Đời sống của các chủng sinh tại TCV An Ninh vào cuối thế kỷ XIX.

Thứ bảy - 16/04/2011 08:24

TCV An Ninh

TCV An Ninh
Trong tạp chí Annales des Missions Etrangères năm 1904, có đăng một bài viết của Cha L. Cadière, nhan đề “Paul Khiem élève du Grand Séminaire, de Phu-Cam.”… Bài viết của Cha Cadière khá dài. Ở phần dưới đây, chúng tôi chỉ xin chuyển ngữ ra tiếng Việt những chi tiết nói về đời sống của các chủng sinh tại TCV An Ninh vào cuối thế kỷ XIX được mô tả trong bài viết nói trên.

ĐỜI SỐNG CỦA CÁC CHỦNG SINH TẠI TIỂU CHỦNG VIỆN AN NINH

VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX

Lời thưa trước: Trong tạp chí Annales des Missions Etrangères năm 1904, (từ trang 35 đến 54 và từ trang 81 đến 87) có đăng một bài viết của Cha L. Cadière, nhan đề “Paul Khiem élève du Grand Séminaire, de Phu-Cam.” (Phaolô Khiêm, sinh viên Đại Chủng Viện, gốc Phủ Cam).

Nội dung bài viết nói về cuộc sống đạo đức thánh thiện của một vị giáo sĩ của Giáo phận Bắc Đàng Trong (Huế) tên Phaolô Khiêm, gốc Phủ Cam. Thầy sinh năm 1868, gia nhập Tiểu Chủng viện An Ninh ngày 08-9-1881 và vào Đại Chủng viện Huế năm 1890. Thầy được chịu phép cắt tóc (tonsuré) ngày Thứ Bảy tuần thánh 24.3.1894, đến ngày 23.9.1896 chịu chức tư (acolyte). Nếu không có gì bất thường xảy ra, thì Thầy sẽ được thụ phong linh mục năm 1898. Nhưng vì lâm bệnh phổi, Thầy đã qua đời và an táng tại Phủ Cam một thời gian sau khi chịu chức tư.

Bài viết của Cha Cadière khá dài. Ở phần dưới đây, chúng tôi chỉ xin chuyển ngữ ra tiếng Việt những chi tiết nói về đời sống của các chủng sinh tại Tiểu Chủng viện An Ninh vào cuối thế kỷ XIX được mô tả trong bài viết nói trên.

 Cha L. Cadière đã làm giáo sư Tiểu Chủng viện An Ninh từ năm 1892 cho đến năm 1894 thì vào Huế dạy Đại Chủng viện, nên ít ai có thẩm quyền hơn ngài khi mô tả về đời sống chủng viện thời đó.

Lê Thiện Sĩ AN 47.

Gia nhập Tiểu Chủng Viện.

Thường sau thời gian giúp các Cha hai năm, các chú bé được gởi vào Tiểu Chủng Viện để học chữ latinh. Chú Phaolô Khiêm thì ở lại giúp cậu [1] lâu hơn, cho đến ngày 8 tháng chín năm 1881 mới được gia nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh dưới sự che chở của Mẹ Maria. Các chú khi nhập trường, buộc phải biết đọc và viết tiếng latinh cũng như chữ quốc ngữ. Chú Phaolô đã hoàn thành tốt các môn thi của kỳ sát hạch đầu tiên, kỳ thi đã làm cho nhiều chú nhỏ run sợ và khóc đầm đìa.

Những tháng ngày trải qua ở Tiểu Chủng Viện là một thời gian hạnh phúc, thời gian đầy niềm vui thánh thiện, vô tư; trong khi tương lai còn ở xa, và tấm màn che khuất tương lai chỉ dần dần được mở ra vào khoảng thời gian năm học đệ tam trung học hay là năm tu từ học. Người ta thoáng thấy chức linh mục như một mục đích nhắm đến, nhưng chưa rõ nét, một mục đích người ta ưa thích mà không biết rõ nó ra làm sao cả. Điều quan tâm nhất bây giờ là việc học, là luật nhà trường, và hơn hết là chơi. Đúng là những năm tháng sung sướng mà mỗi người hồi tưởng với niềm hạnh phúc, những năm tháng đã trôi qua một cách quá mau chóng. Chú Khiêm cũng có những cảm nhận như thế. Chú hoàn toàn vui thích được sống trong chủng viện. Để có một ý niệm về điều đó, chỉ cần nhớ lại lối sống của những chú nhỏ mới nhập trường, sự hăng say vui chơi, niềm thích thú được có nhiều bạn, nỗi vui tràn trề, những tiếng la hét, và kể cả những trò nghịch ngợm của họ nữa, khác hẵn với sự trầm tĩnh, đỉnh đạc của các chú lớn tuổi đã hiểu rõ phong tục và phép lịch sự An Nam. Nhưng có ai không biết rằng, cuộc sống ở Chủng Viện có những nét đáng yêu, thì cũng có những điều buồn phiền, khổ cực, cơn lạnh mùa đông, khí nóng mùa hè, rồi sự thinh lặng cùng việc học hành đôi khi trở nên khá nặng nề trên đôi vai của những chú bé từ mười đến mười lăm tuổi đầu! Điều đó thì người An Nam hay người Pháp cũng giống nhau thôi, chỉ có khác chăng là hoàn cảnh môi trường, khí hậu, nòi giống, gây nên vô số điều phiền hà nhỏ mọn cho nếp sống học trò.

Ở Pháp, chủng viện thì có nhà to lớn đẹp đẽ, phòng ngủ rộng rãi, phòng học và lớp học thoáng đãng, vào mùa đông thì kín gió và ấm áp, sân rộng và nhiều bóng mát, là nơi học sinh có thể bày ra mọi trò chơi tùy thích. Ở An Nam, thật khó mà có được nơi ở như vậy. Chủng viện bây giờ (1904) đã có nhiều cải tiến: nhà cửa cao hơn, thoáng đãng hơn, xinh xắn hơn, với vôi quét lên những bức tường bằng đất; nhưng vẫn còn đó những phần sót lại của chủng viện xưa kia cũng giúp chúng ta mường tượng được ngôi nhà mà chú Khiêm đã sống trong thời thơ ấu thế nào. Ngôi nhà hồi trước các Cha ở, bây giờ được dùng làm nhà chơi cho các chú, được xem là một ngôi nhà An Nam đẹp, nhưng không thể đem so sánh với bất cứ cái gì ở Pháp cả, mái lợp tranh, vách ván hay đất, dĩ nhiên không có gác, lại thấp, tối, và có từ mười lăm đến hai mươi cái cột, làm người ta rất dễ vấp ngã. Ngôi nhà nguyện lúc trước, bây giờ trở thành một phần của phòng ngủ các chú nhỏ, thì quả xứng hợp. Còn tất cả mọi thứ khác của chủng viện trước đây đều không còn gì.

Chính trong ngôi nhà nầy chú Khiêm đã sống chín năm, chín năm học hành kham khổ đối với một chú bé An Nam, bởi đối với chú, cuộc sống ẩn cư thật chẳng dễ chịu, cho dầu đối với một người Âu thì cũng vậy thôi, hơn nữa, trong thời tiết gây tổn sức mệt xác của cái xứ Đàng Trong nầy, thì công việc trí óc, dù ít ỏi, cũng làm mòn mỏi những người mạnh khỏe nhất. Ban ngày, chú nhà trường học trong một phòng học thông ra mọi phía, trừ phía bắc vì có gió bấc thổi vào, thật khổ! Bàn học bằng gỗ tạp, có hộc để sách vở; nền đất nện; vào buổi tối có một ngọn đèn tỏa um cả khói được đặt tại góc phòng học; chẳng cần phải nói thì cũng biết là các chú chỉ học được vào ban ngày mà thôi; có vài bức hình đạo được treo trên các cột; cuối phòng, có một tượng Đức Mẹ đang chủ trì việc học hành, chúc phúc cho các cố gắng của các chú và giám thị các chú. Không có thầy giám thị phòng học, và cũng chẳng bao giờ xảy ra điều gì bất ổn vì thế cả. Cũng có đôi tiếng nói nho nhỏ chỗ nầy chỗ kia, cũng có một chú nào đó mới vào không rành luật nhà trường đang hoa tay vung chân thay vì làm bài dịch, nhưng không bao giờ mất trật tự như các học sinh và giáo sư ở Pháp tưởng. Phòng học không bao giờ có lửa sưởi ấm, không có cửa lớn cũng chẳng có cửa sổ, bởi lẽ phòng chẳng có vách tường: vào mùa đông, khi gió bấc thổi về, và mưa liên tục từ tuần nầy qua tháng khác, thì khí hậu mặc dầu có một nhiệt độ dễ chịu đối với những người Âu sở hữu quần áo ấm, nhưng lại trở nên rất khốn khổ đối với những cậu học trò chỉ được che thân bằng một manh áo vải mỏng tanh.

Chú Khiêm khi ấy cũng phải làm như các chú khác, là che lỗ tai bằng một miếng vải: - hình như đối với người Việt hai lỗ tai là chỗ nhạy cảm và tinh tế nhất. Và bởi vì làm như thế cũng không đủ ấm, nên các chú co chân lên ghế, vòng tay bó gối lại, lấy vạt áo dài phủ lên, rồi đợi tiếng trống cuối giờ báo hiệu để vùng ngay xuống đất, nhảy nhót, vung tay duỗi chân cho hết cóng bớt mệt vì thế ngồi bất động, hút một điếu thuốc, bởi vì ở An Nam ai cũng hút thuốc. Biết bao lần, vào mùa đông ở Pháp, khi phải chịu những nỗi cực khổ ban ngày, ta tự an ủi rằng khi đêm đến, sẽ được nằm trên một cái giường khá êm, phủ một chiếc mền ấm áp; còn chú nhà trường An Nam thì chẳng có được niềm an ủi đó.

Các bức tường của phòng ngủ, phần dưới không đụng nền, phần trên không tới mái, bởi khi người ta làm nhà, người ta chỉ nghĩ đến mùa hạ mà không tính đến mùa đông; bởi vậy, dù có quan tâm đóng các cửa, nhưng gió bấc, hơi lạnh, và sự ẩm ướt vẫn tự do tung hoành trong gian phòng lớn. Chiếc giường ngủ bằng ván hay bằng tre được trải một manh chiếu mỏng, chẳng có cái êm dịu của một chiếc nệm tốt, và chiếc chiếu đệm đắp trên người chú nhà trường chẳng có chút mềm mại gì của chiếc chăn len ôm sát lấy mọi phần của thân thể và không làm mất mát đi một chút nào của hơi ấm tự nhiên. Ngược lại, trong khi chú tiểu chủng sinh ở Pháp khi nghe chuông báo thức lúc 5 giờ sáng thì nằm dài thưởng thức tí chút tội ươn ế hoặc tội chầy lười, còn chú nhà trường An Ninh thì phóng ngay xuống khỏi giường, gấp chiếu lại, rồi xếp lại chiếc áo ngoài mà chú cởi ra, hoặc những áo đã cởi, bởi vì thường các chú mặc vào mình tất cả những áo quần chú có để ngủ. Đó là cuốc sống vào mùa đông .

Mùa hè, nếu có những điều quyến rũ, thì cũng kéo theo những điều khó chịu, mà ở Pháp cũng vậy thôi: đó là mặt trời nắng gắt, không khí ngạt thở, mồ hôi tuôn ra từ mọi lỗ chân lông, thấm ướt áo, quạt phe phẩy liên hồi, không thể nào kiếm được chút mát mẽ.

Khi mô tả cuộc sống của một cậu học trò An Nam, tôi tự đặt mình theo nhãn quan dựa vào phong tục và tập quán của phương Tây. Có nhiều điều xem ra lạ lùng và nặng nề đối với một người Âu, thì ở đây đều là việc tự nhiên thôi. Cuộc sống của một học sinh Pháp cũng có nhiều nỗi đau khổ và khốn khó, có thể nặng nề đến mức quá sức chịu đựng hơn cả những nỗi khổ cực của người học sinh An Nam. Anh nầy dù sao cũng có một cuộc sống vô cùng êm ái hơn những người bạn của anh ta đang còn ở làng quê, mưa nằng đều phải cởi trên lưng trâu hay phải vất vả làm lụng trên đồng ruộng mùa đông cũng như mùa hè.

Chú Khiêm đã qua những thử thách đó giống như tất cả các bạn mình….

---------------------------------------------------------

[1] Cậu của chú Khiêm là linh mục Giuse Bùi Thông Bửu lúc đó là phó xứ Đại Lộc. Năm 1885, vì lý do sức khỏe xuống cấp trầm trọng, nên Đức Cha cho ngài về Trí Bưu làm cha phó cho Cố Thiện. Cha Giuse đã bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Trí Bưu cùng với 400 giáo dân ngày 07-9-1885

Nguyên văn :

Entrée au Petit Séminaire.

Ordinairement, après avoir, servi chez les Pères pendant deux années d'épreuves, les enfants sont envoyés au petit séminaire pour faire leurs études de latin. Paul resta plus longtemps au service de son oncle, et ce ne fut qu'en 1881 qu'il entra au petit séminaire d'An-ninh, le 8 septembre, sous les auspices de Marie. On exige des élèves, à leur entrée, qu'ils sachent lire et écrire le latin et l'annamite. Paul s'acquitta avec honneur des épreuves de ce premier examen, qui fait battre bien des petits coeurs, et couler parfois bien des larmes.

Le temps que l'on passe au petit séminaire est un temps de bonheur, de sainte joie, d'insouciance; l'avenir est encore loin et le voile qui le cache ne commence à s'entrouvrir que vers la seconde ou la rhétorique. Le sacerdoce, on l'entrevoit comme le but auquel on tend, mais un but pas très défini, que l'on désire sans bien savoir ce que c'est. La grande affaire du moment, c'est l'étude, la règle de la maison, le jeu surtout. Heureuses années dont chacun se souvient avec bonheur, et qui s'écoulent avec tant de rapidité. Le petit Paul éprouva les mêmes impressions. Il était tout content d'être au séminaire. Pour s'en faire une idée, il suffit de se rappeler la conduite des nouveaux venus, leur entrain au jeu, leur contentement de trouver tant de camarades, leur joie exubérante, leurs cris, faut-il le dire aussi, leur dissipation, contrastant avec le calme, la dignité qu'affectent les élèves plus âgés, déjà au courant des usages et de la politesse annamites. Mais qui ne sait que, si la vie de séminaire a ses charmes, elle a aussi ses tristesses, ses souffrances, le froid en hiver, la chaleur en été, le silence, le travail qui pèsent parfois bien lourdement sur des épaules de dix à quinze ans. En cela les Annamites sont comme les Français, avec cette différence que les circonstances de lieu, de climat, de race, aggravent les mille petits ennuis de la vie d'écolier.

En France, qui dit séminaire dit grande et belle maison, vastes dortoirs, classes et études aérées, hermétiquement fermées et bien chaudes en hiver, grandes cours ombragées où l'on peut se livrer à toutes sortes de jeux. En Annam, on est bien loin d'être installé de la sorte. Le séminaire actuel a fait des progrès : les bâtiments sont plus hauts plus aérées, plus coquets avec leur badigeon de chaux passé sur les murs en terre pétrie; mais les quelques débris du vieux séminaire qui restent encore font deviner ce qu'était la maison qui a abrité l'enfance de Paul. L'ancienne maison des Pères, qui sert aujourd'hui de salle de récréation aux élèves et qui passe pour une belle maison annamite, ne peut être comparée à rien de ce qui se voit en France, couverte en paille, les murs en planches ou en terre, sans étage bien entendu, basse, sombre, on s'y heurte à chaque pas aux quinze ou vingt colonnes qui soutiennent le toit. La chapelle, qui forme maintenant une partie du dortoir des petits, était à l'avenant. Tout le reste a disparu.

C'est dans cette maison que Paul passa neuf ans, neuf ans d'études pénibles pour un enfant annamite, car pour lui la vie de réclusion est bien plus contre nature. encore que pour un Européen, et de plus, sous le climat débilitant de Cochinchine, le travail de l'esprit, quelque réduit qu'il soit, use les meilleures santés. Pendant la journée, il travaillait dans une étude ouverte de tous les côtés, excepté du côté du nord par où souffle la bise, pauvre étude, hélas! Tables de bois blanc, avec casier pour mettre les livres; sol en terre battue; une misérable lampe fumeuse que l'on allume le soir dans un coin; inutile de dire que l'on n'étudie qu'en plein jour; quelques tableaux religieux appendus aux colonnes; au fond, la statue de la Bonne Mère, qui préside aux études, bénit les efforts des élèves et fait la surveillance. - Pas de maître d'études, on ne s'en est jamais mal trouvé. Un mot par ci par là; quelque nouveau peu au courant de la règle qui fera un pantin à la place de son thème, mais jamais de désordre, comme des élèves, et surtout des professeurs de France pourraient le supposer. Jamais de feu, pas de fenêtres ni de portes, puisqu'il n'y a pas même de murs: l'hiver, lorsque le vent du nord souffle et que la pluie tombe pendant des semaines et des mois, la température, quoique restant à un degré fort supportable pour les Européens munis de vêtements chauds, devient très pénible pour les élèves habillés seulement d'une cotonnade très mince.

Paul dût faire alors comme les autres, s'envelopper les oreilles d'un morceau d'étoffe : - les oreilles étant la partie la plus sensible et la plus délicate, paraît-il, d'un Annamite. Et, comme cela ne suffisait pas à réchauffer le reste du corps, mettre les pieds sur le banc, ramasser ses jambes et ses bras en boule, envelopper le tout autant que possible des pans de son habit, et attendre ainsi que le petit tamtam du réglementaire eût donné le signal d'aller sauter, gambader, dégourdir ses membres un peu fatigués par cette position incommode, et rouler une cigarette, car tout le monde fume en Annam. Que de fois, en France, pendant l'hiver, ou s'est consolé des souffrances du jour par la pensée que, le soir venu, on irait s'enfermer dans un lit bien mou, sous des couvertures bien chaudes; le petit séminariste annamite n'a pas même cette consolation.

Les murs du dortoir, en bas ne touchent pas le sol, en haut n'atteignent pas le toit, car on construit les maisons en prévision de l'été sans penser à l'hiver; aussi, quelque soin que l'on prenne de fermer les ouvertures, le vent, le froid, l'humidité circulent à leur aise dans la grande salle. Le lit en planches ou en bambous recouvert d'une simple natte, n'offre rien de la douceur d'un bon matelas, et la natte en jonc qui enveloppe le corps de l'élève n'a pas la souplesse des couvertures en laine qui prennent toutes les formes du corps et ne laissent pas perdre un atome de chaleur naturelle. — En revanche, alors que le petit séminariste de France, entendant la cloche qui l'appelle à cinq heures du matin; est exposé à commettre quelques petits péchés de sensualité ou de paresse, le séminariste d’An-ninh a vite fait de sauter à bas de sont lit, de plier sa natte, et de remettre son habit de dessus qu'il avait seul enlevé, si tant qu'il eût enlevé, car bien souvent nos élèves couchent avec tous les habits de leur modeste garde-robe.

Telle est la vie d'hiver.

L'été, s'il a bien des charmes, entraîne aussi ses ennuis à peine soupçonnés en France: soleil de feu, air étouffant, la sueur suintant par tous les pores, et trempant les habits, l'éventail fébrilement et continuellement agité, impuissant quand même à procurer un peu de fraîcheur.

En dépeignant la vie d'un écolier annamite, je me suis, je dois l'avouer, placé surtout au point de vue de nos coutumes et de nos usages d'Occident. Bien des choses qui paraissent étranges, pénibles à un Européen, sont toutes naturelles ici. La vie de l'écolier français a bien aussi ses peines et ses misères, plus pénibles peut-être à supporter que celles de l'écolier annamite. Le dernier, en tout cas, mène une vie incomparablement plus douce que les compagnons qu'il a laissés dans son village, juchés sur le dos d'un buffle par la pluie comme par le grand soleil, ou peinant dans les rizières hiver comme.

été .

Paul passa par ces épreuves comme tous ses camarades….  

Tác giả: Lê Thiện Sĩ AN47

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: bài viết

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập580
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm578
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại956,929
  • Tổng lượt truy cập57,058,566
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây