Hiện tượng xã hội mới ở Mỹ: Mass Mob

Thứ hai - 10/02/2014 18:54

-

-
Flash Mob là một hiện tượng xảy ra ở trên Internet. Mob là tụ tập, kéo bè kéo đảng. Flash Mob là một sự tụ tập chớp nhoáng để làm một việc gì đó. Có thể là xấu nhưng cũng có thể là tốt.
Hiện tượng xã hội mới ở Mỹ: Mass Mob
 
Có ai nghe tới chữ Flash Mob bao giờ chưa?

Flash là đèn chớp, giống như đèn chớp cuả máy hình, tuy chớp nhoáng nhưng để lại một dấu tích lâu dài là có một tấm hình có đủ ánh sáng.

Người ta thường dùng chữ Flash với chữ Flood để chỉ một hiện tượng mưa lũ tại các thành phố. Vì diện tích đất trống bị thu hẹp (có nhiều nhà cửa và đường xá,) cho nên mỗi khi trời mưa to, nước không có chỗ thấm, tạo ra một cơn Flash Flood () đổ xuống các đường hẹp và thấp, trôi đi xe cộ và đôi khi cả người nữa. Năm nào Tin Tức cũng cho biết có hàng chục tai nạn như thế.

Thời xưa chỉ có vùng cao nguyên La Pampas ở Argentina là có hiện tượng Flash Flood nổi tiếng mà thôi. Vì không có cây cho nên mỗi khi có một cơn bão lớn đổ xuống vùng núi thì nước tràn về đó giống như một bức tường đố xập, cuốn trôi mọi vật. Không ai ở đây được. Người ta đã trị liệu cái hiện tượng thiên nhiên này bằng cách trồng thêm thật nhiều cây cối và bây giờ vùng La Pampas đã có thể ở được, nhiều thành phố đã được dựng lên.

Nhưng con ngươì hình như không thấm nhuần cái bài học quí giá đó, ở nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn tiếp tục phá rừng taọ nên những cơn lũ nhân tạo mà hàng ngàn năm trước thiên nhiên đã không bao giờ cho xảy ra !

Nhưng thôi, hãy trở lại với chữ Flash. Như vậy thì Flash có nghiã là bất chợt, chớp nhoáng, và để lại một hậu quả lâu dài.

Flash Mob là một hiện tượng xảy ra ở trên Internet. Mob là tụ tập, kéo bè kéo đảng. Flash Mob là một sự tụ tập chớp nhoáng để làm một việc gì đó. Có thể là xấu nhưng cũng có thể là tốt.

Năm 2003, một nhóm hô hào nhau trên email để tụ tập phản đối một gian hàng ở Manhattan New York. Tin bị lộ và cảnh sát và nhà hàng đã can thiệp kịp thời không cho đám đông tụ họp.

Lấy kinh nghiệm thất bại đó, họ tổ chức những cách truyền tin chớp nhoáng hơn, bằng ký hiệu điện thoại cầm tay vào những phút chót, và đã có khoảng 300 người tụ họp thành công vào ngày 17 tháng 6 năm 2003 tại một gian hàng Macy's.

Lịch sử cuả Flash Mob không dừng tại đó, nhưng mau chóng lan tràn ra khắp thế giới. Trong những năm qua, những Flash Mob đã tái diễn qua các cuộc biểu tình chớp nhoáng làm thay đổi các chế độ độc tài mà chúng ta được biết chung bằng một danh xưng là "muà Xuân Ả Rập". 
...
Cũng cùng một phương thức đó, mới đây người ta thấy xuất hiện một hiện tượng gọi là Mass Mob. Mass là Thánh Lễ và Mob là Flash Mob. Mass Mob là một cuộc tụ tập chớp nhoáng để tràn ngập một nhà thờ.

Để làm gì?

Xin thưa để chia sẻ cái lối sống lịch sử cuả ngôi nhà thờ với những giáo dân còn ở lại đó.

Có nhiều ngôi nhà thờ cổ kính ở trong nội thành đang dần dà bị bỏ hoang. Ngày Chuá Nhật chỉ còn khoảng dăm ba chục người dự lễ. Nhưng vẻ đẹp cuả lối kiến trúc, vẻ mỹ thuật cuả các tác phẩm điêu khắc đã làm cho các ngôi nhà thờ đó trở thành những địa điểm lý tưởng để cử hành lễ cưới, lễ kỷ niệm...

Bây giờ có nhiều người nghĩ rằng các ngôi nhà thờ đó là địa điểm lý tưởng để sống lại cái tình cảm đạo đức dạt dào cuả tiền nhân.

Sự việc xảy ra như sau: Vào một ngày Chúa Nhật nhất định nào đó, những thành viên tham gia phong trào Mass Mob chọn một trong những nhà thờ cổ kính bằng cách bỏ phiếu trực tuyến qua Facebook và Twitter. 

Khi lựa chọn, họ được cung cấp thông tin về lịch sử, về nét đặc biệt và về tình trạng sử dụng cuả ngôi nhà thờ. Do đó khi đến tham dự thánh lễ, họ sẽ trải nghiệm những vẻ đẹp về kiến trúc, về lịch sử và về di sản tinh thần cuả ngôi nhà thờ.

Cho nên giỏ tiền quyên góp cũng đầy ắp hơn lên.

"Nó giống như là bày tỏ sự quan tâm và giúp đỡ những giáo dân còn ở lại đó" theo lời anh Christopher Byrd, một thành viên Mass Mob ở Buffalo, NY.

Buffalo NY là nơi mà những Mass Mob đầu tiên đã được thực hiện. Anh Christopher Byrd đã nẩy ra cái ý tưởng này từ muà Thu năm ngoái và đã tổ chức được 2 buổi Mass Mob, mỗi buổi thu hút khoàng 200 người.

"Tôi gọi những nhà thờ này là những nơi bổ dưỡng đức tin. Bạn không thể bước vào mà không có cảm giác gần gũi hơn với một quyền lực cao hơn ", anh nói. 

Một trong những nhà thờ mà họ chọn là nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nằm cạnh con sông Buffalo. Ngôi nhà thờ cổ kính kiểu Gothic từng có một dân số là 800 gia đình trong những năm 1900. Nhưng ngày nay chỉ còn có 50 người già dự lể mỗi Chuá Nhật.

Những câu chuyện giảm dân số như thề thì không lạ, thành phố Buffalo đả từng có một dân số lên tới 580 ngàn người trong năm 1950, bây giờ dân số chỉ còn một nửa.

Theo đà dân số giảm, những ngôi nhà thờ xây dựng bởi những người di dân gốc Ba Lan. Đức, Ái Nhĩ Lan và Ý cũng bị bỏ hoang vì dân chúng đã di dời qua các vùng Ngoại ô rộng rãi hơn.

Được biết Giáo phận Buffalo đã đóng cửa gần 100 nhà thờ trong những năm gần đây vì dân số giảm và các linh mục nghỉ hưu. 

Cha Donald Lutz, chánh xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp , khi được báo cho biết nhà thờ được chọn, ngài vui mừng thốt lên :"It's wonderful" (thật là tuyệt.) 

" Nó cho thấy rằng chúng tôi không chỉ là một giáo xứ mà thôi, mà còn là một bộ phận trong gia đình của giáo phận . Chúng ta chăm sóc cho nhau."

" Và , " Ngài nói thêm, " nó giúp chúng tôi trả được một vài hóa đơn... "

Ngày Chuá Nhật hôm đó, mọi ghế trong nhà thờ đều chật ních, những người đến muộn phải đứng ở phiá dưới. Bà Elizabeth Barrett, một giáo dân đã 88 tuổi, hồi tưởng lại trong nước mắt những kỷ niệm cuả một nhà thờ đông đảo như vậy khi bà còn bé.

" Bạn phải đi lễ rất sớm khi tôi còn trẻ , vì nhà thờ đông quá ", bà nói . "Nhưng bây giờ chỉ còn lại một số rất ít người. Thật khó mà chấp nhận được, nhưng biết làm sao được. "

Trong lúc chúc bình an, cha Lutz đã bỏ ra nhiều phút đi lên đi xuống bắt tay từng người một. Sau lễ, Ngài mời mọi người đi qua hội trường để chia sẻ một ly cafe và vài miếng bánh ngọt.

Những người khách thì đi tới với máy ảnh cầm tay, nhắm vào những tấm kính màu rực rỡ được nhập cảng từ nước Áo, và nhất là chiếc bàn thờ bằng cẩm thạch với những công trình điêu khắc tỉ mỉ.

" Thật là tuyệt vời được xem các nhà thờ cũ như thế này. Thật là đẹp, " là lời cuả cô Barbara Mocarski , một thành viên Mass Mob đến từ Lackawanna.

"Được chứng kiến một cộng đồng tụ họp với nhau và được quan tâm đến họ, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc , " cô nói.

Cô Karen Huber đến từ West Seneca thì hy vọng sẽ có nhiều người trẻ tuổi trở lại nhà thờ thường xuyên hơn, chứ không phải chỉ một lần như lần này.

Không rõ điều ước nguyện cuả cô Huber sẽ thành đạt được bao nhiêu, vì hiện tượng còn mới mẻ quá. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều nơí khác đang manh nha những phong trào tương tự như vậy.
...

Vậy thì, một ngày Chuá Nhật đẹp trời nào đó, xin đừng ngạc nhiên khi thấy có hàng trăm bộ mặt lạ tràn ngập giáo xứ cuả bạn với máy ảnh trên tay, nháy lia nháy lịa. Hãy trao cho họ một nụ cười thật tươi. Họ là những Mass Mob tốt lành cả thôi.

Tác giả: Trần Mạnh Trác

Nguồn tin: vietcatholic.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập682
  • Hôm nay81,751
  • Tháng hiện tại1,016,791
  • Tổng lượt truy cập58,302,660
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây