Ngày Hiền Mẫu 8-5.

Thứ sáu - 06/05/2011 11:41

-

-
Một trong những ngày lễ truyền thống của nhân dân Hoa Kỳ được người Việt tại hải ngoại quan tâm đặc biệt, vì nội dung ý nghĩa của ngày lễ này thích hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam: Ðó là Ngày Hiền Mẫu hoặc Ngày Của Mẹ (Mother's Day).

NGÀY HIỀN MẪU

Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

Một trong những ngày lễ truyền thống của nhân dân Hoa Kỳ được người Việt tại hải ngoại quan tâm đặc biệt, vì nội dung ý nghĩa của ngày lễ này thích hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam: Ðó là Ngày Hiền Mẫu hoặc Ngày Của Mẹ (Mother's Day).

Ðối với con người, trên cõi đời này không có tình yêu nào linh thiêng cao quý bằng Tình Mẫu Tử, Tình Mẹ Thương Con. Chỉ cần nhìn người mẹ bồng con, dù không phải là văn nghệ sĩ, người ta cũng có thể nhận thức được phần nào những nét linh thiêng cao đẹp và đầy hy sinh đó. Vì người con là gì nếu không phải là chính đời sống của người mẹ được nối dài qua không gian và thời gian.

Trong nội dung tình mẫu tử, người ta không thể nào đo lường được biết bao hy sinh, lo lắng, khổ cực mà người mẹ dành cho người con, từ khi bắt đầu sanh ra đến lúc vắng bóng trong cuộc đời con người. Chính vì thế, Tình Mẫu Tử vốn là một biểu tượng linh thiêng nhất và cũng là nguồn cảm hứng muôn đời bất tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ xây dựng kho tàng văn hóa nghệ thuật nhân loại.

VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ NGÀY HIỀN MẪU

Ðể giúp các gia đình Việt Nam mừng Ngày Hiền Mẫu, có dịp ôn lại ý nghĩa của một ngày lễ cao đẹp đầy tình người này, đồng thời chúc mừng các bà mẹ thân yêu đã dành trọn cuộc đời hy sinh mang lại hạnh phúc cho chồng con, chúng tôi xin ghi lại vài nét lịch sử về Ngày Hiền Mẫu.

Theo sử gia Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ Hoa Kỳ, thì nguồn gốc Ngày Hiền Mẫu đã được khởi xướng cách đây 91 năm (1908 - 1999) . Và hiện nay đã trở thành một phong tục rất cao đẹp đầy ý nghĩa, được các quốc gia Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, tổ chức hàng năm vào ngày Chúa Nhật Thứ Hai của tháng 5 dương lịch.

Sáng kiến mỗi năm dành riêng một ngày để tỏ lòng báo hiếu các bà mẹ còn sống hay đã qua đời, được sử sách ghi nhận là do công lao của cô Anna M. Jarvis, sanh ngày 1 tháng 5, 1864, tại tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ. Sau này khi lớn lên, chính Anna Jarvis vì yêu thương mẹ cũng như lòng quý mến các bà mẹ của các bạn bè, mà Anna Jarvis đã trở thành người đầu tiên khởi xướng Ngày Hiền Mẫu.

Mặc dầu rất bận dạy học tại thị trấn Grafton, nhưng Anna luôn luôn dành nhiều thời giờ để phụng dưỡng mẹ là bà Anna Reese Jarvis. Sau này gia đình cô dời cư về sống tại Thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Và người mẹ thân yêu nhất đời mà cô hằng kính yêu phụng dưỡng đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 1905, lúc cô đã 41 tuổi.

Anna Jarvis rất quan tâm lo lắng trước thảm trạng đau buồn của nhiều người con trong các gia đình, khi trưởng thành lại thờ ơ đối với các bà mẹ là những người đã sanh ra, nuôi nấng, giáo dục và hy sinh tất cả cho con từ tấm bé đến trưởng thành. Từ đó Anna bàn luận với các bạn hữu ý định về việc khởi xướng một ngày lễ vinh danh các bà mẹ.

Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức ngày giỗ mẹ thật long trọng như thăm viếng phần mộ và mời bạn hữu đến gia đình cầu nguyện. Sau đó Anna mở đầu cuộc vận động Ngày Hiền Mẫu bằng một chiến dịch viết thư liên lạc với các cơ quan ngôn luận, các đại diẹân dân cử tại Thượng và Hạ Viện của Quốc Hội, yêu cầu thiết lập một ngày để kính nhớ và báo hiếu các bà mẹ, vì Anna Jarvis luôn tin tưởng rằng nơi trái tim của mỗi người đều chứa đựng những tình cảm thiêng liêng với bà mẹ của mình, tất nhiên sẽ được mọi người hưởng ứng và tán thành hỗ trợ.

Thế rồi Ngày Hiền Mẫu đầu tiên được tổ chức tại thị trấn Grafton, tiểu bang West Virginia vào ngày 10 tháng 5, 1908. Hai tiểu bang West Virginia và Pennsylvania đã chấp thuận đề nghị hữu lý này vào năm 1913. Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật Thứ Hai trong tháng 5 dương lịch hàng năm như một ngày lễ lớn để tri ân tất cả các bà mẹ. Sau cùng chính Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson đã công bố quyết định này vào ngày 9 tháng 5, 1914.

Kể từ ngày lịch sử đó, tục lệ cao quý thiêng liêng đầy ý nghĩa này đã lan rộng sang các nước láng giềng như Gia nã đại, Mễ Tây Cơ, các nước Âu Châu, Nam Mỹ, đến tận bên kia bờ Thái Bình Dương như Trung Hoa, Nhật Bản và ngay cả các nước Phi Châu.

Nhưng với những ai theo dõi lịch sử ngày Hiền Mẫu sẽ cảm thấy xót xa ngưỡng mộ cô Anna Jarvis, vì chính cô là người đã có sáng kiến tổ chức ngày lễ cao quý này mỗi năm, thì bản thân cô chẳng bao giờ được hân hạnh làm mẹ, để được thưởng thức hương vị huyền nhiệm mà chỉ những ai làm mẹ đích thực mới cảm thấy, vì cô đã quên hạnh phúc riêng mình, tình nguyện không lập gia đình, để dành trọn cuộc đời phục vụ tha nhân.

Khi sanh thời, cô luôn luôn ở bên mẹ để săn sóc. Khi mẹ chết, cô đã dành trọn thời giờ để phục vụ bà chị Elsinore mù lòa. Sau khi chị qua đời, chính cô cũng bị mù lòa. Năm 1944 Anna lâm trọng bệnh, nhưng vì gia đình sa sút nghèo nàn, không có tiền chạy chữa, cuối cùng Anna đã qua đời ngày 24 tháng 11, 1948 tại An dưỡng viện West Chester, tiểu bang Pennsylvania, trong cô đơn, nghèo khổ của một người đã dành trọn cả 84 tuổi đời trong cuộc sống chỉ để phục vụ và yêu thương tha nhân.

Theo phong tục, trong ngày Hiền Mẫu, các người con thường cài trên áo đóa hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố, hoặc đóa hoa màu hồng dành cho những ai hân hạnh còn mẹ. Nhân ngày Hiền Mẫu 1999, tác giả bài viết này xin gửi một bông hoa cẩm chướng màu trắng về bên kia thế giới cho Anna Jarvis để tỏ lòng quý mến ngưỡng mộ cuộc sống gương mẫu của một người con hiếu thảo. Và cũng xin gửi những đóa hoa màu hồng cho tất cả các bà Mẹ Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, những người phụ nữ luôn luôn quên mình vì chồng con, những người suốt đời tận hiến cho gia đình.

BÀ MẸ CỦA THẾ KỶ

Tạp chí Life số tháng 3, 1995 đã dành nhiều trang và hình ảnh để nói về một người phụ nữ được dư luận báo chí mệnh danh là "Bà Mẹ Của Thế Kỷ " (Mother of the Century). Ðó là bà cụ cố Rose Fitzerald Kennedy, Thân Mẫu của cố Tổng Thống Hoa Kỳ John Kennedy.

Dưới bài báo nhan đề "The Sorrow and The Strength" (Ưu Sầu Và Nghị Lực), tác giả đã cho chúng ta biết về cuộc đời đầy vinh quang nhưng cũng không thiếu bao khổ đau bi thương của cụ. Tiền bạc và vinh quang đã vây quanh cụ bà Rose Kennedy ngay từ lúc lọt lòng. Bà sanh ngày 22 tháng 7, 1890 tại Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Thân phụ bà là ông John F. Fitgerald có biệt danh là Honney Face, từng là Dân Biểu và Thị Trưởng thành phố Boston.

Khi trưởng thành bà kết hôn với ông Joseph P. Kennedy ngày 7 tháng 10, 1914, lúc 24 tuổi. Hai ông bà có tất cả 9 người con: 4 trai và 5 gái. Tổ tiên dòng họ Kennedy là người Ái Nhĩ Lan rất sùng đạo Công Giáo. Chính nhờ lòng đạo đức sâu xa, niềm tin sắt đá nơi Thượng Ðế mà cụ bà Rose Kennedy đã tận tâm dạy dỗ các con những bài học tôn giáo và luân lý đầu đời cho đến trưởng thành, vì chồng bề bộn công vụ. Sau những năm dài lăn lộn trong thương trường, cụ ông Joseph P. Kennedy được đề cử làm Ðại sứ Hoa Kỳ tại Anh Quốc.

Bà cụ cố Rose Kennedy nổi tiếng là một bà mẹ dịu hiền, đảm đang, khôn ngoan nhưng rất nghiêm khắc. Ngay từ thuở thơ ấu của các con, bà đã khuyến khích các con cố gắng học tập để thành đạt. - Trong một cuộc phỏng vấn, bà đã tuyên bố: "Ðiều cốt yếu không phải là thành đạt hay thất bại. Thực ra tôi chỉ muốn các con tôi luôn luôn làm việc hết mình. Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta làm những công việc khác nhau. Chúng ta sanh ra để làm việc và phải làm việc hết mình."

Triết lý sống ấy của bà sau này đã trở thành nguồn hứng khởi cho 4 người con trai tiếp tục theo đuổi. Và họ đã trở thành những chính khách lỗi lạc làm vinh danh nước Mỹ. Ðó là trường hợp của cố Tổng Thống John Kennedy được mọi người Mỹ tôn sùng ngưỡng mộ và hai Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy và Edward Kennedy.

Nhưng điểm quan trọng được mọi người khen ngượi và dư luận báo chí ca tụng: Chính là Niềm Tin và Sức Mạnh Chịu Ðựng Phi Thường trước những biến cố đau thương liên tiếp xảy đến trong cuộc đời kéo dài 104 tuổi của bà cụ cố. Nếu bà đã từng được vinh dự chứng kiến các thành tích vẻ vang của những người con, đem lại vinh quang cho dòng họ Kennedy, thì chính bà cũng là người phải chịu đựng nỗi đớn đau quá lớn lao khi chứng kiến 4 người con bị tử nạn bất ngờ!!..

Ðó là cái chết đột ngột trong khi thi hành một phi vụ tình nguyện của người con trai trưởng, Ông Joseph Kennedy Jr, là một phi công tài ba thời đệ nhị thế chiến. Sau đó 4 năm, một người con gái trong gia đình tên là Katherine lại bị tử nạn máy bay!! Người con trai thứ nhì là cố Tổng Thống Hoa Kỳ John Kennedy bị ám sát tại Thành phố Dallas, tiểu bang Texas, ngày 22 tháng 11, 1963. Biến cố tang tóc này đã gây kinh hoàng cho toàn thể nhân dân Hoa Kỳ và làm xúc động mạnh mẽ trên thế giới. Cho đến nay, cái chết đột ngột này vẫn còn bao trùm nhiều hoài nghi và bí mật!! Không đầy 5 năm sau đó, người em trai của cố Tổng Thống là Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy lại bị ám sát khi đang đi vận động tranh cử Tổng Thống!!

Ngay sau đó một năm, tức năm 1969, chồng bà là cụ ông Joseph Kennedy cũng qua đời!! Sau 5 cái tang dồn dập ấy, chính bà cụ cố đã phải thú nhận: "Tôi đã cố gắng tập sống can đảm và đặt trọn Niềm Tin nơi Thiên Chúa. Chính Niềm Tin Công Giáo đã giúp tôi chịu đựng những cái chết thê thảm liên tiếp của các con tôi và sau cùng là của chồng tôi."

Sau cùng, cụ bà Rose Kennedy đã qua đời ngày 22 tháng 01 năm 1995, hưởng thọ 104 tuổi. Trước khi chết, bà cụ cố đã có tất cả 9 người con, 28 người cháu và 41 người chắt.

Tường thuật về tang lễ cụ bà Rose Fitgerald Kennedy được cử hành trọng thể tại Thánh đường Công giáo Thành phố Boston với hàng ngàn nhân vật cao cấp trong và ngoài chánh phủ, Nhật báo Washington Post đã mệnh danh bà Cụ Cố là "Bà Mẹ Của Thế Kỷ". Ký giả nhật báo này nhận xét rằng: "Hoàn toàn khác với các đám tang của dòng họ Kennedy trước đây, mà cuộc đời lúc đưa sang bên kia thế giới được coi như nửa đường đứt gánh!! Lần này người được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng đã sống một cuộc đời bền bỉ, chịu đựng, với các biến cố đau thương vượt sức tưởng tượng!!.. Bà đã sống một cuộc đời đầy đủ hân hoan và khổ đau, đến nỗi những ảnh hưởng của bà được ghi khắc trong Lịch sử Hoa Kỳ còn hằn sâu hơn cả các ảnh hưởng của các chính khách."

Người xưa thường nói: "Hào quang của Người Mẹ là những người con của bà ". Dĩ nhiên hào quang đó không phải chỉ là những mảnh bằng đại học, địa vị, danh vọng, tiền bạc, tài năng hay sắc đẹp của những người con, nhưng chính là lòng Hiếu Thảo biết Phụng Dưỡng của những người con với các bậc Sinh Thành.

Niềm Hạnh Phúc của bất cứ Người Mẹ nào vẫn là mong muốn thấy con mình trở nên người hữu ích cho gia đình, xã hội và quê hương. Niềm Vui của Người Mẹ chính là thấy các con được trưởng thành trong Tinh Thần Yêu Thương và Phục Vụ Người Khác. Do đó mỗi lần chúng ta lớn lên trong Bác Ái Yêu Thương, trong Tin Yêu Phục Vụ Người Khác, đó chính là những bó hoa tươi đẹp và ý nghĩa nhất mà chúng ta dâng lên cho Người Mẹ của chúng ta vậy.

Tác giả: Lm Trần Quý Thiện

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập474
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại831,441
  • Tổng lượt truy cập58,117,310
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây