục Fort-de-France, Pháp là giám mục trẻ nhất nước Pháp. Ngài là một trong bốn giám mục Pháp tham dự Thượng Hội đồng giới trẻ tổ chức tại Rôma từ ngày 3 đến 28 tháng 10 – 2018.
Đức Giám mục David Macaire: “Điều làm chận các ơn gọi, đó là sự cô đơn của các linh mục”
 

Đức Giám mục David Macaire: Tuyệt đại đa số các linh mục không dính gì đến tai tiếng
tình dục hay ấu dâm (Giám mục Macaire ở Thượng hội đồng ngày thứ năm 25-10-2018)
 
Đức Giám mục David Macaire, thuộc tòa giám mục Fort-de-France, Pháp là giám mục trẻ nhất nước Pháp. Ngài là một trong bốn giám mục Pháp tham dự Thượng Hội đồng giới trẻ tổ chức tại Rôma từ ngày 3 đến 28 tháng 10 – 2018.
 
Báo Figaro: Trong kỳ thượng hội đồng này, cha có nêu lên vụ hai linh mục trẻ Pháp vừa tự tử không?
 
Giám mục David Macaire: Chúng tôi không bàn đến, nhưng một cách tập thể chúng tôi như bị ‘tàn sát’ nếu tôi có thể dùng chữ này bởi vụ tự tử của hai linh mục. Tại thượng hội đồng, chúng tôi đã khóc khi một thanh niên trẻ người Irak lên kể thế nào mà một trong các bạn của anh bị giết, một cách tử đạo vì đức tin kitô, hay khi một giám mục Ấn Độ kể chuyện tử đạo gần đây của một thanh niên công giáo. Chúng tôi cũng khóc khi nêu lên các sai lầm của một số thành viên trong Giáo hội, nhất là các vụ lạm dụng tình dục, nhưng cha nhấn mạnh, tuyệt đại đa số các linh mục không dính gì với các vấn đề ấu dâm hay lạm dụng tình dục. Vậy mà ngày nay tất cả đều bị khinh miệt. Tuần này ở Pháp, hai linh mục vừa chịu chức bị mắng nhiếc và thậm chí còn bị tấn công ngoài đường… Ai bảo vệ các linh mục trẻ này? Họ hiến đời mình để phục vụ nhưng không cho người khác! Thay vì biết ơn, thì họ lại bị chửi rủa liên tục … Như Chúa Giêsu, chắc chắn là vậy, nhưng chuyện này chẳng bao giờ làm ai vui. Các linh mục cũng là con người, một thiểu số phạm những tội rất nặng, nhưng chúng tôi lại bị cuồng hoảng, vì dù phạm một lỗi lầm nào là kết liễu cuộc đời, do thấy cơn thủy triều ấu dâm và tội phạm khắp nơi…
 
Các tai tiếng này có ngăn chận ơn gọi vào chức thánh và cha có nêu vấn đề này ở thượng hội đồng không?
 
Vấn đề tai tiếng được nhắc đến nhiều lần. chữ “ơn gọi” là một trong các chữ chính của thượng hội đồng, nhưng nó không được đề cập đến chỉ duy nhất trong “ơn gọi chức thánh”. Thượng hội đồng nhắc lại, “ơn gọi” có nghĩa là lời mời gọi đi trên con đường thánh thiện, áp dụng cho hết tất cả mọi kitô hữu, trong mọi bậc sống, đặc biệt cho giới trẻ.
 
Dù vậy cũng có khủng hoảng trong ơn gọi chức thánh và tu trì?
 
Có khủng hoảng ơn gọi để có linh mục cho mỗi nóc chuông nhà thờ. Điều chúng ta đang sống, không phải là khủng hoảng ơn gọi chức thánh, nhưng đúng hơn là khủng hoảng ơn gọi giáo dân. Ơn gọi không nảy sinh từ bất cứ đâu, nhưng từ các cộng đoàn công giáo sống động. Dĩ nhiên chúng ta không thể nào quay về đời xưa. Thế hệ chúng tôi – năm nay tôi 49 tuổi – thừa hưởng một Giáo hội đang thời kỳ nghỉ lại sức. Có cần nhắc lại, chúng ta vẫn còn bị ngăn chận để làm tông đồ, để làm linh mục, làm tu sĩ, để mặc áo dòng đó không? Tôi tôn trọng những người đi trước vì trong số này có những vị thánh, nhưng một số các đàn anh đã làm tổn thương chúng tôi. Dù sao họ cũng để lại cho chúng tôi một Giáo hội khác với Giáo hội họ đã nhận…
 
Có cần phải đẩy mạnh lại lời kêu gọi rõ ràng cho ơn gọi chức thánh và tu sĩ không?
 
Có, hơn bao giờ hết! Điều này đã được nói ở thượng hội đồng vì các bạn trẻ yêu cầu. Nó có vẻ nghịch lý, trong khi các linh mục bị bôi nhọ thì các bạn trẻ lại xin có linh mục và lại xin nhiều hơn nữa! Thật ra, các bạn trẻ sẵn sàng dấn thân khi hình ảnh linh mục được rõ ràng hơn. Khi chúng ta mang đến cho các bạn trẻ một con đường rõ ràng, một Giáo hội, một cộng đoàn, một mục tử dấn thân cho họ, với người đáp ứng thì công việc sẽ tiến hành tốt. Chúng ta lầm khi nghĩ ơn gọi của người trẻ tự nó được khơi dậy trong góc của họ. Họ cần một giám mục, các linh mục, một cộng đoàn cụ thể để họ cống hiện cuộc sống của mình. Họ cống hiến cuộc sống cho Chúa Kitô nhưng cũng cho những người này. Nước Cộng hòa Martinique là trường hợp đặc biệt, chúng tôi may mắn có được khoảng hai mươi thanh niên trong đó có mười lăm em được chọn, các em xin được làm linh mục. Cách đây ba năm khi tôi đến, chỉ có hai chủng sinh…
 
Liệu bậc sống độc thân có làm cho các ứng viên trẻ vào chức thánh bị thụt lui không?
 
Vấn đề đặt ra cho họ không phải là bậc sống độc thân, nhưng hình ảnh họ sẽ có và sự đón nhận ơn gọi của họ nơi gia đình, nơi bạn bè của họ. Đó là vấn đề tự hào. Sẽ dễ cho họ nếu họ dấn thân vào một cộng đoàn biết cầu nguyện để nâng đỡ họ, với các linh mục trung thực, những người có một đời sống linh mục thật sự, trong một Giáo hội bảo đảm thứ trật của nó. Còn về tình trạng độc thân thì không phải vấn đề này làm các thanh niên thụt lui, dù khiết tịnh là không tự nhiên đối với đàn ông. Các linh mục trọn hiến cho Chúa Kitô, nhưng chắc chắn đây là một cuộc đấu tranh. Như thế bậc sống độc thân đòi hỏi phải phải được huấn luyện vững chắc để linh mục thực sự có thể hạnh phúc trong sứ vụ của mình.
 
Vậy thì điều gì làm cản trở người trẻ?
 
Đó là vấn đề cô đơn của các linh mục… Chúa không bao giờ muốn các linh mục ở một mình. Điều này không có nghĩa họ phải sống trong một cộng đoàn linh mục, nhưng chung quanh họ phải có một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo bảo bọc họ. Nếu họ thường hay ở một mình trong nhà xứ thì cô đơn này không lành mạnh.
 
Đâu là điểm cơ bản của thượng hội đồng này?
 
Tôi có thể nói là “tinh thần đồng bộ”, cùng bàn thảo để lấy quyết định bao gồm tất cả mọi người dưới trách nhiệm của các mục tử và các “bộ”, các chức năng trong Giáo hội. Như trong các trường học hay trong các phong trào, đã đến lúc các cộng đoàn phải chấp nhận giao trách nhiệm cho giáo dân (đàn ông, đàn bà, thanh niên v.v.) để linh mục chú tâm vào vai trò cao quý của họ: trọng trách thiêng liêng. Vì Giáo hội chỉ tồn tại cho tâm linh. Các bạn trẻ nhưng cũng các linh mục, các giám mục xin các linh mục hãy là các linh mục đích thực, chứ không phải là người điều hành, là người quản lý cơ sở. Khi linh mục phải làm mọi việc, phải biết mọi chuyện thì đó là giáo quyền. Còn về vấn đề phụ nữ, thượng hội đồng muốn mang lại cho họ trọn chỗ đứng. Không phải qua sứ vụ phó tế – vì như thế cũng sẽ là một hình thức giáo quyền -, nhưng qua việc nâng giá trị cho tất cả những gì họ làm trong Giáo hội.
 
Vấn đề đồng tính có được nhìn như là một điểm quan trọng không?
 
Nó không phải là trọng tâm. Vấn đề đặt ra là muốn biết làm thế nào để đón nhận những người đồng tính một cách tốt hơn. Có một khác biệt giữa người đồng tính và các phong trào đồng tính. Thượng hội đồng mạnh mẽ nhắc lại những gì đã viết trong sách giáo lý: cởi mở, đón nhận, tháp tùng một cách hợp pháp các người đồng tính trong Giáo hội. Dù vậy chúng ta phải ngừng dán các nhãn dán! Khuynh hướng tình dục của một người không phải là cái gì thiết yếu! Quan trọng là tình yêu họ dành cho Chúa Kitô, sự phục vụ của họ cho người anh em trong Giáo hội, lòng tôn kính Lời Chúa của họ, đó là tất cả. Các người trẻ nhắc chúng tôi điều này và thượng hội đồng hoàn toàn đồng ý với họ!
 
Jean-Marie Guénois (lefigaro.fr)  - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập699
  • Hôm nay108,950
  • Tháng hiện tại1,021,214
  • Tổng lượt truy cập57,122,851
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây