Mỗi tuần một chuyện: Ra đi hay ở lại?

Thứ hai - 07/03/2011 08:41

Nhà ở.

Nhà ở.
Người xưa có câu an cư lạc nghiệp. Thật khó mà bình an tâm hồn khi nơi ăn chốn ở chưa ổn định. Đối với văn hóa Việt Nam, có lẽ nhà cửa là biểu tượng của hạnh phúc, của mái ấm gia đình cần được duy trì qua nhiều thế hệ.

Mỗi tuần một chuyện: Ra đi hay ở lại?

Người xưa có câu an cư lạc nghiệp. Thật khó mà bình an tâm hồn khi nơi ăn chốn ở chưa ổn định. Đối với văn hóa Việt Nam, có lẽ nhà cửa là biểu tượng của hạnh phúc, của mái ấm gia đình cần được duy trì qua nhiều thế hệ. Nếu không vì chiến tranh và nghề nghiệp, truyền thống người Việt thường bám trụ trên mảnh đất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn và việc xây dựng các nhà từ đường tại quê nhà là một bằng chứng.

Ngược lại, người Mỹ thường xuyên di chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang khác như giòng máu của tổ tiên họ là dân du mục. Nhưng nhà cửa hôm nay là một vấn nạn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hàng triệu gia đình phải bỏ nhà ra đi hay cắn răng ở lại là chuyện vô cùng nhức nhối và nan giải. Cần tìm một giải pháp tốt đẹp và chọn lựa đúng đắn.

Tuy không là chuyên viên địa ốc hay am tường kinh tế, nhưng tôi mạn phép nêu lên vấn đề, thử phác họa vài nét thô thiển với hai lý do. Người ngoài cuộc cảm thông anh em trong cuộc và thêm một lời kinh cầu cho anh em được vượt qua mọi khó khăn. Anh em trong cuộc vô cùng bối rối, thất vọng, chán chường, hoảng hốt và buồn phiền. Xin hãy bình tĩnh, sáng suốt và tin tưởng vào ngày mai.

Tháng 1/2011, nước Mỹ thêm được 36 ngàn công việc. Nhưng theo đà phát triển dân số, hàng tháng người Mỹ cần 150 ngàn việc làm mới giữ nguyên mức thất nghiệp hiện tại là 9.8% theo thống kê có ghi tên. Nếu kể cả những người chán nản không thèm ghi tên kiếm việc, con số có thể lên 16% tức chừng 14 triệu người. Do đó, khủng hoảng kinh tế lôi kéo theo khủng hoảng nhà cửa.

Vì vậy, những năm gần đây xuất hiện khá rầm rộ trước các căn nhà hay buildings tại thành phố lẫn thôn quê nước Mỹ một loại tấm bảng ghi dòng chữ Foreclosure: Sự tịch thu tài sản để thế nợ. Đằng sau tấm bảng dù không phát họa, xin hiểu là hình ảnh chủ nhà đã cao bay xa chạy. Tình trạng đau thương này như quá quen thuộc với mọi người. Ví dụ như tại Sin City, Las Vegas tỉ lệ cứ 9 căn nhà là có 1 nhà phải giao nộp ngân hàng trong năm 2010. Ngày 3/3/2011 nước Mỹ có 2,138,131 căn nhà do ngân hàng tịch thu, trong đó vừa có thêm 106,370 căn nhà từ đầu tháng 3 này. Nhiều nhất là Florida, California...

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Realty Trac, Ô. James Saccacio trong CNNMoney.com cho biết là 20 tháng liên tiếp số nhà Foreclosure hằng tháng đều trên 300,000 căn nhà. Thử làm một con số, riêng 2 năm qua người dân Mỹ đã có khoảng hơn 7 triệu căn nhà bị ngân hàng tịch thu. Vậy những người dân đó bây giờ sống chết ra sao và đang phải ở đâu đây? Tháng 1/2011, số nhà giao nộp ngân hàng là 261,333 hồ sơ. Mặc dù giảm được 17% so với tháng 12/2010, nhưng đó chỉ là một con số tạm thời chưa sáng sủa cho nền kinh tế nước Mỹ.

Tìm hiểu nguyên nhân sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng, cũng như phương cách khắc phục đối phó là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp chính quyền và sự cọng tác của mọi người. Chuyện đại sự này nằm ngoài khả năng hiểu biết và trách nhiệm của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nạn thất nghiệp một phần nào phát xuất từ chủ trương việc tiêu dùng hàng hóa Made in China thay vì Made in USA, khi mà các hãng xưởng đua nhau ra nước ngoài tìm thị trường lao công rẻ để rồi người Mỹ thất nghiệp trầm trọng.

Hiện tại phần lớn lợi tức của các tay tư bản Mỹ là do nguồn thu từ nước ngoài. Trong lúc chính quyền hằng ngày tìm cách tăng thuế nhà giàu thì không vì lý do gì mà họ chịu đem hãng xưởng trở về lại nước Mỹ. Đa số người Việt di cư thế hệ một như chúng ta vừa lớn tuổi vừa ít bằng cấp Mỹ nên chịu ảnh hưởng khá nhiều của nền kinh tế suy sụp. Người lạc quan nhất cũng chỉ hy vọng tương lai sáng sủa hơn vào 5 năm sau.

Tháng 8/2007 tôi có dịp lái xe đưa cha xứ lên Boulder làm phép nhà cho một gia đình trẻ. Hai năm trước đó anh chị Nguyễn M. đã mua căn nhà này 700 ngàn đôla. Người mẹ già ở California mong con trai mình là một kỹ sư và cô dâu chủ tiệm Nails cùng các cháu nội về sống bên cạnh. Đã nhiều lần anh chị ghi giá bán từ 700, xuống 600, 500 rồi cuối cùng 450 ngàn đôla mà chẳng ai thèm hỏi han.

Đến giá này thì anh chị không thể nào hạ xuống thêm nữa, đành ở lại Denver và chịu mang tiếng bất hiếu với mẹ mình. Nếu như trước đây anh chị đã đưa vào down payment 30% là vài trăm ngàn đôla để đi chương trình No Doc hầu ngân hàng cho vay mà không kiểm tra lợi tức, nay nếu bán được nhà thì cũng chỉ là trắng tay!

Hằng tuần, tôi có dịp đến thăm anh chị kia. Anh chị về ở chung nhà con rể và cho người ta thuê căn nhà của mình. Khi có người thuê, hằng tháng anh chị bù đắp thêm 700 đôla để trả tiền mortgage. Không ai thuê, anh chị phải lấy trọn tiền lương tháng gần 2000 đôla của mình để trả ngân hàng. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, nghĩa là anh chị càng ngày càng lún sâu vào thâm hụt. Căn nhà treo bán và có người muốn mua. Nhưng không thể bán vì thị trường xuống giá. Nợ nhà băng 250 mà giá bán chỉ 200, anh chị lấy đâu ra 50 ngàn đôla mà bù đắp vào? Con đường chọn lựa tốt nhất là giao nhà lại cho ngân hàng.

Khi chúng ta không còn đủ khả năng để trả mortgage cho ngân hàng hằng tháng vì nhiều lý do như thất nghiệp, làm ăn thua lỗ hay đau ốm không làm việc được...chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng một trong hai lựa chọn là ở lại hay ra đi. Thông thường, người Việt chúng ta đều chọn cố gắng ở lại với bất cứ giá nào, hy vọng rồi hy vọng kinh tế sẽ đi lên và tạm thời tìm mọi cách xoay xở... Ai ai cũng cảm thấy tiếc nuối mái ấm gia đình, nhất là nơi đây bao năm rồi vợ chồng con cái đổ mồ hôi xây dựng, nuốt lệ ra đi là mất tất cả... Mặc cảm thua thiệt, đành lòng đi ở nhà thuê sao? Biết bao nhiêu trở ngại khi thay đổi địa chỉ...

Có nhiều cách giải quyết. Thông thường là Refinance để kiếm một ít tiền trang trải. Đáng tiếc, thời điểm này không đơn giản vì giá nhà xuống thấp. Liên hệ ngân hàng về Repayment Plan. Giao nhà ngân hàng rồi lại thuê gọi là Deed-for-Lease. Tìm một sự thỏa thuận nào đó với ngân hàng, thích hợp với khả năng hoàn cảnh của mình... Nhiệm vụ của ngân hàng là cho vay kiếm lời, không chuyên lo mua bán nên chẳng muốn lấy nhà của chúng ta làm gì. Được như vậy, chúng ta tránh Foreclosure hầu Credit của chúng ta không bị ảnh hưởng xấu, có hại cho việc vay mượn tiền bạc sau này.

Nếu chấp nhận ra đi, chúng ta nên chuẩn bị thời gian để xin Short Sale. Nghĩa là bán nhà theo giá thị trường dưới giá đang nợ ngân hàng, để trả hết cho ngân hàng và chúng ta nợ số còn lại. Điều này giúp chúng ta làm lại Credit trong vòng 2 năm, nhanh hơn bị Foreclosure là 7 năm và phá sản là 10 năm. 2 năm sau Short Sale, một ngân hàng mẹ của nước Mỹ là Fannie Mae sẽ cho chúng ta vay tiền để lại mua nhà hay kinh doanh buôn bán. Chúng ta có thể liên hệ ngân hàng để giao nhà gọi là Deed-in-Lieu, vẫn nợ và rồi sẽ trả nợ nhưng không bị Foreclosure.

Luật lệ của mỗi tiểu bang đều khác nhau, các bạn nên tìm hiểu cặn kẽ qua các Loan officers địa phương. Lý thuyết ngon lành như kể trên, nhưng nếu đời không như là ước mơ để bạn có thể ở lại, cuối cùng đành phải dọn nhà. Khoảng 2, 3 tháng không trả mortgage tùy theo sự giải quyết nhanh chậm của mỗi ngân hàng, chúng ta sẽ lần lượt nhận các loại giấy tờ tương tự như sau:

- Notice to Accelerate, giấy thúc nợ của ngân hàng.

- Demand Letter, luật sư đại diện ngân hàng đòi tiền.

- Notice of Default ( NOD)

Chúng ta sẽ nhận rất nhiều cú điện thoại, thư từ và nhiều người đến gõ cửa nhà tự giới thiệu công ty này nọ hứa hẹn giúp giải quyết miễn phí... Xin bình tĩnh, đừng bao giờ dại dột ký vào bất cứ giấy tờ gì của người lạ mặt mà chúng ta chưa biết họ là ai và văn phòng ở chỗ nào. Nếu có địa chỉ, đôi lúc chỉ có số ma mà không có nhà. Một khi chúng ta đã lỡ dại ký vào khoảng trống nào đó rồi, thì xem như căn nhà của mình đã thuộc về họ.

Đây là giai đoạn khủng hoảng tinh thần nếu như chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu. Đồ đạc trong nhà không biết phải giải quyết như thế nào. Mọi tiền phạt, tốn phí của luật sư ngân hàng đều là món nợ mà chúng ta sau này phải trả. Vì vậy, xin ra đi gọn gàng sạch sẽ và không phá phách. Nếu cần thiết, cứ yên tâm tiếp tục nán lại thêm một ít thời gian. Tuần tự, chúng ta sẽ nhận thêm giấy tờ:

- Notice of Sale là thông báo của luật sư cho biết căn nhà đang được bán, thông thường là đấu giá.

- Notice of Eviction là thông báo đuổi của Tòa án sau khi nhà đã được bán rồi.

Chúng ta vẫn có thể bất đắc dĩ nán lại thêm từ 2 đến 4 tuần. Đến cuối ngày ấn định, nếu chúng ta vẫn còn hiện diện trong nhà, cảnh sát công lực sẽ đến... giữ an ninh cho chủ mới dọn đồ đạc của chúng ta ra ngoài sân cách đàng hoàng, không dám làm hư hại. Đó chỉ là nguyên tắc chung cho tư gia. Riêng các income buildings, shopping centers, malls của các tổ hợp công ty, cổ phần, đa quốc gia thì vô cùng phức tạp, luật sư đôi bên cần nhiều thời gian thương lượng và giải quyết.

Ra đi là câu chuyện miễn cưỡng rất dài và thật buồn. Chúng ta không cần biết nguyên nhân, vì có hàng ngàn nguyên nhân khác nhau đưa đến kinh tế gia đình sụp đổ. Mọi người ra đi bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi và thật đáng thương. Đáng thương hơn, vì đằng sau những giọt nước mắt chia lìa mái ấm hôm nay, coi chừng gia đình bất hòa, còn lại hậu quả là một đống nợ nần của ngân hàng, luật sư, toà án, các credit cards, tiền gas điện nước...biết đến bao giờ mới trả xong!

ARAlifestyle.com ngày 3/3/2011 cho chúng ta 3 lời khuyên về credit cards. Không nên tin vào sự dụ dỗ tiền lời thấp một thời gian ngắn rồi nhanh chóng bất ngờ tăng vọt cao. Những hàng chữ nhỏ xíu ghi điều kiện này nọ mà khách hàng chúng ta không hiểu cặn kẻ rất nguy hiễm. Trả ít tiền hàng tháng chẳng qua chỉ giúp phần tiền lời và tiền vốn thì chúng ta vẫn còn ôm nợ dài dài.

Căn nhà là mái ấm hạnh phúc gia đình, nhưng xét cho cùng đó không là cứu cánh. Có một căn nhà nguy nga tráng lệ mà chúng ta hằng ngày cần xây dựng là quê hương đích thực trên thiên đàng. Đó là hướng đi theo Chúa: Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Sống có định hướng là sống cho tha nhân. Tha nhân là nhà cửa của chúng ta. Xin các bạn luôn sống tâm tình phó thác, vì Thiên Chúa có đường lối riêng của Ngài mà chúng ta chưa hiểu được.

Tuy nhiên, chúng ta nên khóc cùng những anh chị em hôm nay đang khóc. Xin chia sẻ nỗi niềm đắng cay mất mát nhà cửa cùng anh chị em hiện tại đang bơ vơ. Ước gì quý bạn cố gắng noi gương xin vâng như Thánh Gia Thất năm xưa đã chịu cảnh lạnh lẽo nơi hang lừa máng cỏ Belem. Xin các Ngài luôn nâng đỡ và đồng hành cùng quý bạn. Một ngày mai tươi sáng hơn luôn đón chờ chúng ta.

Xin gởi đến quý bạn tâm tình A New Day Has Come mà tiếng hát Céline Dion như đang vỗ về:

Let the rain come down and wash away my tears

Let it fill my soul and drown my tears

Let it shatter the walls for a new sun

A new day has come...

Nguyễn Cả PX61 

Tác giả: Nguyễn Cả PX61

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Chú ý: Được đăng lại bài viết, nhưng vui lòng ghi rõ nguồn "Gia đình Cựu Chủng sinh Huế" và link đến bài viết trên trang này.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập713
  • Hôm nay117,958
  • Tháng hiện tại1,353,725
  • Tổng lượt truy cập58,639,594
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây