Những điều lạ lùng về bầu cử Mỹ.

Chủ nhật - 04/11/2012 03:44

-

-
Có rất nhiều câu hỏi thú vị xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chẳng hạn: Tại sao ngày bầu cử luôn rơi vào thứ Ba? Hoặc Obama thường giơ ngón cái nghĩa là thế nào? Dưới đây là 10 điều lạ nhưng ít được chú ý về bầu cử Tổng thống Mỹ - và về cuộc chạy đua năm nay.
Những điều lạ lùng về bầu cử Mỹ
 
Có rất nhiều câu hỏi thú vị xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chẳng hạn: Tại sao ngày bầu cử luôn rơi vào thứ Ba? Hoặc Obama thường giơ ngón cái nghĩa là thế nào?
 
 
Dưới đây là 10 điều lạ nhưng ít được chú ý về bầu cử Tổng thống Mỹ - và về cuộc chạy đua năm nay. 

Tại sao Ngày Bầu cử luôn là thứ Ba?

Các nỗ lực dời ngày bầu cử đến ngày cuối tuần đều thất bại, mặc dù số cử tri đi bầu năm nay thuộc diện thấp nhất trong các nền dân chủ lâu năm và hơn 1/4 số người không bỏ phiếu cho biết họ quá bận rộn.

Thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 được ấn định là ngày bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 1845.

Hồi giữa thế kỷ 19, Mỹ là một quốc gia nông nghiệp và người nông dân mất rất nhiều thời gian để đi ngựa hoặc đi xe độc mã tới điểm bỏ phiếu gần nhất. Thứ Bảy là ngày làm việc trên nông trang, Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, và thứ Tư là ngày họp chợ. Do vậy chỉ còn thứ Ba. 

Kính râm

Các chính trị gia ở Mỹ gần như chưa bao giờ lọt vào ống kính máy ảnh khi đang đeo kính râm, đặc biệt là trong các chiến dịch tranh cử, thậm chí cả khi đang giải trí.

Obama chơi golf nhưng để nắng rọi vào mắt, và mùa hè vừa qua, Romney được thấy không đeo kính ngồi ở ghế sau của chiếc môtô lướt trên mặt nước ở một hồ tại New Hampshire trong khi vợ ông, bà Ann, đeo kính râm.

Nếu mắt một người bị che giấu, người khác sẽ ít tin tưởng người đó hơn, theo nhà tư vấn hình ảnh Parker Geiger ở Atlanta.

"Bạn sẽ không phán đoán được người đó. Không có tiếp xúc bằng ánh mắt thì làm sao bạn xây dựng lòng tin được. Kính râm tạo ra rào cản giữa bạn và người đó. Họ nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, và nếu tôi không thể thấy tâm hồn bạn thì làm sao tôi có thể tin bạn?", ông nói. 

Chọn "Không ai trong số những người trên".

Không thích hàng trên kệ? Vậy thì đừng mua.

Bang Nevada của Mỹ cho phép cử tri đánh dấu vào mục "Không ai trong số những ứng viên này" trên lá phiếu.

Lựa chọn này đã có trên lá phiếu từ năm 1976 và rất nhiều cử tri đã chọn nó. 
 
Giơ ngón cái

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong cả ba cuộc tranh luận của ứng viên Tổng thống giữa Barack Obama và Mitt Romney là ngón tay cái của Obana.

Tại các cuộc tranh luận này, Obama thường xuyên đưa bàn tay mình ra, với ngón cái đặt trên bàn tay nắm nhẹ, để nhấn mạnh một điểm.

Cử chỉ này - có thể không tự nhiên trong giao tiếp bình thường - có lẽ đã được luyện cho Obama để khiến ông có vẻ mạnh mẽ hơn, theo chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Patti Wood. 

"Đó là một vũ khí biểu tượng", bà Wood nói. "Những người diễn thuyết được tập luyện làm như vậy để trông mạnh mẽ hơn, và để thu hút sự chú ý của khán giả, và trong một bài diễn văn chính trị để nhấn các điểm mạnh và trông giống như bạn là người uy lực".

Chức danh trọn đời

Mitt Romney là thống đốc bang Massachusetts trong 4 năm - và ông đã rời nhiệm sở gần 6 năm trước. Tuy nhiên, ông vẫn được gọi là Thống đốc Romney, như thể đó là một chức danh danh dự chứ không phải là một chức danh chính trị.

Mỹ chỉ có một tổng thống đương nhiệm, nhưng Bill Clinton và George W Bush luôn được gọi là Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush - thậm chí trong cùng câu với Obama. 

Và trong chiến dịch tranh cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa, Newt Gingrich thường được gọi là Ngài Chủ tịch Quốc hội dù ông là Chủ tịch Hạ viện trong 4 năm và rời chức vụ này gần 14 năm trước.

Người thua vẫn có thể vào Nhà Trắng

Lịch sử nước Mỹ đã chứng kiến 4 lần ứng viên nhận ít phiếu hơn trở thành Tổng thống. Đó là bởi người chiến thắng cần giành được đa số phiếu đại cử tri, vốn được chia cho các bang theo dân số và phần lớn được quyết định trong các cuộc đua người chiến thắng-nhận-cả bang.

Cuộc bầu cử Tổng thống trên toàn quốc thực chất là 51 cuộc đua riêng rẽ (50 bang và Washington DC), với người giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ trở thành Tổng thống.

Gần đây nhất, năm 2000, George W Bush giành được nửa triệu phiếu phổ thông, ít hơn Al Gore nhưng ông đã giành chiến thắng vì thu được 271 phiếu đại cử tri.

Tổng thống, Phó Tổng thống thuộc 2 đảng 

Theo nhiều nhà phân tích, chính trường Mỹ đang ở thế phân cực lớn nhất trong hơn một thế kỷ qua. Điều này có thể dẫn đến một kết cục không ai mong muốn trong cuộc bầu cử năm nay: Romney có thể là Tổng thống trong khi Joe Biden tái đắc cử vị trí Phó Tổng thống.

Theo Hiến pháp Mỹ, nếu các ứng viên Tổng thống giành được số phiếu đại cử tri bằng nhau, kết quả cuối cùng sẽ được Hạ viện gồm 435 thành viên quyết định. Cơ quan này hiện đang do Đảng Cộng hòa kiểm soát nên họ sẽ chọn Romney.

Tuy nhiên, cũng theo điều khoản này, Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số sẽ chọn Phó Tổng thống Joe Biden.  

Chỉ 1/3 nước Mỹ quyết định

Vào ngày 6/11, cuộc bầu cử sẽ được quyết định bởi chưa đầy 1/3 dân số Mỹ.

Hầu hết các bang ở Mỹ, gồm 4 trong 5 bang đông dân nhất, đều nhất trí dành sự ủng hộ của họ cho hoặc phe Cộng hòa hoặc phe Dân chủ nên các ứng viên không cần phải vận động ở đó.

Thay vào đó, mỗi bên sẽ ghi các bang an toàn vào sổ điểm của mình và tập trung chiến đấu ở một số bang dao động trên con đường chinh phục 270 phiếu đại cử tri.  

Do vậy, cuộc bầu cử được quyết định chỉ bởi khoảng 30% dân số Mỹ sống ở các bang này.

Đối với 70% số người Mỹ sống ở California, Texas, Georgia, New York, Illinois và 35 bang an toàn khác, phiếu của họ tính vào tổng phiếu đại cử tri đoàn, nhưng họ không được cho là sẽ quyết định cuộc bầu cử. 

Không cần đăng ký vẫn có thể đi bầu

Bắc Dakota là bang duy nhất mà cử tri không cần phải đăng ký vẫn có thể đi bầu. 

Mặc dù đây là một trong những bang đầu tiên thông qua đăng ký cử tri hồi thế kỷ 19 nhưng bang đã hủy quy định này vào năm 1951.

Theo trang web của chính quyền Bắc Dakota, quyết định kể trên có thể được giải thích là do bang có những cộng đồng thôn quê gắn bó mật thiết với nhau.

"Hệ thống bỏ phiếu của Bắc Dakota, và việc không đăng ký cử tri, bắt nguồn từ đặc điểm thôn quê với các phân khu nhỏ. Các phân khu nhỏ này được thiết lập là để đảm bảo rằng các ban bầu cử nắm được những ai đi bỏ phiếu vào Ngày Bầu cử và dễ dàng phát hiện những ai không đi bầu ở phân khu đó".

Tác giả: Thanh Hảo (Theo BBC)

Nguồn tin: VietNamNet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập742
  • Hôm nay184,622
  • Tháng hiện tại1,519,376
  • Tổng lượt truy cập58,805,245
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây