Chuyện to để anh lo.

Thứ bảy - 17/12/2011 04:54

-

-
Đàn ông vốn lười, đùn hết việc nhà cho vợ. Các bà vợ “ôm” việc nhà nhiều quá, thường mệt và cáu nên bóng gió xa xôi kể công mình, kể tội chồng. Mâu thuẫn vợ chồng cũng có thể phát sinh từ chuyện linh tinh trong bếp.
Chuyện to để anh lo
 
Đàn ông vốn lười, đùn hết việc nhà cho vợ. Các bà vợ “ôm” việc nhà nhiều quá, thường mệt và cáu nên bóng gió xa xôi kể công mình, kể tội chồng. Mâu thuẫn vợ chồng cũng có thể phát sinh từ chuyện linh tinh trong bếp.

 
Ông xã tôi ngày mới quen hay kể một câu chuyện: “Có một cặp vợ chồng, tổ chức đám cưới kim cương, bạn bè hỏi bí quyết hạnh phúc, ông chồng bảo: Vì mọi việc trong nhà chúng tôi đều phân công, tôi làm việc lớn, còn bà xã lo việc nhỏ. Kết quả, gia đình tôi chẳng có việc gì to tát cả, toàn chuyện vặt”.
 
Kể xong, anh ấy cười ha ha, ra vẻ khoái chí, tôi thì cười tủm tỉm. Biết “ý đồ” rồi nhé, cưới nhau đi, rồi gia đình mình sẽ toàn chuyện to đề anh lo.
 
Bà Trần Thị Mỵ, nhân viên của một siêu thị, chia sẻ tiếp: “Đàn ông vốn thích làm chuyện đại sự, họ không thích mó tay vào chuyện vặt. Họ đâu có lười biếng. Trước khi lấy chồng, tôi phải đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu kỹ các loại việc nhà, và chọn ra chuyện lớn để họ ra tay.
 
Chẳng hạn, lúc vợ chồng còn son trẻ, tôi bảo: “Anh đi chợ, đi siêu thị vừa tiết kiệm được thời gian, được tiền… bởi điểm mạnh của anh là tập trung, nhanh nhẹn. Còn em cứ vào siêu thị là bị bị cuốn vào hàng hóa, cứ mua linh tinh.…dở tệ”.
 
Thế là ông xã tôi gật đầu: “Ừ, chuyện này để anh, vèo một cái là xong ngay, phụ nữ nhẹ dạ còn dễ bị khuyến mãi dụ dỗ, đàn ông thì đừng hòng…”.
 
Cho đến bây giờ, ông xã đã trở thành “chuyên gia mua sắm”, đặc biệt là bằng tiền của ảnh. Tôi cần gì chỉ cần đưa danh sách, với lý do thuyết phục. Từ lúc có con, tôi nhận phần cho con bú, sữa mẹ nên không giao cho ảnh được. Ảnh luôn nhận phần quan trọng hơn là giặt tã cho con. Tôi phân tích: “Chỉ có mạnh tay mới sạch anh ạ. Em yếu quá, vắt còn không khô hết nước, làm sao tã kịp khô, mua thêm thì không đủ tiền… Vậy là ông xã tôi sốt sắng, phô trương cơ bắp (có đi tập thể hình một thời gian ngắn), chiều nào đi làm về cũng xông vào toilet giặt tã, đồ của con, của cả vợ. Sau này, mua được cái máy giặt, chồng vẫn giặt tay, như kẻ bị “nghiện” giặt đồ. Lý do của chàng: “Áo sơ mi giặt tay mới sạch, khỏi hư…”.
 
Đấy! Đàn ông đâu có lười, họ còn ham việc nhà là đằng khác. Vấn đề là các bà vợ làm sao cho họ… ham.
 
Bà Lê Ngọc Ban, một giáo viên trường dạy nghề đúc kết: “Sai lầm của các bà là không biết nhờ chồng, chỉ toàn sai bảo”. Nhờ là sao? Công thức của bà: Giao việc cho chồng phải hết sức cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Ví dụ như mua xà bông, thì xà bông hiệu gì, giá bao nhiêu…Tiếp theo, lời nói phải hết sức ngọt ngào, thái độ dịu dàng (như là nhờ người ngoài). Bước cuối cùng là phải khen chồng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bà cho biết: “Đàn ông như đứa trẻ lâu năm, thích được khen thưởng, mình lại chẳng tốn gì cả, tiếc gì lời nói, nếu không quen thì tập dần cũng quen”.
 
Nhờ thực hiện các bước một cách thường xuyên, nên bà có một ông chồng thuộc loại siêu. Nấu ăn thành nhu cầu của ông, bữa ăn lúc nào cũng tươm tất. Cũng nhờ thế, mà ông hiếm khi đi nhậu với bạn bè. Ăn nhà cho an toàn, có bia bọt cũng ở nhà. Bà vợ cũng biết điều: “Để em rửa chén cho”. Vậy là vợ chồng êm ấm.
 
Để không thua kém vợ, chồng bà cũng thi đua lập thành tích: Vợ quét nhà, lau nhà, thì chồng tự nguyện đi đổ rác. Có lần, bà đi chợ bị cướp mất túi xách tay, thế là chồng bà “tức quá” phán luôn: “Thôi từ này mua gì để anh đi cho”. Thế mới biết, trong cái rủi, bao giờ cũng có cái may.
 
Chiêu của bà Vũ Thị Châu, nhân viên tiếp tân của một khách sạn, là lúc nào cũng “dại” hơn chồng. “Cứ ra vẻ lanh quá thì ôm việc là phải rồi” bà chia sẻ. Ví như cái bếp điện, có bao nhiêu nút, bà bảo chồng: “Anh rành tiếng anh, kỹ thuật cũng giỏi, dạy cho em cách sử dụng”.
 
Được vợ ca tụng thế, nên ông xã bà thích vào bếp, không phải ông mê nấu ăn, mà mê khám phá các dụng dụ nhà bếp đầy tính kỹ thuật cao. Ông còn bảo: “Phụ nữ làm sao rành khoa học kỹ thuật bằng đàn ông, các bà nấu ăn chỉ làm hỏng các thiết bị”. Vậy là bà vợ đảm nhận khâu chuẩn bị nấu: rửa rau, làm cá, ướp thịt, còn nấu thì phần ông chồng. Trong bếp lúc nào cũng có mặt “cặp đôi hoàn hảo”.
 
Nhiều bà vợ nghĩ rằng, đàn ông là phải kiếm tiền mang về, việc nhà sẽ làm họ xao nhãng nhiệm vụ chính.
 
Thế nhưng, về phía đàn ông, họ lại sợ áp lực “đi làm nuôi cả nhà” nên luôn cần sự chia sẻ của người vợ. Nói cách khác, nhà “một cột” đã khá lỗi thời, và được thay vào mô hình nhà “hai cột”. Theo đó, việc nhà cũng phải có cả bà nội trợ, lẫn ông nội trợ mới không tạo ra một bà vợ bị mất sức vì việc nhà.
 
Có lã, từ suy nghĩ như thế, các bà vợ mới mạnh dạn sáng tạo ra các cách, các chiêu, để “dụ dỗ” các ông cùng chia việc nhà với mình như hồi xưa các bà đã khiến cho các ông ngất ngây xin… chết!
 
Theo Phư Chu
Tuổi Trẻ cười

Tác giả: Phư Chu

Nguồn tin: Báo Dân Trí.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập619
  • Hôm nay77,934
  • Tháng hiện tại990,198
  • Tổng lượt truy cập57,091,835
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây