Tư liệu: Nghĩa trang giám mục, linh mục, chủng sinh tại Đại Chủng viện Xuân Bích Huế.

Thứ tư - 27/04/2011 06:48

---

---
Bài do hai thầy Giuse Hà Văn Hường và Tađêô Nguyễn Ái Quốc thực hiện tháng 4 năm 2004 do yêu cầu của linh mục giáo sư Antôn Nguyễn Trường Thăng, hướng dẫn môn lịch sử Truyền Giáo Việt Nam tại Đại Chủng viện Xuân Bích Huế để lấy điểm “thi viết”.

NGHĨA TRANG GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ CHỦNG SINH ĐẠI CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH, KIM LONG, THÀNH PHỐ HUẾ.

Bài do hai thầy Giuse Hà Văn Hường và Tađêô Nguyễn Ái Quốc thực hiện tháng 4 năm 2004 do yêu cầu của linh mục giáo sư Antôn  Nguyễn Trường Thăng, hướng dẫn môn lịch sử Truyền Giáo Việt Nam tại Đại Chủng viện Xuân Bích Huế để lấy điểm “thi viết”. Hiện nay họ là những linh mục nhiệt thành của cánh đồng truyền giáo Gia lai, Kon Tum.

Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng sao lục và cập nhật hóa.

Cố Roux và gia đình Chủng viện An Ninh 1931. Nguồn : Archives  MEP.

I. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ KHU NGHĨA TRANG LINH MỤC VÀ CHỦNG SINH TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH HUẾ.

Đến Đại Chủng viện Xuân Bích Huế Kim Long, bạn sẽ  chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc lớn cạnh con sông huyền thoại Hương Giang. Theo truyền thuyết đây là khu vườn của một nàng công chúa, ái nữ Hoàng đế Minh Mạng. Ai đã xây dựng những công trình nầy, ai đã làm việc tại nơi nầy, họ đang ở đâu? Họ không xa chúng ta lắm đâu, chỉ cách một vách tường. Chúng tôi muốn mời các bạn đến tham quan phần mộ của các giám mục, linh mục và chủng sinh đang an nghỉ tại khu nghĩa trang Đại chủng viện Huế để tưởng niệm và tri ân.

Lộ trình đến khu nghĩa trang độc đáo này không có gì phức tạp cả. Rất giản đơn nhưng dĩ nhiên cần phải có phép Bề trên Chủng viện.

Nghĩa trang Đại Chủng viện Xuân Bích. Nguồn hình: Cựu Chủng sinh Huế

Từ cổng Chủng viện số 30  Kim Long, sau khi được phép, người giữ cửa sẽ chỉ chúng ta đi thẳng vào ngôi nhà chính với phong cách Á Âu hài hòa: mái ngói đỏ và tường hành lang với những nét kiến trúc “rô măng” duyên dáng. Đây là khu nhà khách và những phòng dành cho các giáo sư thỉnh giảng hoặc khách quý chủng viện. Vòng sang tay phải, chúng ta vào sân nhà nguyện cổ kính thâm nghiêm. Giữa sân là nơi bao thế hệ chủng sinh đến khẩn cầu, tựa nương vào người Mẹ từ ái: tượng Mẹ Maria bồng con trên vai. Và trên cao trước mặt, thánh Giuse cũng dõi theo bước chân các bạn.

Mẹ Maria Xuân Bích Huế. Nguồn: ĐCV XB.

Cuối sân lại có hai lối đi, lối phải dẫn đến sân bóng đá tuyệt đẹp nơi các thầy “ thi đấu” mỗi chiều; lối rẽ trái dẫn đến nghĩa trang.

Cuối con đường “bê tông”, nhìn sang phải, khu nghĩa trang hiện dần với bức tường khuôn viên cổ kính, những cây thiên tuế trăm tuổi xanh tươi. Phải, chỉ cách cung thánh nhà nguyện một bức tường dày nhưng nơi đó ẩn dấu một kho tàng lịch sử quý giá: nắm tro tàn của bao thừa sai ngọai quốc  “vì Thiên Chúa ra đi không hẹn ngày về cố hương” và bao linh mục, chủng sinh Việt Nam, Lào. Một thế kỷ qua, bao dâu bể đã diễn ra trên Kinh thành Huế, các ngài đã chứng kiến trong im lặng. Khu nghĩa trang đã được trùng tu nhiều lần mà lần đại tu vào năm 2002 được thực hiện thời Cha Antôn Trần Minh Hiển làm Giám đốc Chủng viện.

Một cây thánh giá dựng đứng trang trọng trên một chân đế lớn như bàn thờ lộ thiên chia các khu mộ thành bốn lô đối xứng không đều nhau.

Bốn mặt đế dựng thánh giá có ghi bốn câu tiếng latinh mang đầy ý nghĩa: hướng tây, trực diện với lối đi có câu: “Miseremini mei saltem vos amici mei” (xin thương xót tôi, ít là các anh, hỡi những người bạn của tôi); hướng bắc ghi câu: “Refrigerii lucis et pacis locum Domine eis indulge”. (Lạy Chúa, xin thương cho họ được vào nơi đầy an ủi, ánh sáng và bình an); hướng đông là câu: “Beati mortui qui in Domino moriuntur”. (Hạnh phúc ai chết và được chết trong Chúa); cuối cùng là hướng nam có khắc dòng chữ: “Pie Jesu Domine, dona eis requiem sempiternam”. (Lạy Chúa Giêsu nhân hiền, xin cho các ngài được nghỉ an muôn đời). Người chết như muốn nhắc chúng ta rằng họ đã đặt trọn niềm tin tưởng phó thác vào Chúa Giêsu và van xin chúng ta cầu nguyện cho các ngài.

Tính đến hôm nay, nghĩa trang Chủng viện đã là nơi an nghỉ của 57 vị, vị trí của các ngài được mô phỏng theo sơ đồ mộ dưới đây.

II. SƠ ĐỒ CÁC NGÔI MỘ.

 

1

Hic Reqiescit

Petrus

GODET

cố Thiện

Miss – Apost

1866 – 1926

R.I.P

2

Hic Reqiescit

Augustus

CHAIGET

Cố Soái

Miss – Apost

1860 – 1927

R.I.P

3

Hic Reqiescit

Joannes

LEFFITTE

Cố Phi

Miss – Apost

1858 – 1929

R.I.P

4

Hic Reqiescit

ROUX

Cố Ngân

Miss – Apost

1875 – 1928

R.I.P

5

Hic Reqiescit

Franciscus Xaverius

Nguyễn Hữu Nguyên

Diaconus

Nat Circ 1832

DEF 1897

R.I.P

6

Hic Reqiescit

Petrus

Đỗ Văn Nguyệt

Subdiaconus

1872 – 1906

R.I.P

7

Hic Reqiescit

Michael

Nguyễn Tiên Ngạn

Subdiaconus

1878 – 1910

R.I.P

8

Hic Reqiescit

Simon

Phùng Văn Lương

Subdiaconus

1897 – 1928

R.I.P

9

Hic Reqiescit

Petrus

Đặng Vẽ

(Cầu Kho)

Subdiaconus

1914 – 1942

R.I.P

10

Hic Reqiescit

Josephus

Nguyễn xuân Cảnh

Sacerdos

1872 – 1922

R.I.P

11

Hic Reqiescit

Petrus

Nguyễn Văn Quãn

Sacerdos

1830 – 1921

R.I.P

12

Hic Reqiescit

Joannes Baptista

Huỳnh Viết Chưởng

Sacerdos

1883 – 1918

R.I.P

13

Hic Reqiescit

Paulus

Nguyễn Văn Lục

Sacerdos

1876 – 1911

R.I.P

14

Hic Reqiescit

Joannes Nicolaus

Cố Bồng

Miss – Apost

Sup. SEM – MAJ

1839 – 1898

R.I.P

15

Hic Reqiescit

Gabriel

BÔUHURS

Cố Bữu

Miss – Apost

1858 – 1908

R.I.P

16

Hic Reqiescit

Victor

HENRION

Cố Hiền

Miss – Apost

1869 – 1914

R.I.P

17

Hic Reqiescit

Ivo Maria

RAULT

Cố Lộ

Miss – Apost

1862 – 1917

R.I.P

18

Hic Reqiescit

Claudius

CROS

Cố Lầu

Miss – Apost

1840 – 1926

R.I.P

19

Hic Reqiescit

Joannes Baptista

BLANCHETON

Cố Bạch

Miss – Apost

1869 – 1897

R.I.P

20

Hic Reqiescit

Augustus

HILAIRE

Cố Tri

Miss – Apost

1869 – 1923

R.I.P

21

Hic Reqiescit

Alexander

ALLO

Cố Thanh

Miss – Apost

1871 – 1924

R.I.P

22

Hic Reqiescit

Julius

MONTAGNON

Cố Minh

Miss – Apost

1873 – 1926

R.I.P

23

Hic Reqiescit

Donimicus

Lê Văn Phẩm

Sacerdos

1871 – 1934

R.I.P

24

Hic Reqiescit

Petrus

Lê Văn Đức

Sacerdos

1880 – 1937

R.I.P

25

Hic Reqiescit

Joannes Baptista

Ngô Văn Học

Sacerdos

2860 – 1932

R.I.P

26

Hic Reqiescit

Petrus

Nguyễn Văn Lành

Sacerdos

1893 – 1936

R.I.P

27

Hic Reqiescit

Ignatius

Đặng Văn Đông

Sacerdos

1871 – 1932

R.I.P

28

Hic Reqiescit

Antonius

Nguyễn Văn Cảnh

E missionne Qui Nhơn

1890 – 1922

R.I.P

29

Hic Reqiescit

Joachim

Nguyễn Đăng Quyên

Sacerdos

1904 – 1934

R.I.P

30

Hic Reqiescit

Andreas

Bùi Quang Lựơc

Sacerdos

1877 – 1936

R.I.P

31

Hic Reqiescit

Thomas

Trương Đình Điểm

1883 – 1935

R.I.P

32

Hic Reqiescit

Mộ này vô danh

R.I.P

33

Hic Reqiescit

Joannes

Lê Văn Chất

Sacerdos

1882 – 1958

R.I.P

34

Hic Reqiescit

Walfridus Maria

BARTHELEMY

Prov – Apost

Sup. SEM – MAJ

1877 – 1918

R.I.P

35

Hic Reqiescit

Anphonsus

IZARN (cố Ý)

Prov – Apost

Sup. SEM – MAJ

1862 – 1919

R.I.P

36

Hic Reqiescit

Petrus

GUILOT

Cố Cao

Miss – Apost

1853 – 1921

R.I.P

37

Hic Reqiescit

Ludovicus

DANGELZER

Cố Đăng

Prov – Apost

1839 – 1940

R.I.P

38

Hic Reqiescit

Adolphus

Cố Van

Miss – Apost

1877 – 1960

R.I.P

39

Hic Reqiescit

Loduvicus

DARBON

Cố Triết

Miss – Apost

1874 – 1957

R.I.P

40

Hic Reqiescit

Leopoldus

CARDIERE

Cố Cả

Miss – Apost

1869 – 1955

R.I.P

41

Hic Reqiescit

Phaolô

Lương Văn Đại

Chủng Sinh Qui Nhơn

2.11/1945 – 6.04.1967

R.I.P

42

Hic Reqiescit

Mary

CRESSONNIER

Cố Báu

Miss – Apost

1908 – 1968

R.I.P

43

Hic Reqiescit

Franciscus

Trần Tấn Bảy

Alumnus Laicus

AEMIN – MAJ

Nat. Circ 1890

R.I.P

44

Hic Reqiescit

Thomas

Nguyễn Khắc Khai

Ex Alumnus

Semin – Min

Nat. Circ 1877

Def. Circ 1897

R.I.P

45

Hic Reqiescit

Andreas

Ưng Tũng

Alumnus Laicus

Semin – Maj

1883 – 1908

R.I.P

46

Hic Reqiescit

Paulus

Nguyễn Văn Mua

Cler. Tonsur

E misione Qui Nhơn

1901 – 1927

R.I.P

47

Hic Reqiescit

Petrus Sipheng

Alumnus

Vicariatus Apostoloci De LAOS

1916 – 1940

R.I.P

48

Hic Reqiescit

Michael

Nguyễn Văn Điệu

Alumnus Laicus

Semin. Maj

1930 – 1951

R.I.P

49

Hic Reqiescit

J.B. Marius

MAUNIER

Cố Mẫn

Miss – Apost

1874 – 1935

R.I.P

50

Hic Reqiescit

Marcellinus

MAILLEBUNAU

Cố Mầu

Miss – Apost

1865 – 1930

R.I.P

51

Hic Reqiescit

Ernest

BOILLOT

Cố Ban

Miss – Apost

1876 – 1956

R.I.P

52

Hic Reqiescit

Jacobus

Đỗ Bá Đăng

Sacerdos

1949 – 1976

R.I.P

53

Hic Reqiescit

+

Petrus

PONCET

Miss – Apost

1932 – 1968

R.I.P

54

Hic Reqiescit

+

Giu Se

Nguyễn Chính Duyên

L.m. Xuân Bích

Sinh: 1930

Tạ thế; 21-6-1985

Cải táng: 21-11 1997

R.I.P

55

Hic Reqiescit

+

Gioan  Baotixita

Trần Ngọc Quỳnh

L.m. Xuân Bích

Sinh: 23-9-1932

Tạ thế: 9-3-1996

R.I.P

56

Hic Reqiescit

Mộ vô danh

R.I.P

 

Lưu ý : Năm 2008 , thêm số 57,  mộ của  linh mục An phong Trần Khánh Thành, linh mục Xuân Bích mất ngày 28 tháng 3.

* VÀI NHẬN ĐỊNH

Như vậy, sau khi lượt qua sơ đồ phần mộ và tên tuổi của các Ngài, ta thấy rằng dọc dài hơn 140 năm qua lịch sử Chủng Viện đã có đến 57 vị nằm xuống nơi Nghĩa Trang này, và trong số đó có:

-  25 vị tông đồ Thừa sai Paris MEP:

+ 3 trong số 25 vị này là Giám Mục Tông Toà:

Gm. Walfridus Maria Barthelemy (Cố Mỹ)

Gm. Anphongsus Izarn (Cố Ý)

Gm. Ludovicus Dangelzer (Cố Đăng)

+ 3 trong số 25 vị này là bề trên Đại Chủng Viện:

Gm. Walfridus Maria Barthelemy

Gm.  Anphongsus Izarn

Gm. Joannes  Nicolus Renauld ( Cố Bồng)

- 28 vị linh mục và chủng sinh bản địa gồm:

+ 15 Linh mục và 3 Linh mục Xuân Bích.

+ 1 Phó tế

+ 4 Phụ Phó tế

+ 1 Chủng sinh Qui Nhơn

+ 1 Giáo sĩ (mới chịu chức cắt tóc) của Chủng Viện Qui Nhơn.

+ 3 Sinh Viên của Đại Chủng Viện

+ 1 Sinh viên của Tiểu Chủng Viện

-  2 vị không có tên (vô danh)

III. ĐIỂM QUA VÀI GƯƠNG MẶT XUẤT SẮC.

Chắc hẳn rằng các vị nằm xuống trong Nghĩa Trang này đều đáng để ta quan tâm và tìm hiểu, nhưng vì nhiều yếu tố khiến chúng tôi không thể trình bày hết được, chỉ xin đan cử ra một số gương mặt tiêu biểu nhưng cũng là điển hình cho tất cả các Ngài. Trước tiên ta nên ghi nhận một điều rằng vì lòng yêu mến Chúa và yêu mến dân tộc Việt Nam, các Ngài đã không ngần ngại từ bỏ tuổi xuân với những tiện nghi, văn minh để đến với dân tộc Việt Nam với một niềm hăng say cao độ. Mỗi người hăng hái với công việc mới mẽ của mình: Cha Aug Chaget (Cố Soái), đã một thời đảm trách sở Dục Anh Thanh Tân; Cha Anp Izarn (Cố Ý), làm phó Cha Cố Mỹ tại Di Loan, dạy đạo … và có thời kỳ đã làm Bề Trên, thay mặt Đức Cha Caspar trông coi Giáo Phận; Cha L. Dangelzer (Cố Đăng) coi xứ Kim Long, quản lý địa phận (1896), rửa tội cho 150 tân tòng và lập nhiều họ thánh mới … Nhưng tiêu biểu hơn cả phải kể đến Cha Leopold Cadiere, ngài đã để lại nhiều tác phẩm rất giá trị… Cha J. B Roux hầu như dành cả cuộc đời cho việc đào tạo ơn gọi linh mục và Cha J.B. Quỳnh, linh mục Xuân Bích Việt Nam, là một gương mặt quen thuộc góp phần canh tân phụng vụ theo chỉ thị Công đồng Vatican 2  cho bao nhiêu thế hệ linh mục…

1. CHA LEOPOLD CADIERE (Cố Cả)

Sinh ngày 14 tháng 2 năm 1868, tại Aix giáo xứ Sainte Anne de Puichinats (Bouches de Rhône) Pháp, gia nhập hội thừa sai Paris, trước đó Ngài đã đi nhập ngũ, thụ phong linh mục ngay 24 tháng 9 năm 1892, sang Việt Nam, nhập giáo phận Bắc Đàng trong (Huế) năm 1892.

Ngài tới Huế ở Toà Giám Mục tại Kim Long, sau ra Chủng Viện ở An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị làm giáo sư 2 năm, đồng thời học tiếng Việt.

Tháng 10 năm 1894, cha Cadière theo cha Renaul vào Đại Chủng Viện Phú Xuân, sau làm cha sở họ Tam Toà, Quảng Bình và kiêm chức Bề trên quản hạt Quảng Bình. Đầu năm 1896, xung phong đi truyền giáo ở Cù Lạc, nằm chót vót ở phía Bắc địa phận. Phần đông giáo hữu tân tòng mới trở lại năm 1888.

Tới năm 1902, vì giáo hữu Cù Lạc đông lên, Ngài xin chia đôi thành hai Giáo Xứ và Ngài lãnh phần đất phía đông. Ngài đóng tại Bồ Khê 2 năm và xây cất nhà cha sở thật đẹp.

Năm 1904, Ngài được bổ nhiệm làm quản xứ Cổ Vưu, Quảng Trị, kiêm quản hạt Dinh Cát và lo xây cất nhà thờ, trường học trong hạt do các chị nữ tu Mến Thánh Giá đảm trách.

Năm 1991, Ngài xin về về Âu Châu vì sức khoẻ suy sút. Sau 2 năm, Ngài trở lại Huế được Đức Cha đặt làm tuyên uý trường Pellerin từ 1913 – 1918. Đây cũng là thời gian Ngài xuất đầu lộ diện công khai với tạp chí Bulletin des Amis du vieux Huế (tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ), và tồn tại  khoảng 30 năm (1914 – 1944), nhờ đó mà hậu thế có được nhiều vấn đề ích lợi cho nền lịch sử, khảo cổ, văn chương, tạp lục… văn minh người Việt. Cha Cadière còn đi khắp đó đây, học hỏi, ghi chép, nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan tới nền văn minh người Việt, người Chăm cũng như các dân tộc khác sống ở Việt Nam.

Tiếng tăm của Ngài ngày càng lan xa, ngài được hai nhà nước Việt Pháp mời vào hội viên các hội: Hội Ngôn Ngữ Á Châu, Hội địa lý học Hà Nội, Hội Thảo cứu Đông Dương, Hội Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn Lâm Viện khoa học thuộc địa, Hội thế giới sử, Hội giáo dục tinh thần và luân lý Việt Nam, Hội Viễn Đông Bác Cổ và Hội Đô Thành Hiếu Cổ.

Lời văn của Ngài rất rõ ràng, vắn gọn và đầy hấp dẫn. Ngài không những am tường tiếng Việt, mà ngay cả chữ Hán, chữ Nôm Ngài  cũng rất thông thạo. Từ năm 1898 – 1955, Ngài viết gần 250 đề tài bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Việt và đã được ấn loát trong nhiều sách báo.

Ngoài công việc mục vụ như các linh mục khác, Ngài còn sáng kiến nhiều hình thức tông đồ khác về đời sống mục vụ, văn hoá cũng như xã hội: tạo công ăn việc làm cho các nữ tu cũng như dân nghèo. Ngài hoạt động tích cực đến trên 80 tuổi mới về nhà chung Huế. Ở đây, Ngài vẫn còn làm việc, tiếp xúc người này, người kia, bàn hỏi và giải đáp những thắc mắc… trong trạng thái vẫn còn minh mẫn, sáng suốt!

Ngày 6 tháng 7 năm 1955 Ngài liệt giường và tắt thở 4 ngày sau đó, hưởng thọ 86 tuổi. Thi hài của Ngài được chôn cất tại Nghĩa Trang Đại Chủng Viện Huế. Mặc dù Ngài đã qua đời khá lâu nhưng tên  tuổi và sự nghiệp của Ngài thì  vẫn còn in đậm trong tâm trí của những con người xứ Huế.

2. CHA JEAN -  BAPTISTE ROUX (Cố Ngôn)

Ngài, tên đầy đủ  là Antonie Jean – Baptiste Henri Daniel Roux, sinh ngày 17 tháng 4 năm 1875 tại Aix-en-Pvovence, giáo xứ St. Jean – Baptiste, giáo phận Aix-en-Provence, tỉnh Bouches du Rhôme. Ngài bắt đầu đi tu ở Đại Chủng Viện Aix và lãnh chức “cắt tóc” tại đó ngày 27 tháng năm 1983.

Ngày 26 tháng 9 năm 1895, Ngài chuyển sang Đại Chủng Viển Truyền giáo Nước ngoài. Tại đây Ngài đã chịu các chức nhỏ, phụ phó tế rồi phó tế ngày 26 tháng 9 năm 1898. Cuối cùng Ngài nhân chức linh mục tháng 3 năm 1898, rồi lên đường truyền giáo tại Bắc Việt Nam ngày 4 tháng 5 cùng năm.

Trong những năm đầu tại Việt Nam, Ngài làm giáo sư Tiểu Chủng viện An Ninh, đến năm 1905, Ngài làm quen với công việc mục vụ và làm cha xứ An Long. Trong thời gian này, Ngài bị mắc bệnh gan phải giải phẫu. Ngài nhập ngũ năm 1917, nhưng sớm được giải ngũ. Ngài trở về lại với chức giáo sư cho đến năm 1922.

Tháng 11 năm 1922, Ngài lên tàu trở về Âu Châu để chữa bệnh, và hai năm sau, Ngài đã trở lại Việt Nam với cương vị là Bề Trên Chủng Viện An Ninh từ tháng 8 năm 1924 đến tháng 5 năm 1930. Năm 1931, Ngài làm Bề Trên Đại Chủng Viện Thừa sai.

Cha Roux hầu như cống hiến tất cả cuộc đời truyền giáo của Ngài cho việc đào tạo hàng giáo sĩ bản địa. Ngài đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều Linh Mục, nhưng ấn tượng hơn cả là trong số các học trò của Ngài có một người đã tiến đến chức Giám Mục.

Ngài là một giáo sư chăm chỉ và chu đáo, mối bận tâm đầu tiên của Ngài là làm sao để các học trò của mình hiểu thấu đáo những điều mình giải thích. Với tư cách là Đấng Bề Trên, lương tri của Ngài tránh xa mọi cực đoan hay quá sức, gắn bó với truyền thống vững mạnh. Ngài thực hiện nhiều cuộc cải tiến trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như trong đời sống thường nhật. Có khả năng hướng dẫn cộng đồng, không làm việc gì một mình mà luôn phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi người.

Ngài phân chia tình thương bền chặt của Ngài cho các chủng sinh và cho độc giả của Tập San “ La Société des Missions Etrangères”. Ngài đã viết những bài suy niệm, bài giảng cấm phòng hàng tháng ở phần đầu của Tập San dưới bút danh là “Dieudonne” và rất nhiều sách khác của Ngài còn lưu lại trong thư viện của Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế ngày nay.

Cha Roux chỉ ở lại Đại Chủng Viện cho đến tháng 8 năm 1946. Ngày 16 tháng 9 năm 1956, chiến tranh đã bùng nổ trong cả nước, cha Roux và các cha khác trong hội Thừa Sai Huế đều bị Việt Minh bắt và giam trong nhà cha xứ ở Vinh trong suốt  6 năm rưỡi.

Ngày 11 tháng 6 năm 1953, các Ngài được tự do và trở về Huế. Đầu năm 1955, sức khoẻ của  Ngài giảm sút nghiêm trọng và Ngài đã êm ái ra đi ngày 14 tháng 3 năm 1955, tại văn phòng Huế, thi hài của Ngài được mai táng Nghĩa Trang Đại Chủng Viện Huế, bên cạnh các cựu Bề Trên của nhà này.

3. CHA GIOAN BAOTIXITA TRẦN NGỌC QUỲNH.

Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Quỳnh sinh ngày 23 tháng 9 năm 1932, tại Nghĩa Dục, Nghĩa Hưng, Hà Nam. Ngài bắt đầu vào Tiểu Chủng Viện Trung Linh, Ninh Cường năm 1946. Đến năm 1951, Ngài học tại Đại Chủng Viện Quần Phương (Bùi Chu). Sau 2 năm Ngài chuyển sang học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội và Vĩnh Long. Ngày 8 tháng 8 năm 1953, Ngài được thụ phong linh mục, sau đó Ngài đi phục vụ cho địa phận Kontum với cương vị là giáo sư Tiểu Chủng Viện Kontum.

Năm 1966, Ngài được gởi đi du học tại Đại Học Công  Giáo Paris, nước Pháp. Năm 1970, Ngài nhập Hội Linh Mục Xuân Bích làm giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và phụ trách hai môn học Phụng Vụ và Thánh Nhạc.

Năm 1975, Ngài về Đà Nẵng làm quản lý cho Toà Giám Mục. Sau đó Ngài được giao cho công việc mục vụ giáo xứ và Ngài đã làm chánh xứ Thanh Bình trong vòng 4 năm từ năm 1990 đến năm 1994.

Kể từ khi Đại Chủng Viện Xuân Bích được phép mở cửa lại năm 1994, Ngài trở lại Đại Chủng Viện để tiếp tục công việc giảng dạy cũng với hai môn Phụng Vụ và Thánh Nhạc của Ngài, đồng thời làm phó giám đốc Đại Chủng Viện dưới thời cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh (nay là Giám Mục giáo phận Đà Nẵng). Công việc giảng dạy và điều hành Chủng Viện đang trôi chảy, đột nhiên Ngài qua đời do một cơn tai biến ngày 9 tháng 3 năm 1996 và được an táng tại nghĩa trang Đại Chủng viện Xuân Bích Huế, để lại cho chủng sinh cũng như mọi người bao ngậm ngùi luyến tiếc về một cha giáo hiền lành, đạo đức và tài ba.

-----------------------------

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Giáo Phận Huế qua các triều đại Vua Chúa 1596 – 1945, tài liệu lưu hành nội bộ, Huế 1993, trang 400 – 416, của Stanislas Nguyễn Văn Ngọc và Giuse Nguyễn Văn Hội.

- Năm Phụng Vụ, tủ sách đại kết 1996, trang bìa Lm. Gioan Baotixita Trần Ngọc Quỳnh.

- Hội Linh mục Xuân Bích và Đại Chủng Viện Xuân Bích, tài liệu lưu hành nội bộ, 2003 Đại Chủng Viện Huế

- Internet: www. MEPASIE. org

Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng rút gọn và cập nhật .

HỘI AN ngày 23 tháng 8 năm 2010. 

Tác giả: Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay20,610
  • Tháng hiện tại1,139,154
  • Tổng lượt truy cập58,425,023
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây