Cần làm gì để tránh nguy cơ nhiễm phóng xạ?

Thứ tư - 16/03/2011 11:22

Phóng xạ.

Phóng xạ.
Nhật Bản đã cảnh báo người dân sống trong bán kính 30km quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima nên ở trong nhà nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ sau khi xảy ra 3 vụ nổ tại các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy này.

 

Cần làm gì để tránh nguy cơ nhiễm phóng xạ?

Nhật Bản đã cảnh báo người dân sống trong bán kính 30km quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima nên ở trong nhà nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ sau khi xảy ra 3 vụ nổ tại các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy này.

Đã có 190 người Nhật nguy cơ nhiễm phóng xạ

Báo chí Nhật Bản đưa tin, hiện 190 người đã được kiểm tra và phát hiện nhiều khả năng nhiễm chất phóng xạ sau động đất. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ được cho là nhẹ, do vậy mà Chính phủ Nhật vẫn chưa ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cảnh báo rằng: “Nguy cơ nhiễm phóng xạ rò rỉ từ máy điện hạt nhân Fukushima rất cao. Hiện tại, chúng tôi đang phân tích mức độ nguy hiểm của chất phóng xạ ở khu vực này tới sức khỏe của người dân. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, phóng xạ đã xuất hiện tại những khu vực gần nhà máy này”.

Công tác kiểm tra mức độ nhiễm phóng xạ tại Nhật.

Tờ Đại Công báo của Hong Kong ngày 14/3/2011 giới thiệu từ nguồn trang web của Cơ quan Quản lý tình huống khẩn cấp Mỹ (FEMA) về cách phòng tránh phóng xạ hạt nhân như sau:

- Bất cứ lúc nào, bạn cũng phải mang theo radio dùng pin để nghe các chỉ lệnh cụ thể; đóng và khóa chặt các cửa trong nhà; để thực phẩm vào hộp kín hoặc trong tủ lạnh và đối với các thực phẩm chưa được phong kín phải rửa sạch và cho vào trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh.

- Nếu có yêu cầu di dời sơ tán, bạn chú ý vẫn phải đóng kín cửa sổ và cửa thông gió; sử dụng hệ thống tái tuần hoàn không khí.

- Nếu có đề nghị ở trong nhà, bạn phải tắt điều hòa, quạt thông gió, nồi hơi và các thiết bị hút gió khác, trong trường hợp không thực sự cần thiết không được sử dụng điện thoại và nếu có thể hãy vào trú ẩn ở những nơi ở dưới mặt đất.

- Nếu phỏng đoán mình đã bị phơi nhiễm bức xạ, bạn hãy thay quần áo và giày dép, để những thứ khoác trên mình bị phơi nhiễm phóng xạ vào túi nilon, niêm phong lại và để nơi khuất nẻo, sau đó tắm rửa thật sạch sẽ.

Tuy nhiên, người dân tại thủ đô Tokyo thì không nên quá lo lắng vì Viện An toàn Năng lượng, Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cho biết, nồng độ phóng xạ đo được ở thủ đô Tokyo hiện rất nhỏ và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe là không có.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng sức khỏe với nồng độ phóng xạ từ 100 milisievert đến 400 milisievert đối với sức khỏe con người, mạng tin Asahi Shimbun dẫn dữ liệu y học hạt nhân cho biết thông thường một người phơi nhiễm lượng phóng xạ như vậy có sự thay đổi khác nhau.

Nếu dưới 100 milisievert, phóng xạ không ảnh hưởng đến thai nhi trong khi với lượng 400 milisievert như ở Nhà máy điện số 1 Fukushima, con người sẽ gặp phải sốc phóng xạ cấp tính như hệ miễn dịch sẽ suy giảm nhanh, xuất huyết ngoài da, bong niêm mạc ruột và số lượng bạch cầu trong máu giảm mạnh.

Triệu chứng nhiễm phóng xạ: Buồn nôn, sốt…

Tai họa hạt nhân ở Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể gây nguy hại cho các nước xung quanh và khu vực. Sự rò rỉ phóng xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Theo các chuyên gia, con người nếu tiếp xúc với một lượng chất phóng xạ trung bình sẽ dẫn đến các triệu chứng ban đầu như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân.

 

Phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân có thể ảnh hướng xấu tới sức khỏe

Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau (2 - 4 tuần), xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu, thương tổn da, có triệu chứng rụng lông hoặc có vấn đề về máu (như đốm máu, chảy máu răng hoặc mũi) và nạn nhân có thể tử vong sau đó.

Hít phải hoặc ăn nhằm thức ăn bị ô nhiễm phóng xạ có thể gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến to ở phía trước cổ, tạo ra hormon điều khiển sự tăng trưởng của thân thể.

Thực phẩm cũng bị ô nhiễm phóng xạ khi bụi phóng xạ rơi vào cây trồng, hoa quả và thậm chí cả cỏ mà trâu bò ăn. Nguồn nước và nước trong những đường ống dẫn nước cũng bị ô nhiễm phóng xạ.
Về lâu dài, những nạn nhân bị nhiễm xạ sống sót, tùy theo liều lượng và thời gian tiếp xúc chất phóng xạ, sẽ có thể bị mắc những bệnh khác nhau như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư vú và các loại ung thư nội tạng khác.

Nhiễm độc phóng xạ không chỉ gây ra bệnh ung thư các nội tạng mà còn gây đột biến tế bào trong cơ thể và có khả năng di truyền cho con cái, dẫn đến dị tật, cơ thể phát triển không bình thường ở thế hệ tương lai như: đầu nhỏ, kích thước não bất bình thường dẫn đến kém thông minh, mắt kém hoặc mù lòa, cơ thể phát triển chậm và học tập khó khăn.

Lê Hương (Tổng hợp)

Tác giả: Lê Hương

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập515
  • Hôm nay75,647
  • Tháng hiện tại896,306
  • Tổng lượt truy cập56,997,943
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây