Vì sao ăn cá ngừ hay bị nhức xương, ngộ độc?

Thứ tư - 30/03/2011 12:15

Vì sao ăn cá ngừ hay bị nhức xương, ngộ độc?

Nhiều người không dám ăn cá ngừ vì coi đây là loại cá độc, ăn vào khiến tức ngực và đau xương, nhất là những người có bệnh về xương khớp... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, độc tố chỉ có trong cá ngừ bị ươn...

Vì sao ăn cá ngừ hay bị nhức xương, ngộ độc?

Nhiều người không dám ăn cá ngừ vì coi đây là loại cá độc, ăn vào khiến tức ngực và đau xương, nhất là những người có bệnh về xương khớp... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, độc tố chỉ có trong cá ngừ bị ươn, chất đạm biến đổi và gây ra hàng loại các vụ ngộ độc tập thể, thậm chí tử vong.

 TS Nguyễn Tử Cương, giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam khẳng định, quan điểm cá ngừ có độc, ăn vào thường bị đau đầu, chuột rút, đau nhức xương khớp... là hoàn toàn sai trái, không có cơ sở khoa học. Cá ngừ có thịt nạc nhiều, ít chất béo, giàu chất dinh dưỡng và các muối khoáng nên rất ngon và bổ dưỡng, không độc.

Đặc biệt, trong cá ngừ chứa nhiều axit béo không bão hòa (nhất là omega-3, làm giảm triglycerid trong máu), có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa một số bệnh tim mạch, xương khớp... Ngoài ra, trong cá có hàm lượng vitamin, nhất là vitamin D, phốt pho... cao cũng tốt cho xương. Tuy nhiên, nhiều người ăn cá ngừ bị ngộ độc và đây cũng là loại cá thường gây ra các vụ ngộ độc tập thể, không phải do bản thân cá ngừ có độc mà do mua phải cá ngừ đã bị ươn, khiến chất đạm trong cá ngừ biến thành chất độc. Hơn nữa, cá ngừ rất hay bị nhiễm chất độc scombro có thể gây đau đầu hay bị chuột rút.

TS Cương phân tích, cá ngừ là loại cá ăn thịt (ăn động vật sống) nên ruột và thịt cá chứa rất nhiều enzym (để tiêu hoá thức ăn động vật). Nếu cá bị ươn thì enzym trong cá dưới tác động của men Decarboxylase sinh ra từ vi khuẩn sẽ hoạt động phân huỷ  các axit amin histidin - sắc tố đỏ - của cá ngừ nói riêng và các cá thịt đỏ như cá hồi, cá cơm than... thành chất histamin.

Cá ngừ thịt nạc, ít béo giàu dinh dưỡng và muối khoáng.

Histamin là chất độc, có khả năng gây dị ứng dữ dội cho người dùng như phù người, nhức đầu, ói mửa, ngứa đỏ ngoài da... Khi ăn phải một lượng histamin cao vượt mức cơ thể chấp nhận được (ngưỡng cho phép là 100mg/kg), histamin có thể ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra triệu chứng đau đầu, choáng váng, tim đập nhanh, mệt lả... bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, sự nguy hiểm nhất của histamin là đặc tính chịu nhiệt, thậm chí khi cá đã được nấu chín, đóng hộp qua thanh trùng, nhưng histamin vẫn không bị phá hủy.

DS Phan Đức Bình, phó chủ tịch Hội Người tiêu dùng TPHCM khuyến cáo, người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, trước khi ăn cá ngừ nên thử một chút, nếu có biểu hiện bất thường thì không nên ăn. Ngoài ra, để loại trừ enzym và histamin độc của cá ngừ, khi làm cá ngừ, nên chẻ đôi con cá theo đường xương rồi cắt khúc cỡ 10cm và ướp 30 phút với gừng tươi (1kg cá cần khoảng 50g gừng tươi) băm nhỏ, tra gia vị rồi mới kho nấu. Khi kho nấu, lúc đầu cho lửa riu riu vài chục phút rồi mới cho lửa cháy mạnh, vì enzym phân giải protein của gừng hoạt động tốt nhất ở 600C.

Nhật Hà 

Tác giả: Nhật Hà

Nguồn tin: bee.net.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập504
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm500
  • Hôm nay127,196
  • Tháng hiện tại932,451
  • Tổng lượt truy cập58,218,320
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây