Bài tập cho tuổi già xanh

Thứ bảy - 02/06/2012 10:48

-

-
Sinh-Lão-Bệnh-Tử, một chu kỳ bất biến không ai có thể thay đổi được. Tuy nhiên, những người còn trẻ thường nghĩ rằng tuổi già chỉ dành cho một ai đó chứ không phải cho họ và cứ thế theo đuổi những ước mơ, tham vọng trong đời...
Bài tập cho tuổi già xanh
 

Sinh-Lão-Bệnh-Tử, một chu kỳ bất biến không ai có thể thay đổi được. Tuy nhiên, những người còn trẻ thường nghĩ rằng tuổi già chỉ dành cho một ai đó chứ không phải cho họ và cứ thế theo đuổi những ước mơ, tham vọng trong đời...
 
Đến một ngày nào đó những người trẻ tuổi chợt nhìn lại mình trong gương thấy tóc đã chớm bạc, da đã có những nếp nhăn, và cả những vết hằn theo năm tháng… Lúc bấy giờ lắng lòng lại, hướng vào bên trong họ sẽ cảm nhận được gối mình đã mỏi, lưng đau, huyết áp cao, mỡ trong máu, đường huyết dao động… rồi chợt nhớ “mình đã có tuổi rồi!”.

Thế nào gọi là già? Đã có quá nhiều tranh luận về chuyện này và cũng nên hiểu phạm trù này thuộc về tình trạng sức khỏe hơn là áp đặt số tuổi một cách máy móc. Thực tế là đã có những “cụ trẻ” tuổi từ 25-30 nhưng cơ thể sớm rã rời, bệnh tật, suy nhược sinh dục... Ngược lại, có những “anh già” tuổi từ 70 trở lên rất tráng kiện và minh mẫn, tất cả những chức năng sống vẫn còn hoạt động tốt kể cả chức năng về tình dục. Đối với những người có tuổi già sung mãn và chất lượng cuộc sống cao như thế được gọi là “tuổi già xanh”.

Để có một “tuổi già xanh”, ngoài yếu tố bẩm sinh di truyền từ đời này qua đời khác, chúng ta đều có thể đạt được nếu biết chuẩn bị từ hôm nay. Phải chuẩn bị từ trẻ cho tuổi già trong tương lai bằng cách tập thể dục để giữ gìn sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. Tập luyện thể chất tương đối dễ, bao gồm những bài tập về thể lực, khí lực… nếu tập đều đặn và có người hướng dẫn đúng phương pháp chắc chắn sức khỏe của chúng ta sẽ được nâng cao. Tập luyện về tinh thần thì khó hơn, bao gồm cả một triết lý sống hài hòa với thiên nhiên, với con người và xã hội. Tập để có lòng bi mẫn, tình yêu thương với mọi người và có thể hóa giải mọi vấn đề, mọi căng thẳng xảy ra một cách thành công.

Tập “điềm đạm hư vô, tinh thần nội thủ” để có thể thanh thản và bình an trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù thất bại hay thành công… Khi thành công, ta phải biết khiêm cung để mọi người không ganh ghét. Khi thất bại, ta vẫn biết cách đứng dậy để mọi người không xem thường. Có thể nói tập biết “đủ” (tri túc) nghe tuy đơn giản nhưng lại quá khó với nhiều người vì họ chưa biết thấy “đủ”! Công danh đạt đến bao giờ mới thấy đủ? Giàu sang đến mức nào mới hài lòng? Chính vì không biết đủ nên chúng ta lao vào công việc, lao vào cuộc sống này với tốc độ chóng mặt cho đến khi sức khỏe cạn kiệt, sống trong tâm trạng phiền não lo âu thì mới biết nghĩ “sao mình dừng lại chậm quá” ?! Chính vì thế ta cần học để thấy “đủ” để biết “điểm dừng” cho một cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện tại.

Tập để biết thế nào là “nhàn” (tri nhàn), vì có rất nhiều người giàu sang nhưng hầu như không hề biết được chữ “nhàn”. Bởi vì nếu có thời gian rảnh họ lại cảm thấy trống vắng, lo âu, thấy lãng phí do… không làm ra tiền! Cuộc sống là chuỗi liên tục những giây phút hiện tại, nếu chúng ta không thể sống một cách trọn vẹn, không thể cảm nhận được sự linh thiêng của từng giây phút nhiệm mầu “bây giờ và ở đây” thì dù có sống thọ bao nhiêu năm đi nữa cũng xem như chưa từng thật sự hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời này!

Hãy dũng cảm tách ra khỏi cuộc sống bận rộn trong mọi thời gian thích hợp có thể, để buông bỏ hết những lo toan, tập sống với thiên nhiên, sống với những điều thật giản dị để thấy sự nhàn hạ là tuyệt vời như thế nào. Sự nhàn hạ không thể tồn tại khi chúng ta có quá nhiều tham vọng, ảo vọng hoặc những nhu cầu quá lớn.

Hãy tập buông xả và chia sẻ bớt cho những người xung quanh. Làm được như vậy lập tức chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản, vì hạnh phúc đôi khi chỉ bắt đầu từ những điều rất đơn giản.

Tất cả những điều nêu trên không phải là những khẩu hiệu suông, nếu các bạn muốn chia sẻ, chúng ta hãy bắt đầu thực hiện từng bước một để thể nghiệm bản thân mình. Sau thời gian tập luyện, bạn sẽ dần dần nhận ra đời sống thể chất và tinh thần hoàn toàn thay đổi, lúc đó cuộc sống sẽ trở nên thi vị, ngập tràn hạnh phúc và có quyền hy vọng “tuổi già xanh” sẽ đến.

BS. Lê Hùng (nguyên Phó Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP HCM)

Tác giả: BS. Lê Hùng

Nguồn tin: luatamuoi.blogspot.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay132,170
  • Tháng hiện tại1,067,210
  • Tổng lượt truy cập58,353,079
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây