Làng 400 năm nói trạng

Thứ bảy - 10/10/2015 10:36

-

-
Làng Vĩnh Hoàng được thành lập khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Từ ngày lập làng, những câu chuyện trạng bắt đầu được sáng tác và lưu truyền, tiếp nối cho đến nay khoảng 400 năm.
Làng 400 năm nói trạng
 
Ở miền quê lụt bão liên miên, trưa hè nắng rát, những câu chuyện trạng Vĩnh Hoàng (Quảng Trị) mang đến tiếng cười khỏe khoắn, giúp nông dân thêm yêu cuộc sống.
 
Theo các bô lão, làng Vĩnh Hoàng được thành lập khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Từ ngày lập làng, những câu chuyện trạng bắt đầu được sáng tác và lưu truyền, tiếp nối cho đến nay khoảng 400 năm.
 
Vĩnh Hoàng xưa có nghề trồng dưa đỏ nổi tiếng khắp vùng. Để nói về kích cỡ của quả dưa, người dân sáng tạo ra câu chuyện “bắt - bọp mỏi tay”. Chuyện kể rằng, một hôm nông dân ra đồng thăm ruộng dưa thì thấy yên ắng. Bỗng thấy quả dưa có lỗ đỏ, lại gần có nhúm lông chim thò ra. Người nông dân bịt lỗ lại, chậm rãi thò tay vào bắt ra không biết bao nhiêu là quạ, bọp (bóp) chết chim đến mỏi tay. Chỉ thoáng thả tay ra là quả dưa như như muốn bay lên trời.
 
“Quả dưa đỏ to đến độ chứa được cả bầy quạ”, ông Trần Đức Trí, 77 tuổi, kể chuyện giọng luyến láy, đôi mắt bí hiểm gợi trí tò mò cho người nghe.
 

Ông Trí kể lại câu chuyện phóng đại về độ lớn của quả dưa làng Vĩnh Hoàng. Ảnh: Hoàng Táo

Ông Trí là số ít người có năng khiếu kể chuyện còn sót lại của làng trạng Vĩnh Hoàng. Khoảng 10 năm trước, khi đôi tai chưa nghễnh ngãng, ông chuyên đi kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng khắp tỉnh Quảng Trị. “Cuộc sống vất vả, những câu chuyện trạng tiếu lâm giúp người dân quên đi cực nhọc, giải tỏa tâm lý để hăng hái lao động”, ông Trí nói.
 
Lão nông này kể, một bữa ông dắt bò ra đồng sớm, cày nhanh cho thoát cái nắng oi bức mùa hè. Chỉ trong chốc lát đã cày xong một luống khiến ông ngỡ ngàng. Đến khi trời tảng sáng, nhìn lại thì phát hiện một con hổ đang kéo cày. “Sẵn cây rựa trong tay, tui chặt phát đứt cày, hắn chạy mất. Thế là mất buổi cày”, ông Trí kể chuyện mất buổi cày.
 
“Cọp hung dữ ai cũng sợ, riêng quê tôi thì nó đi cày thay trâu”, ông Trí hóm hỉnh nói.
 
Cho đến thời kháng chiến và cuộc sống hiện đại sau này, chuyện trạng được sáng tạo thêm, biến thiên theo năm tháng. Ông Trần Hữu Chư kể câu chuyện trạng hơi hướng hiện đại: “Thức giấc trong hầm thì sờ thấy có thêm đứa con mô ra nóng hổi. Tỉnh giấc mới biết là quả bom giặc ném rơi trúng hầm. Trong kháng chiến gian khổ, người dân không còn sợ bom đạn nữa, sống chung với đạn bom mà sáng tác ra chuyện trạng”.
 
Kể chuyện trạng ở địa phương hiện nay chỉ còn trên mười người, trong đó có ông Chư. Nhằm phổ biến đến thế hệ sau, ông thường xuyên đi kể chuyện trạng ở các trường học trong xã, huyện. Lão nông 76 tuổi này đã dành gần 10 năm sưu tầm được khoảng 70 chuyện của cha ông. Những lúc rảnh rỗi, ông lại chuyển thể câu chuyện trạng thành những bức tranh để thêm phần sinh động.
 

Ông Trần Hữu Chư (bên trái) 10 năm sưu tầm chuyện trạng để lưu giữ văn hóa cha ông. Ảnh: Hoàng Táo
 
Những năm gần đây, trường cấp 1, 2 xã Vĩnh Hoàng thường đưa những câu chuyện trạng vào các tiết học ngoại khóa, những buổi văn nghệ. Nhờ đó, 3 em nhỏ của làng Vĩnh Hoàng được bồi đắp, nay có năng khiếu kể chuyện không kém ông cha.
 
Theo ông Chư, vùng quê Vĩnh Hoàng không được thiên nhiên ưu đãi, lụt bão liên miên, trưa hè nắng rát. Những câu chuyện trạng tiếu lâm Vĩnh Hoàng mang đến tiếng cười khỏe khoắn, hồn nhiên của người lao động.
 
“Những câu chuyện trạng đều có ít nhiều yếu tố thực tế cuộc sống, người dân nói phóng đại lên để mua vui. Người kể hư cấu, cường điệu một cách hợp lý để mang lại sự bất ngờ, khiến người nghe tưởng tượng mà cười. Cái cười ở đây ngạo nghễ, nêu bật điểm mạnh của mình để thắng mọi gian nguy từ thiên nhiên đến con người”, ông Chư nói về sự khác biệt của chuyện trạng Vĩnh Hoàng.
 
Khẳng định chuyện trạng Vĩnh Hoàng là nét đẹp văn hóa cần bảo tồn và phát triển, ông Hoàng Kim Khanh, Phó chánh văn phòng huyện Vĩnh Linh cho hay, hàng năm huyện đều tổ chức ngày hội văn hoá, trong đó trạng Vĩnh Hoàng luôn được chú trọng. "Những năm gần đây, huyện đã quan tâm bồi dưỡng, phát triển trạng Vĩnh Hoàng trong giới trẻ, những câu chuyện mới gắn với cuộc sống hiện đại", ông Khanh thông tin.
 
Hoàng Táo
 
Xem video: Trần Quốc Cường Thần Đồng Làng Trạng Vĩnh Hoàng (Nguồn: Youtube):

 

Tác giả: Hoàng Táo

Nguồn tin: VnExpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập635
  • Hôm nay61,801
  • Tháng hiện tại882,460
  • Tổng lượt truy cập56,984,097
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây