Việt Nam: Tội phạm đang trẻ hóa! Vì đâu?

Thứ tư - 14/09/2011 05:45

-

-
Nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2007 đến 9-2010, với trên 4.000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý, kết quả cho thấy độ tuổi phạm tội của tội phạm đang trẻ hóa và mức độ ngày càng hung hãn.
Việt Nam: Tội phạm đang trẻ hóa! Vì đâu?
 
Hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ gần đây đang dấy lên sự lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ, tội phạm đang được trẻ hóa.

Nghe đọc:
 

 
Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2007 đến 9-2010, với trên 4.000 phạm nhân đang thụ án tại bốn trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy độ tuổi phạm tội của tội phạm đang trẻ hóa và mức độ ngày càng hung hãn.
 
Tỉ lệ độ tuổi của tội phạm giết người
(nghiên cứu từ hơn 4.000 phạm nhân)
 
Ảnh: Minh Quang - Đồ họa: Vĩ Cường
 
Thượng tá Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm, khẳng định tình hình tội phạm giết người trong những năm gần đây không tăng, nhưng độ tuổi phạm tội đang trẻ hóa và đây là hiện tượng đáng báo động. Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Đức cho biết:
 
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tội phạm giết người trong độ tuổi thành niên đang tăng. Trước kia tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất, nhưng giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
 
Hành vi giết người được chuyển từ mâu thuẫn âm ỉ từ trước sang mâu thuẫn xảy ra tức thì. Khi đối tượng đang bị ức chế, bị stress tích tụ mà không được giải tỏa, nếu gặp phải tình huống xung đột, tức thì đối tượng sẵn sàng thể hiện ra bằng những hành động không kiểm soát được. Chỉ một va chạm nhỏ, do thiếu kiềm chế, không có kỹ năng sống để giải quyết cũng có thể dẫn đến việc giết người.
 
* Theo ông, yếu tố gia đình tác động như thế nào đến hành vi phạm tội của người trẻ?
 
- Trong xã hội chúng ta, bố mẹ là tấm gương, hình tượng để con cái noi theo học hỏi. Tuy nhiên, khi bố mẹ thường xuyên cãi vã, chửi bới nhau, ẩu đả, thiếu tôn trọng nhau sẽ gây ảnh hưởng xấu trong mắt con cái. Người trẻ, đặc biệt là tuổi dưới 18 là độ tuổi đang hình thành nhân cách nên những tác động xấu từ gia đình, xã hội hay môi trường xung quanh đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các em.
 
Kết quả của nghiên cứu trên cũng cho thấy có đến 46% đối tượng phạm tội có gia đình phức tạp, trong nhà có người thân dính líu đến các hoạt động phạm pháp, 18% có hoàn cảnh bố mẹ ly dị. Chỉ 4% phạm nhân có xuất thân trong gia đình bình thường.
 
* Ông nghĩ gì về tội phạm trẻ hiện nay?
 
- Khi một người trẻ không được giáo dục, không còn biết sợ vì bị bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức chai lì thì các em sẽ hành động theo quán tính. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game. Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo.
 
Chúng ta thường lên án và kiểm soát chặt chẽ văn hóa phẩm đồi trụy vì nó tác động xấu đến giới trẻ, nhưng những trò chơi, đồ chơi mang tính chất bạo lực không được kiểm tra đúng mức.

Tác giả: Phi Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập608
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại958,982
  • Tổng lượt truy cập57,060,619
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây