Tình già.

Thứ bảy - 06/04/2013 22:48

-

-
Khi đã trải qua một thời gian dài gắn bó, vượt qua được những giai đoạn “khắc nghiệt”, cùng chung vai gánh vác, sẻ chia gánh nặng cuộc đời thì tình càng nồng, càng cần có nhau, không thể thiếu. Đó là lúc tuổi đã về chiều, là khi con cái đã trưởng thành, có tổ ấm riêng, là lúc hai tâm hồn dễ cảm thấy cô đơn, dễ gần nhau hơn bao giờ hết…
Tình già
 
Đời sống tình cảm vợ chồng thường qua nhiều giai đoạn. Khi còn trẻ người ta yêu mãnh liệt nhưng tình cảm hình như chưa đủ sâu sắc, lắng đọng nên cũng dễ phôi pha. Khi đã trải qua một thời gian dài gắn bó, vượt qua được những giai đoạn “khắc nghiệt”, cùng chung vai gánh vác, sẻ chia gánh nặng cuộc đời thì tình càng nồng, càng cần có nhau, không thể thiếu. Đó là lúc tuổi đã về chiều, là khi con cái đã trưởng thành, có tổ ấm riêng, là lúc hai tâm hồn dễ cảm thấy cô đơn, dễ gần nhau hơn bao giờ hết…
 
Nằm chung phòng bệnh với mẹ tôi là một cụ bà đã ngoài bảy mươi. Bà cụ bị bệnh tim lâu năm, lại thêm cao huyết áp. Thường trực chăm bà là cụ ông đã gần tám mươi nhưng trông còn khỏe lắm. Hỏi con cái đâu cụ bảo: Chúng nó còn đi làm, lại bận con cái nên ông chăm bà cho chắc ăn! Ông cụ cứ đi ra đi vô chẳng chịu ngồi yên. Khi thì kiếm cái khăn lau mặt cho bà, đỡ bà đi vệ sinh, lúc lại lấy nước nóng pha sữa cho bà uống. Thuốc của bà, ông cũng canh cho bà uống đúng giờ, rồi lại cho bà ăn… Tất cả những gì cần lo lắng, cần chăm sóc cho người bệnh ông cứ chầm chậm làm một cách cẩn trọng và nhẫn nại. Ông còn động viên bà ráng ăn, ráng uống cho mau khỏe, còn về nhà với con cháu. Hỏi sao không để con cái lo, ông bảo: Mình còn khỏe, giúp được gì cho chúng thì giúp. Vợ chồng già, cần nhau nhất là lúc này. Hồi trẻ đi khắp Đông khắp Tây rồi, giờ là lúc bù đắp lại. Nói xong ông cười hể hả, nhìn bà rất… hồn nhiên! Nghe ông nói, bà tủm tỉm cười, nét mặt như rạng rỡ hẳn lên. Nhìn hai cụ thấy còn… “tình” lắm!
 
Trưa, hết giờ làm việc, con trai, con gái, con dâu, con rể của các cụ mới thay nhau ghé thăm xem ông bà cần gì, xem tình hình sức khỏe mẹ ra sao. Cô con gái cứ đòi tối ra ngủ với mẹ nhưng ông cụ nhất định không cho. Ông lo: Chúng nó đi làm về mệt, sao tỉnh táo mà trông bà? Người già khó ngủ, để ông “canh” bà là yên tâm nhất! Rồi ông quyết: Tụi con về nghỉ mai còn đi làm, rồi lo con cái. Cần gì ba kêu! Cô con dâu nói vui: Ông “cưng” bà lắm, ở nhà ông vẫn thường giăng mùng cho bà ngủ, đưa bà đi khám định kỳ. Thuốc của bà, ông phân chia theo toa cho bà uống mỗi ngày. Có lúc bà còn “nhõng nhẽo” để ông được một phen năn nỉ… Tụi em vẫn thường bảo, chỉ mong sao phấn đấu được như ba mẹ, mà chắc cũng khó. Thật đúng “gừng càng già càng cay”!

 
 
Nhìn ông bà tôi chợt nhớ đến một câu chuyện khác, chuyện ly hôn của hai người già. Ông bà đã có gần 50 năm vợ chồng, đang hạnh phúc với con cháu thì ông đùng đùng đòi dứt áo ra đi…
 
Bà đau khổ và suy sụp lắm, không tin đến tuổi này mà ông lại có thể đánh đổi tất cả vì một người phụ nữ! Thời trẻ ông đã không sa ngã thì giờ cớ gì lại “say nắng”? Bà và các con giận hờn, khuyên nhủ, tìm cách níu kéo ông bởi bà tin ông chỉ nhất thời bị lầm lạc, bị… “bỏ bùa”! Bà còn hy vọng nhờ thầy “gỡ” được “bùa” ông sẽ tỉnh ra. Nhưng, ông vẫn nhất quyết ly hôn để được “danh chính ngôn thuận” đến với người phụ nữ ấy, người chỉ hơn con gái lớn của ông bà dăm tuổi...
 
Giận ông lắm nhưng nghĩa vợ chồng sâu nặng khiến bà vẫn thương ông, lo cho ông. Nhà cao cửa rộng ông không ở, sống với người phụ nữ ấy trong căn phòng nhỏ chật hẹp, thiếu điều kiện chăm sóc rồi ông sẽ ra sao? Các con của ông bà cũng không muốn cha mẹ đưa nhau ra tòa ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, kéo theo là những đàm tiếu, dị nghị.
 
Chẳng có gì ngăn nổi ông. Hết cách, bà cũng phải đối diện với ông ở tòa. Đến tận lúc đó bà vẫn cố giữ tiếng cho ông, không nói điều gì phê phán ông. Sâu thẳm trong lòng, bà vẫn hy vọng ngày ông trở về, và bà vẫn dành cho ông một lối về. Bao nhiêu năm rồi, ông bà có chuyện gì lớn đâu chứ?... Vậy mà trước tòa, ông nỡ lớn tiếng kể tội vợ con, gieo tiếng ác rằng vợ con bỏ bê ông khi ốm đau, hỗn láo chửi bới ông, đối xử tệ bạc với ông… Toàn những điều bà và các con không thể tưởng tượng ra. Bà nghe mà tai như ù đi, mặt mày xây xẩm. Bà không hiểu nổi điều gì đã khiến ông trở nên nhẫn tâm đến vậy? Gần năm mươi năm tình nghĩa, đến phút cuối đời sao mà cay đắng?...
 
Cuộc sống đủ những sắc màu, với muôn hình vạn trạng mà con người tuy là “chủ” vẫn khó có thể “làm chủ” mọi điều. Biết phải làm sao để những giây phút cuối đời được yên vui?

Tác giả: Phan Vy

Nguồn tin: phunuonline.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập1,013
  • Hôm nay184,622
  • Tháng hiện tại1,505,822
  • Tổng lượt truy cập58,791,691
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây