6 phẩm chất mà người xưa dạy để trở thành người cao quý

Thứ bảy - 02/07/2016 06:05

-

-
Người xưa khuyên rằng, sống trên đời, đừng để mình giống như “nước chảy bèo trôi”, phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy! Hãy tu dưỡng bản thân để trở thành người đáng quý, luôn luôn được tôn trọng. Hãy cùng xem 6 phẩm chất...
6 phẩm chất mà người xưa dạy để trở thành người cao quý
 

(Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)
 
Người xưa khuyên rằng, sống trên đời, đừng để mình giống như “nước chảy bèo trôi”, phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy! Hãy tu dưỡng bản thân để trở thành người đáng quý, luôn luôn được tôn trọng. Hãy cùng xem 6 phẩm chất của một người đáng quý dưới đây để hoàn thiện bản thân nhé!
 
1. Nhận lỗi
 
Con người thường thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.
 
Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi, sai lầm chẳng những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng.
 
Sống trên đời, học cách nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp cũng là một loại đại tu hành.
 
2. Nhu hòa
 
Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết. Cho nên, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài.
 
Tâm địa nhu hòa là tiến bộ lớn nhất của tu hành. Người ta một khi trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu.
 
3. Khoan dung
 
Trên đời này, có một điều ai cũng phải công nhận, đó chính là nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao!
 
Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được chúng.
 
4. Từ bi
 
Từ bi là một loại mị lực từ bên trong nội tâm của một người tản ra ngoài. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt, thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh giới cao của tu luyện!
 
5. Biết lắng nghe, thông hiểu người khác
 
Một người khuyết thiếu sự câu thông (thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp) với người khác thì sẽ thường sinh ra thị phi, tranh chấp và  hiểu lầm.
 
Có những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ, vì vậy, hãy hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người khác.
 
6. Buông
 
Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống! Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự tại đây?
 
Đời người chính là một quá trình tu hành, đây cũng chính là trí tuệ. Việc tu hành của đời người, quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ hoạt hoàn cảnh trong cuộc đời, cố gắng học tập, không ngừng tinh tấn thì cuối cùng nhất định sẽ viên mãn.

Tác giả: Mai Trà biên dịch (Theo Secretchina)

Nguồn tin: www.daikynguyenvn.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập555
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại918,553
  • Tổng lượt truy cập57,020,190
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây