Phụng vụ Tháng 4/2011.

Thứ tư - 30/03/2011 09:23

Easter 2011

Easter 2011
Xin hãy cảm tạ Chúa vì đã ban cho người giáo hữu hồng ân mầu nhiệm phục sinh cao quý. Như minh chứng trong Giáo sử của Giáo Hội Việt Nam: Chúa Giêsu phục sinh làm thay đổi các tiền nhân Công Giáo từ những người mới gia nhập đạo Chúa trở nên chiến sĩ dũng cảm anh hùng tử đạo vì thập giá…

MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ PHỤC SINH

Trần Văn Trí

Phụng Vụ Tháng 4-2011

Trong tháng 4-2011, Phụng Vụ tiếp tục Mùa Chay Thánh gồm có:

Chúa Nhật IV Mùa Chay A (3-4); CN V MCA (10-4); CN VI MCA (17-4) Lễ Lá, kính nhớ Mầu nhiệm Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô được công bố trong Tin Mừng Chúa Nhật (Mt 26: 14-75; 27: 1-66)

Tuần Thánh từ Thứ hai 18-4 đến Thứ bảy 23-4

Tam Nhật Thánh là ba ngày hướng vào việc nhiệt thành chuẩn bị mừng Lễ Phục Sinh, tập trung vào:

Thứ Năm Tuần Thánh (21-4) tưởng niệm Mầu nhiệm Chúa Giêsu Lập Phép Thánh Thể và còn được gọi là Ngày của các Linh Mục vì các vị tiếp tục hy lễ của Chúa Giêsu trên bàn thờ, do đó các Linh Mục tập họp với Đức Giám Mục hay Tổng GM như các Tông đồ họp với Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Ngày nầy có làm phép Dầu Thánh: Dầu dùng vào phong chức Linh Mục; Dầu Thánh cho bệnh nhân; dầu dùng trong Phép Rửa Tội trẻ em và các dự tòng; dâu thánh pha nhủ hương trong Phép Thêm Sức.

Thứ Sáu Tuần Thánh (22-4) với Phụng vụ Lời Chúa có tường thuật Sự Thương Khó Chúa Giêsu theo Thánh Gioan (Ga 18: 1-39; 19: 1-42); Cầu nguyện long trọng; nghi thức trọng thể Suy tôn Gỗ Thập Giá (Ecce lignum crucis) mang xác Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chịu chết và nghi thức hôn Thập Giá.

Thứ Bảy Tuần Thánh (23-4): Đêm Vọng Phục Sinh có các nghi thức Làm Phép Lửa; làm phép và thắp Nến Phục Sinh; rước Nến Phục Sinh và tôn vinh Đức Kitô là ánh sáng; công bố Tim Mừng và Phụng vụ Lời Chúa với các Bài Đọc Cựu Ước, Tân Ước với Lời Nguyện xen kẽ. Cao điểm là nghi thức Rửa Tội và ban Bí tích Thêm sức cho Dự Tòng; ban Bí tích Thêm sức cho các ứng viên từ các Giáo Hội Kitô khác (Tin lành, Anh Giáo, v.v..) gia nhập Công Giáo. Sau đó có phụng vụ Thánh Thể, ban bí tích Thánh Thể cho Tân tòng và ứng viên.

Vì tinh thần canh tân Phụng Vụ hướng vào hồng ân Rửa Tội, nên cách riêng nơi nào có rửa tội vào Thứ Bảy Tuần Thánh Vọng Phục Sinh thì giáo hữu cần lưu ý:

Các Tân Tòng nhận lãnh ba Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thề

Còn các Ứng Viên từ các Giáo Hội Kitô khác (như Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống) gia nhập Công Giáo, vì đã chịu phép Rửa Tội, nên chỉ nhận Bí tích Thêm Sức và Thánh Thề.

LỄ PHỤC SINH 2011

Theo hướng dẫn của Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội hằng lo cho “các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu” (PV, 11). Vì thế quý giáo hữu, không những tham dự Thánh Lễ, mà còn phải tìm cách hiểu biết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ. Cụ thể, Lễ Phục Sinh chứng tỏ:

Hiệp nhất Kitô-hữu

Các Giáo Hội Kitô đều mừng Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật. Nhưng ngày tháng khác nhau do các Giáo Hội Tây Phương (Tin Lành, Công Giáo, Anh Giáo) theo lịch Grêgôriô (dương lịch) do Đức GH Grêgôriô XIII (1872-85) ban hành năm 1852, nên Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật trong khoảng từ 22 tháng Ba và 25 tháng Tư. Trái lại, Giáo Hội Chính Thống và các Giáo Hội truyền thống Đông Phương theo âm lịch Julian mừng Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật trong khoảng từ 4 tháng Tư và 8 tháng Năm.

Vì thế, phần lớn Lễ PhụcSinh trong Giáo Hội Tây và Đông Phương vào ngày trong tháng khác nhau..

Ví dụ năm 2012: Giáo Phương Tây Phương (CG, TL, AG), Lễ Phục Sinh 8-4; Đông Phương (CT) 15-4.

Nhưng cũng có năm cùng ngày tháng, như:  Năm 2011 Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật 24-4.

Lễ Phục Sinh lặp lại tuyên xưng đức tin Kitô-Giáo

Tất cả các Giáo Hội Kitô cùng xác tín một niềm tin về Chúa Giêsu phục sinh đã có từ Giáo Hội tiên khởi, được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ: “Chúa Giêsu Kitô ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại.” Sau đó, ông Phêrô cùng đứng chung với mười một Tông đồ rao giảng: “Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại” (Cv 2: 24).

Rồi khoảng trước thập niên 60, ông Phaolô giảng cho người Do Thái Tin Mừng:

Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta khi làm cho Đức Giêsu sống lại” (Cv 13: 33); và, theo Giáo Lý, “quãng năm 56, Tông đồ Phaolô đã viết cho giáo hữu Côrintô rằng: “Tôi đã truyền đạt cho anh chị em những gì mà bản thân tôi đã nhận được, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo Lời Thánh Kinh, Ngài đã được mai táng trong mồ, Ngài đã sống lại theo lời Thánh Kinh” (1Cr 15: 3-4).

Cải tiến nhưng không tranh cãi

Từ trước đến nay có nhiều cố gắng đến sự kiện đồng nhất về ngày lễ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng thể hiện qua ước mong và ý kiến nêu lên, chứ không tranh cãi hay có gì phiền toái. Cụ thể, trong ba thế kỷ đầu việc mừng kính Đức Kitô phục sinh chính yếu hướng vào Lễ Vượt Qua khi Chúa Giêsu dùng “bữa tiệc ly với các tông đồ” trước khi chịu nạn chịu chết. Có nơi ngày Lễ Phục Sinh chỉ cần sau ngày 14 tháng Nissan căn cứ vào Lễ Vượt Qua theo lịch của Do Thái Giáo. Trong khi tại Giáo Hội Rôma, hằng năm Đức Giám mục Victor mừng Lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật sau Lễ Vượt Qua. Đến thế kỷ thứ tư, khi hoàng đế Constantinô I (hay Constantinô Cả) trở lại đạo Chúa, ông đã triệu tập Công Đồng Ni-xê-a (Nicaea) năm 325, với 318 giám mục tham dự, hướng đến việc mừng Lễ Phục Sinh như Giáo Hội Rô-ma vào Chúa Nhật sau Lễ Vượt Qua của Do Thái, hay sau Xuân Phân hằng năm.

Tuyên xưng của Phụng Vụ Thánh và Giáo Lý

Giáo Hội nêu cao hiệp nhất và gọi “mầu nhiệm Phục Sinh là chân lý chóp đỉnh của đức tin” (GLý, 638). Công Đồng Vaticanô II còn nói đến hồng ân của Chúa Thánh Thần và Ba Ngôi Thiên Chúa: “Từ ngày Hiện Xuống, ngày Giáo Hội xuất hiện nơi trần gian với các giáo hữu kiên tâm theo lời giáo huấn của các Sứ Đồ, cùng nhau qui tụ để cử hành mầu nhiệm phục sinh, loan truyền sứ điệp cứu rỗi để mọi người nhận biết một Thiên Chúa duy nhất và chân thật, cùng Đấng Ngài sai là Chúa Giêsu Kitô” (Phụng Vụ, 6, 9).

Lễ Phục Sinh còn nêu rõ liên hệ giữa Do Thái Giáo và Kitô-Giáo. Cụ thể, trong Sách lễ Rô-ma, Lễ Phục Sinh gọi là “Pascha Resurrectionis”, hoặc “Dominica Resurrectionis” với từ Pascha có nghĩa Lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo và Dominica là ngày của Chúa kèm theo từ Resurrectio (Phục Sinh).

Bài ca Tiếp Liên, quen gọi là “Victimae paschali” của Thánh Lễ trong ngày, cũng nêu cao liên hệ giữa “Hy Lễ Vượt Qua” và “Đức Kitô Phục Sinh”: “Các Kitô-hữu hãy tiến dâng lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua. Chiên con đã cứu chuộc đoàn chiên mẹ: Đức Kitô vô tội đã hòa giải tội nhân với Chúa Cha. Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ, tướng lãnh sự sống đã chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị. Tôi đã thấy mồ Đức Kitô đang sống và vinh quang của Đấngphục sinh..” (Theo Sách Lễ Giáo Dân, tr. 423).

Xin lặp lại và xác tín điều Giáo Lý dạy: “Sự Phục Sinh là chân lý chóp đỉnh của đức tin về Chúa Kitô, là điều được tin và sống như chân lý trung tâm trong cộng đoàn Kitô-giáo nguyên thủy; rồi được truyền đạt lại như chân lý nền tảng bởi Truyền Thống, được xác định bởi các tài liệu Tân Ước, được giảng dạy như thành phần chủ yếu của mầu nhiệm Vượt Qua cùng với mầu nhiệm Thánh Giá (GLý, 638).

Mạc khải của Thánh Phaolô Tông Đồ

Thánh Phaolô, Tông đồ của Chúa Giêsu soi dẫn cho các giáo hữu qua thư gởi cho các giáo đoàn:

“Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa, được làm Tông đồ của Đức Kitô Giêsu” (1Cr, 1: 1; Ep 1:1)

Người xác tín: “Tôi là Phaolô, Tông đồ không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Giêsu Kitô và Thiên Chúa là Cha, Đấng đã cho Người từ cõi chết chỗi dậy” (Gl,1: 1)

Về Chúa Giêsu phục sinh liên hệ đến lời rao giảng và đức tin, Thánh Phaolô công bố:

Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hảo huyền, và anh em hãy còn sống trong tội lỗi của anh em” (1Cr, 15: 14-17)

Niềm tin duy nhất của người Kitô-hữu: “Không có Phục Sinh thì không có Kitô-Giáo” (GLý, 639).

Giáo Hội tiếp tục rao giảng

Xác tín của Thánh Tông đồ về mầu nhiệm Phục Sinh được Đức GH. Bênêđíctô XVI diễn giải:

Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì sự tử nạn của Đức Kitô mất hết ý nghĩa cao trọng thiêng liêng.

Như thế, Thập giá chỉ là bi kịch khổ hình và Đức Kitô chịu chết làm cuộc sống thành phi lý. Trái lại, mầu nhiệm Phục Sinh chứng tỏ Người chịu nạn chịu chết “đã được mai táng và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Thánh Kinh” (1Cr 15: 4)

Toàn bộ Tin Mừng của Thánh Phaolô khởi đi và đạt đến mầu nhiệm của Người mà Chúa Cha đã cho chỗi dậy từ kẻ chết. Đức Kitô phục sinh là sự kiện căn bản Tông đồ Phaolô dựa vào để tuyên xưng “Người là Đấng đã chịu chết và chứng tỏ lòng yêu thương vô hạn của Thiên Chúa đối với con người; Đấng đã chỗi đậy và sống ở giữa chúng ta.”

Tuyên xưng của Thánh Phaolô minh chứng truyền thống đức tin vào mầu nhiệmphục sinh đã có từ Kinh Thánh về Chúa Giêsu chịu chết, được mai táng và ngày thứ ba đã chỗi dậy, theo đức tin từ Hội Thánh tiên khởi, từ các tông đồ mà Phaolô là người lãnh nhận và truyền lại cho các tín hữu từ giáo đoàn Cô-rin-tô: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15: 3-4).

Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra cho nhiều nhân chứng: “Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó, với hơn năm trăm anh em một lượt. Tiếp đến với ông Gia-cô-bê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi..” (1Cr 15: 5-8).

Rồi Thánh Phaolô xác quyết về đức tin tông truyền vào Chúa Giêsu phục sinh:

“Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi đều rao giảng như thế” (1Cr 15: 11)

Thánh Phaolô nói đến canh tân khi nêu rõ nhờ Phục sinh, phép Rửa Tội mới có giá trị: “Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta đuợc dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm, 6: 4-5).

Nếu Chúa Giêsu không phục sinh thì không có sự sống đời đời vì “cả nhữngngười đã an nghỉ trong Đức Kitô cũng bị tiêu vong” (1Cr 15: 18).

Như vậy, chúng ta là những kẻ đáng thương hại trên đời nầy vì “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời nầy mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1Cr 15: 18-19).

Phải tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh để được cứu rỗi:

“Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ” (Rm 10: 9).

Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa

Xin hãy cảm tạ Chúa vì đã ban cho người giáo hữu hồng ân mầu nhiệm phục sinh cao quý. Như minh chứng trong Giáo sử của Giáo Hội Việt Nam: Chúa Giêsu phục sinh làm thay đổi các tiền nhân Công Giáo từ những người mới gia nhập đạo Chúa trở nên chiến sĩ dũng cảm anh hùng tử đạo vì thập giá. Ngoài ra, xin cho chúng con biết noi gương Phaolô thay đổi tận gốc như Thánh Tông Đồ trước kia trong đạo Do Thái quá hăng say bắt bớ và hằng muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa” (Gl 1: 13) đến một con người hoàn toàn với sự sống mới:

Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:19-20).

Sống mới như thế chính là sự chứng tỏ xác tín vào hồng ân của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.

Tài liệu tham khảo: Easter 2011 – Catholic Encyclopedia

Trần Văn Trí AN43 (Tháng 4-2011) 

Tác giả: Trần Văn Trí AN43

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập560
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm558
  • Hôm nay75,372
  • Tháng hiện tại896,031
  • Tổng lượt truy cập56,997,668
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây