Công lý mù lòa nhưng trời xanh có mắt

Thứ ba - 05/11/2013 08:27

-

-
Nguyễn Thanh Chấn đã bị tước đoạt 10 năm của một đời người, khoảng thời gian ở độ tuổi sung sức (từ 42 – 52 tuổi), độ tuổi chín muồi để làm việc, xây dựng cuộc sống cho riêng mình và gia đình. Nhưng thời gian đó ông phải gặm nhấm nỗi đau khổ vì oan khuất trong song sắt nhà tù. Có tội ác nào hơn tội ác gây ra oan sai cho người vô tội?
Công lý mù lòa nhưng trời xanh có mắt
 
10 năm trước, Nguyễn Thanh Chấn bị bắt tạm giam vì tội danh giết người. Nạn nhân là người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hoan ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị nhiều vết thương, mất máu dẫn đến tử vong, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thanh Chấn là hung thủ.
 

(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Năm 2004, các phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Giang và TANDTC đều tuyên bị cáo tội giết người và chịu hình phạt chung thân.
 
Mọi lời kêu oan của Nguyễn Thanh Chấn đều vô nghĩa. Công lý mù lòa trước một công dân.
 
Hãy hình dung, một tù nhân bị bản án chung thân vì tội giết người phải chịu nỗi oan suốt 10 năm. Với ngần ấy thời gian, bốn bức tường trại giam đủ sức giết chết mọi ý chí và sức khỏe của con người. Khó ai đủ sức để chịu đựng điều này, nếu không tự sát thì cũng bị tâm thần.
 
Nguyễn Thanh Chấn đã bị tước đoạt 10 năm của một đời người, khoảng thời gian ở độ tuổi sung sức (từ 42 – 52 tuổi), độ tuổi chín muồi để làm việc, xây dựng cuộc sống cho riêng mình và gia đình. Nhưng thời gian đó ông phải gặm nhấm nỗi đau khổ vì oan khuất trong song sắt nhà tù. Có tội ác nào hơn tội ác gây ra oan sai cho người vô tội?
 
Mà có phải một mình ông Chấn bị hủy hoại cuộc đời đâu, từ ngày ông bị kết án chung thân vì tội giết người, bốn đứa con của ông phải bỏ học vì không chịu nổi áp lực của dư luận. Các cháu không thể đến trường khi bị bạn bè dè bỉu là con của kẻ giết người. Trái tim của các cháu mách bảo rằng cha mình bị oan, cha mình không thể là kẻ giết người. Nhưng trái tim của các em không là gì so với các tòa  án uy nghi với các vị thẩm phản mũ cao áo dài, học rộng hiểu nhiều, cho nên niềm hy vọng trong trái tim đó hoàn toàn bị đóng cửa.
 
Người vợ của ông Chấn, biết chồng bị oan nên gõ cửa kêu cứu suốt 8 năm dằng dặc, đủ để tuyệt vọng và trở thành bệnh nhân tâm thần. Sức chịu đựng của người phụ nữ có hạn, bà không gánh nỗi một thân nuôi chồng tù tội, nuôi bốn đứa con, và càng không đủ sức gánh vác nỗi oan khiên cao thấu trời xanh này.
 
Và còn nữa, miệng tiếng cuộc đời đã đánh gục bà trước khi chồng bà được giải oan.
 
Và ngày đó đã đến – công lý mù lòa nhưng trời xanh có mắt – ngày 25.10.2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan mười năm trước để cướp tài sản.
 
Ngày 4.11, VKSNDTC đã công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn
 
Rồi thì nhà nước phải bỏ tiền ra để bồi thường oan sai, nhưng có thể bồi thường 10 năm của một kiếp người trong tù tội được không? Có thể bồi thường cuộc đời của bốn đứa trẻ phải thất học và bị tổn thương tâm lý cho đến suốt đời được không? Có thể bồi thường lại sức khỏe của người phụ nữ bị mắc bệnh tâm thần là vợ ông Chấn được không?
 
Không, không có gì có thể bồi thường được, bù đắp được những mất mát vô cùng lớn lao đó.
 
Cho nên, đất nước cần có nhiều người chấp pháp phẩm hạnh cao quý, tinh thông pháp luật để hạn chế những nỗi đau, những mất mát, những oan khiên do án oan sai gây ra.


Rúng động vụ án oan chung thân về tội giết người
 
Hơn 10 năm ngồi tù với bản án chung thân về tội “Giết người”, đến khi hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú, ông Chấn mới được trả tự do.

Ngày 4/11/2013, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký Quyết định số 01/QĐKNTT-VKSNDTC kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang). Cùng ngày, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Hữu Thể đã ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.



Ông Nguyễn Thanh Chấn (Ảnh: NLĐ)

Theo thông báo của Viện KSND tối cao, ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp… dẫn đến tử vong.

Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án “Giết người”. Qua điều tra, ngày 29/9/2003, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.

Ngày 26/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân. Bị cáo Chấn đã kêu oan và làm đơn kháng cáo. Tiếp đó, ngày 26 và 27/7/2004, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.

Trong quá trình điều tra, bị cáo Chấn có khai nhận hành vi giết người nhưng tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội. Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan. Ban Giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có Viện KSND tối cao tòa TAND tối cao xem xét.

Cũng trong thời gian này, vợ phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn có đơn kêu oan cho chồng, trong đó cho rằng hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung (trú cùng thôn với phạm nhân Chấn). Từ đó, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp điều tra, xác minh, vận động đối tượng ra tự thú.

Ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15/8/2003 để cướp tài sản.

Trên cơ sở kết quả điều tra, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, trao đổi thống nhất với lãnh đạo Bộ Công an cần xem xét giải quyết lại vụ án theo trình tự tái thẩm; đồng thời báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đồng ý với đề xuất của lãnh đạo liên ngành cần xem xét giải quyết lại vụ án đúng pháp luật, nếu thực sự có oan thì phải khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Theo quy định của pháp luật, sau khi có quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao, TAND tối cao sẽ xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án.

Được biết, Chánh án TAND tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm tại phiên toà xét xử sẽ diễn ra vào ngày 6/11/2013 tới đây.


Tiến Nguyên - Quốc Đô.
Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/rung-dong-vu-an-oan-chung-than-ve-toi-giet-nguoi-798809.htm

Tác giả: Lê Chân Nhân

Nguồn tin: Báo Dân Trí.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập587
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm581
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại944,239
  • Tổng lượt truy cập57,045,876
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây