Học viên lớn tiếng cãi nhau, thách thức thầy cũng là một thầy giáo.

Thứ bảy - 21/04/2012 20:44

-

-
Lê Trần Công học viên lớp cao học SPKT – ĐH Bách Khoa, người đã lớn tiếng và có cuộc khẩu chiến 'hơn thua' với thầy giáo trong đoạn clip cũng là một nhà giáo có thâm niên...
Học viên lớn tiếng cãi nhau, thách thức thầy cũng là một thầy giáo
 
Lê Trần Công học viên lớp cao học SPKT – ĐH Bách Khoa, người đã lớn tiếng và có cuộc khẩu chiến 'hơn thua' với thầy giáo trong đoạn clip cũng là một nhà giáo có thâm niên...
 
Sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một học viên ngồi trong giờ học không ghi chép bài, nghe điện thoại, khi bị nhắc nhở, học viên này còn đứng lên lớn tiếng "cãi nhau tay đôi" với thầy giáo... không những thế học viên này còn lớn tiếng 'lên mặt' và thách thức thầy giáo của mình trước sự chứng kiến của cả lớp học... 

Ngay trong chiều ngày 19/4/2012, khi trao đổi PV báo Giáo dục Việt Nam, PGS Thái Thế Hùng – Phó viện trưởng viện sư phạm kỹ thuật (Đại học Bách khoa Hà Nội), phụ trách công tác đào tạo sau ĐH khẳng định, học viên có hành vi không tôn trọng thầy giáo đó là Lê Trần Công, hiện đang theo học lớp cao học sư phạm kỹ thuật điện tử thuộc quản lý của Viện sư phạm kỹ thuật.
 

Học viên Lê Trần Công đã có những lời nói, thái độ thiếu tôn trọng giảng viên
trong lớp học. (Ảnh cắt từ clip)

"Ngay trong sáng ngày 19/4/2012, chúng tôi đã nhận được báo cáo của lớp trưởng về hành vi, thái độ cư xử không đúng mực của học viên Lê Trần Công đối với thầy Vũ Xuân Yêm trong lớp học vào tối hôm thứ 4 ngày 18/4/2012", PGS Hùng xác nhận.

Khi được hỏi về quan điểm của Viện trước hành vi trong đoạn clip của học viên Công, PGS Thái Thế Hùng cho rằng, đây là hành vi không thể chấp nhận được trong lớp học và Viện sẽ báo cáo lại với Viện đào tạo sau đại học cũng như lãnh đạo nhà trường để có hướng xử lý.

Cũng theo PGS.TS Hùng, ngay từ khi nộp hồ sơ học viên Lê Trần Công đã từng có thái độ tranh cãi với cô Nga cán bộ giảng viên thu hồ sơ thi tuyển cao học. 

"Học viên Lê Trần Công cũng là một thầy giáo"
 
Cũng trong buổi làm việc giữa PV báo Giáo dục Việt Nam và lãnh đạo Viện sư phạm kỹ thuật (ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS. TS Thái Thế Hùng cũng cho biết: "Tôi cũng được biết, học viên Lê Trần Công cũng là một thầy giáo và hiện đang là trưởng một bộ môn tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội".
 
Từ thông tin do Viện sư phạm kỹ thuật cung cấp, PV báo Giáo dục Việt Nam đã tìm cách liên hệ với học viên Công, tuy nhiên bị từ chối do đang "bận lên lớp". Trao đổi với PV qua điện thoại, học viên Lê Trần Công thừa nhận: “Vì chiều hôm đó có uống rượu với mấy anh bạn, nên lên lớp đã có những lới nói không đúng với thầy Yêm”.
 

Viện sư phạm kỹ thuật thuộc trường ĐH Bách khoa HN nơi quản lý học viên Công.
 
Nhưng khi hỏi ông đã nói những gì với thầy Yêm, thì học viên này chần chừ nói: “Lúc ấy nói gì bây giờ mình cũng không nhớ rõ?”. Đồng thời Công cũng khẳng định ngay sáng hôm sau đã chủ động gọi điện để muốn gặp xin lỗi thầy Yêm nhưng thầy Yêm không nghe máy. Sau đó Công có nhắn tin xin lỗi thầy Yêm.
 
Khi PV hỏi: Là nhà giáo anh cũng đứng lớp lâu năm, anh nghĩ sao nếu sinh viên mình cũng có thái độ như anh với thầy Yêm? Học viên này tỏ ra nghi ngại rồi từ chối trả lời.

Về việc xin lỗi bằng tin nhắn của học viên Lê Trần Công với thầy Yêm đã được thầy Yêm xác nhận là đúng.
 
Một hành vi phản giáo dục
 
Trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, một GS có tên tuổi của trường ĐH Sư phạm HN nhìn nhận “thái độ, hành vi của học viên như vậy là không thể chấp nhận được trong môi trường sư phạm”. 
 
Theo GS này bộc bạch. nếu có con người ta có 3 điều: học giỏi, sức khỏe, ngoan ngoãn. Nếu để bỏ 1 trong 3 mong ước đó sẽ bỏ đi học giỏi. Còn nếu buộc phải  bỏ đi điều nữa người ta sẽ bỏ đi sức khỏe. Bởi lẽ đạo làm người phải lấy đạo đức làm đầu.
 
“Không chỉ ở Việt Nam với có tôn sư trọng đạo, nền giáo dục các khác cũng coi trọng chữ lễ trong đạo thầy trò. Tôi từng học ở Liên Xô trước đây bây giờ là nước Nga, ở đó cũng có trên dưới, thầy là thầy trò là trò”, thầy chia sẻ.
 
Cũng theo thầy này, thì ai lên làm thầy cũng phải từng làm trò, nếu đạo trò không giữ hỏi sao có thể làm được thầy. Trong khái niệm thầy Hùng chưa bao giờ ông nghĩ đến chuyện một học trò lại đến lớp học với tình trạng say rượu.
 
Đứng mục giảng trường ĐH hơn 30 năm, thầy này cũng chưa bao giờ gặp một trường hợp một học trò say rượu và “ bật” thầy như vậy. Đặc biệt với môi trường mô phạm của trường ĐH SPHN thì lại không.
 
"Điều trước tiên của người học là phải học đạo lễ, tức là lễ phép với thầy. Tôn trọng thầy trước khi học tri thức, và môi trường nào cũng phải có kỷ luật, kỷ luật nhà trường chính để học trò tốt hơn", GS này nhấn mạnh.
 
Cũng theo thầy này, thì để chọn một nghiên cứu sinh trước hết phải nhìn vào đạo đức anh ta trước khi nhìn vào học vấn bằng cấp. Nhìn vào nhiệt tâm cầu thị mong muốn được có thêm tri thức trước dạy kiến thức.

Tác giả: Hoàng Lực

Nguồn tin: giaoduc.net.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay24,218
  • Tháng hiện tại1,142,762
  • Tổng lượt truy cập58,428,631
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây