Chuyện lạ: Lễ ngoại tình của người Ma Coong.

Thứ hai - 25/04/2011 11:28

---

---
Người Ma Coong sinh ra lớn lên gắn liền với các dãy núi đá vôi chót vót của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Họ vui vẻ, hiếu khách, hóm hỉnh và có tình cảm đặc biệt với tình yêu. Mỗi năm cứ đến tiết rằm tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong ở Lào hay Việt Nam đều đổ dồn về bản Cà Roòng một bên cây gạo ngàn năm tuổi làm lễ đập trống.

Lễ ngoại tình của người Ma Coong

Người Ma Coong sinh ra lớn lên gắn liền với các dãy núi đá vôi chót vót của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng. Họ vui vẻ, hiếu khách, hóm hỉnh và có tình cảm đặc biệt với tình yêu.

Mỗi năm cứ đến tiết rằm tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong ở Lào hay Việt Nam đều đổ dồn về bản Cà Roòng một bên cây gạo ngàn năm tuổi làm lễ đập trống. Chủ đất người Ma Coong ở Việt Nam nên lễ hội tổ chức ngàn đời ở đây. Đinh Xòn, thừa kế quyền tổ chức đêm hội đập trống nói ông có quyền quyết định lễ vật đêm hội, bởi ông được Giàng cho phép điều đó.

Đình Xòn thưa ma xó làm lễ đập trống.

Hội đập trống tổ chức trịnh trọng, tang trống làm từ cây chicup khoét rỗng ruột mấy trăm năm chưa hề thay. Mặt trống làm từ da trâu vàng, loại trâu do người Ma Coong phối giống, lông vàng như lông bò, nhưng đó là loài trâu bản địa có tính linh thiêng.

Đám thanh niên khoẻ nhất bản, chưa có mối tình nào được chọn làm mặt trống. Trống căng lên bằng dây mây rừng chuốt bên suối A Ki. Mặt trống căng lên thần kỳ, không đóng chốt như thợ trống miền xuôi mà đánh vào vẫn vang lừng núi non.

Nghe kể, ngày xưa, không biết từ khi nào, người con trai Ma Coong bên này dãy Trường Sơn yêu người con gái Ma Coong bên kia dãy Trường Sơn. Họ yêu nhau nhưng tù trưởng cha của cô gái, buộc cô đi lấy chồng nơi khác. Quá buồn phiền, người con trai Ma Coong làm chiếc trống giữa đêm rằm chếnh choáng men say. Vừa đánh trống vừa hát những bài dân ca nhớ người yêu.

Người con gái nghe tiếng hát của người yêu cũ đã băng rừng lội suối tìm về. Họ gặp nhau khi tiếng trống vỡ, hai người ôm nhau hân hoan giữa bốn bề núi cao. Khi mặt trời buổi sáng lên quá ngọn sào, người con gái lại về bên kia núi Trường Sơn. Mỗi năm đến rằm, chàng trai lại đánh trống, cô gái lại vượt núi băng rừng tìm về.

Lễ ngoại tình của người Ma Coong gìn giữ từ đó.

Trống bịt kín và treo lên giữa sân bản. Đinh Xòn chủ lễ bắt tay vái lạy, sau đó ra suối giăng lưới bắt đủ 32 con cá khe ở suối Cấm. Khúc suối đó chỉ mình chủ đất Đinh Xòn mỗi năm một lần đánh bắt, không một ai bén mảng, nếu phát hiện sẽ phạt nặng, thậm chí tái phạm sẽ bị đuổi ra ở rìa bản dựng lán ở.

Trước khi xuống suối, Xòn làm lễ chay tịnh bảy ngày bên bờ suối, không tiếp xúc với phụ nữ. Xòn giải thích: “Đó là cách biết ơn tổ tiên của người Ma Coong đã cho lễ hội đập trống”.

Lễ cúng gồm 8 mâm, mỗi mâm có 2 con gà, một luộc, một nướng, thể hiện cho chăn nuôi bội phát, một líp xôi thể hiện sự được mùa, đọt măng rừng, đọt mây, đọt cây đoác thể hiện sự kính trọng của người dân đối với núi rừng, mỗi mâm có đủ 4 con cá tế bốn vị thần mà người Ma Coong, gồm thần núi, thần sông, Giàng, ma xó, bốn vị thần đó đều phù trợ tình yêu bất diệt của người Ma Coong. Trước mâm cỗ bày 3 hũ rượu hiêng, thứ rượu ủ bằng men lá rừng, tinh nếp cất từ một năm trước.

Đinh Xòn hô to: “Giàng ơi. Hôm nay lũ dân làng vào hội đập trống. Mời Giàng về dự cái sung sướng của dân bản. Chứng giám cho dân bản yêu nhau. Cầu cho trăng vẫn mọc, mặt trời vẫn lên, mỗi năm có hội đập trống để đàn bà, đàn ông ôm nhau dưới suối, níu tay say tình ngoài vợ chồng”.

Sau vài lượt khấn, Đinh Xòn phát lễ đập trống. Dân bản ai cũng ùa vào đập trống, trên mặt trống là hàng trăm cái dùi liên tục đập, hết người này đến người khác, ai cũng muốn mình đập nhiều dùi nhất lên mặt trống. Mọi người vừa đập trống vừa vui vẻ hô: "roa lữ Giàng ơi!" (sướng quá Giàng ơi!).

Nhịp trống dồn dập, nhịp chiêng quấn theo, bước chân người dự hội quay cuồng, nghiêng ngả theo men rượu. Đập trống một hồi lâu, giữa sân làng, lửa được nhóm lên, cháy rực như kích động lòng người hút vào cuộc chơi. Lửa cháy, trống vang, rượu hiêng chuyền tay nhau say đất quay trời, họ như là tâm điểm của vũ trụ một đêm.

Ai cũng muốn đập thật nhiều để được tự do yêu đương.

Ma Coong mải mê “roa lữ Giàng ơi” cho đến khi trống như hiểu lòng người, ấy là lúc mặt trống vỡ toang. Cả núi rừng đang lay chuyển bỗng yên lặng, ai nấy yên lặng, không gian cô đặc phăng phắc rồi cả ngàn người xé toang màn đêm với tiếng hét tột đỉnh: “Roa lữ Giàng ơi”, sau đó từng đôi, từng đôi lặng lẽ nắm tay nhau, tìm lấy một khoảng riêng cho nhau để tự tình. Trống vỡ, trai gái có quyền không báo cáo bố mẹ.

Với người đàn ông, đàn bà đã có gia đình đến hội đập trống sẽ được Giàng cho phép níu áo, cầm tay đi ngoại tình sau khi trống vỡ. Đây là đêm duy nhất trong năm người Ma Coong cho phép ngoại tình.

Sau những phút giây tự do yêu thì Giàng cũng làm cho mặt trăng lặn, mặt trời lên, buộc đàn ông, đàn bà ai về nhà nấy. Họ trở về với gia đình vốn có, vợ chồng theo lời của Giàng vẫn hoà thuận lên nương, lên rẫy, chăm chỉ làm ăn đến mùa đập trống năm sau lại về trẩy hội.

(Theo SGTT) 

Tác giả: Theo SGTT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập721
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm720
  • Hôm nay126,455
  • Tháng hiện tại1,038,719
  • Tổng lượt truy cập57,140,356
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây