Triết lý của một người giàu: Tiền không phải là tất cả …

Thứ sáu - 18/11/2011 06:38

-

-
Một quá trình con người có thể rút ra nhiều điều. Hiểu ra nhiều điều. Suy ngẫm nhiều điều. Tất nhiên là với những người có xuất phát điểm từ cái gốc văn hóa, từ cái nhìn nhân bản. Với một người làm ra tiền như ông, luận đầu tiên là luận về đồng tiền. Đã từ lâu, các bậc tiền bối nước ta luận về đồng tiền rất hay.
Triết lý của một người giàu: Tiền không phải là tất cả …
 
Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc …Nhất là khi xem kỹ tập “ Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông.
 

Tấm danh thiếp mà ông đưa cho tôi có ghi: Vũ Minh Châu.
Tổng giám đốc; Doanh nhân văn hóa; Nghệ nhân quốc gia.

Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc … Nhất là khi xem kỹ tập “Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông.

Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn “Thơ và luận” của ông. Về phần thơ, tôi không bàn đến, có lẽ vì tôi là một nhà thơ, đã đọc quá nhiều thơ rồi chăng? Tôi thích, và tâm đắc với nhiều điều trong phần “Luận” của ông.

Tôi biết, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có với nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc nổi tiếng, ông đã từng ở trong quân ngũ, rồi làm một viên chức nghèo 12 năm trong những tháng ngày khó khăn của đất nước. Cho đến năm 1989, khi công cuộc đổi mới đã cho phép tư nhân mở cửa hàng vàng bạc để kinh doanh, ông theo gia đình kinh doanh vàng.

Cửa hàng vàng mang thương hiệu Bảo Tín do mẹ ông, bà Lương Thị Điểm mở từ đó. Bây giờ mẹ ông đã ngoài 70 tuổi, vẫn kinh doanh vàng, vàng Bảo Tín. Các con của bà cũng theo nghiệp mẹ kinh doanh nghành này. Mỗi người con lấy tên mình đi kèm thương hiệu Bảo Tín, như Bảo Tín Minh Châu là thương hiệu của ông.

Ông có bốn người con và các con lớn cũng như vợ ông đều theo nghiệp bố, kinh doanh vàng. Khi người ta đã ở vào tuổi “Tri thiên mênh” như ông, nghĩa là đã hiểu được mệnh trời thì cuộc sống là một quá trình chiêm nghiệm.

Một quá trình con người có thể rút ra nhiều điều. Hiểu ra nhiều điều. Suy ngẫm nhiều điều. Tất nhiên là với những người có xuất phát điểm từ cái gốc văn hóa, từ cái nhìn nhân bản. Với một người làm ra tiền như ông, luận đầu tiên là luận về đồng tiền. Đã từ lâu, các bậc tiền bối nước ta luận về đồng tiền rất hay.
 
“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử; Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm).

“ Trong tay đã sẵn đồng tiền, dù cho đổi trắng, thay đen khó gì”
(Đại thi hào Nguyễn Du).

“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ ? Đời trước làm quan cũng thế a”
(Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến).

Còn bây giờ dân gian luận về đồng tiền như sau:
 
Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, v.v …”.

Thế nhưng ông Vũ minh Châu lại cho rằng “Tiền không phải là tất cả, trí thức mới là tất cả” (Trích trong LUẬN VÀ THƠ).

Có phải ông là người có nhiều tiền rồi mới nói vậy không? Bởi thời nay, có kẻ chẳng tri thức gì cả mà vẫn có rất nhiều tiền. Còn, có những người có tri thức thật sự lại vẫn nghèo!

Tôi đồ rằng, ông nói vậy, luận như vậy là ông nói đến cái giá trị chung, của muôn đời, như lời Phật dạy “Tài sản vô giá của đời người là sức khỏe và trí tuệ”.

Ông luận rằng:
 
“Kiếm tiền khó hơn tiêu tiền
Nhưng, người biết tiêu tiền ít hơn người biết kiếm tiền”.


“Tiền ở trong két là tiền của người ta
Tiền tiêu đi mới là tiền của mình”
(Trích THƠ VÀ LUẬN ).

Chí lý đấy chứ! Từ đồng tiền, đến sự giàu có, ông có những câu luận như đã chạm được với cái cốt lõi của cuộc đời.
 
“Giàu quá hóa nghèo
Người thông minh biết làm giàu tới mức cần thiết”.


“Người giàu nhất hành tinh cũng không đủ mọi thứ
Ai nghèo nhất thế giới cũng không thiếu tất cả”

Có những câu luận của ông, tôi cảm thấy không chỉ cho riêng ông:
 
“Giàu mà không chia sẻ là có tội”

“Người giàu đạo đức tài năng
Như một cây sâm đến tuổi càng quý”


“Người giàu không tính bằng số tiền ở lại
Mà được tính bằng số tiền tiêu đi có ích”
…( Trích THƠ VÀ LUẬN ).

Rồi ông luận về cho và nhận:
 
Người biết cho, càng cho, càng được
Kẻ vụng nhận, càng nhận, càng mất
”.

Ông cũng có những câu luận về lẽ đời, về con người, về cuộc sống hiện tại khá lý thú, mà thiết nghĩ, tôi không muốn bình luận gì thêm:
 
“Đi bằng lời nói nhanh hơn đi bằng đôi chân”

“Học để biết học tiếp”

“Lẽ phải thuộc về người mang lại quyền lợi cho mình”

“Người ta có thể đổi tất cả để lấy sức khỏe
Chứ không phải đổi sức khỏe để lấy tất cả’’


“Hoa đẹp thì đáng yêu
Người đẹp thì nên tránh”
…( Trích từ LUẬN và THƠ ).

Lâu này tôi thiển nghĩ rằng, người giàu có thì càng muốn giàu có hơn, muốn tận hưởng mọi thứ của cuộc sống… Chứ suy tư, triết lý làm gì cho mệt! Hóa ra không hẳn vậy, ít nhất là với những người giàu như ông Vũ Minh Châu…

Theo Dương Kỳ Anh (Tầm Nhìn)

Tác giả: Theo tamnhin.net

 Tags: nhiều điều

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập731
  • Hôm nay37,895
  • Tháng hiện tại858,554
  • Tổng lượt truy cập56,960,191
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây