Đôi điều tìm hiểu về Đức Chúa Thánh Thần.

Thứ hai - 30/05/2011 11:32

-

-
Tháng Sáu là tháng Hội Thánh dâng kính để tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một việc đạo đức lâu đời mà đa số giáo hữu đều hiểu biết và mến mộ. Năm 2011, vì Lễ Phục Sinh đến trễ (24-4), nên Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ra ngoài tháng 6 và đến vào Thứ Sáu 1 tháng 7.
Đôi Điều Tìm Hiểu Về
ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN 
Trần Văn Trí
 
Theo Phụng Vụ Thánh, trong tháng 6-2011, có nhiều lễ trọng, như:
 
- Chúa Nhật 5-6, Lễ Đức Chúa Giêsu lên trời (từ Thứ Năm 2-6 dời qua CN 5-6) 
- Chúa Nhật 12-6, Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống (hay Lễ Hiện Xuống)
- Chúa Nhật 19-6, Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi
- Chúa Nhật 26-6, Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
 
Ngoài ra, tháng Sáu là tháng Hội Thánh dâng kính để tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một việc đạo đức lâu đời mà đa số giáo hữu đều hiểu biết và mến mộ. Năm 2011, vì Lễ Phục Sinh đến trễ (24-4), nên Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu ra ngoài tháng 6 và đến vào Thứ Sáu 1 tháng 7.
 
Trong phạm vi Chủ đề Phụng Vụ tháng 6-2011, chúng tôi xin Tìm Hiểu Về ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN vì vai trò rất quan trọng của Ngài trong đời sống c ủa người Kitô-hữu. Hơn nữa, vào thiên niên kỷ mới từ năm 2.000, trong các hoạt động Công Giáo Tiến Hành có Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng giúp tín hữu học hỏi hiều biết về Chúa Thánh Thần, về các hồng ân Ngài ban phát cho mỗi người theo nhu cầu và hoàn cảnh trong sự thánh hóa. Vì thế, với đôi điều tìm hiểu khiêm tốn, bài viết xin đuợc chứng tỏ lòng nhiệt thành hưởng ứng công tác của Phong Trào.
 
Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
 
Nguồn gốc và Ý nghĩa: Lễ Hiện Xuống đã có từ lâu đời trong Hội Thánh và được các Giáo Hội Chúa Kitô mừng trọng thể trong Phụng vụ thường niên, nối kết Cựu Ước và Tân Ước.
 
Theo Thánh Kinh, trong Cựu Ước, Sách Xuất Hành về “Các ngày lễ của Israel” (Xh 23: 16; 34: 22) và Sách Lêvi về “Các lễ trong năm” (Lv 23) của Do Thái Giáo, có “Lễ Các Tuần” vào “ngày thứ 50 sau Lễ Vượt Qua” là biểu tượng của Lễ Hiện Xuống trong Kitô-Giáo.
 
Trong Tân Ước, tên gọi đầu tiên của ngày lễ là Lễ Ngũ Tuần nhắc lại biến cố trọng đại về Chúa Thánh Thần ngự xuống như lời Chúa Giêsu đã hứa trước khi về trời:
 
Anh em sẽ nhận sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em” (Cv 1: 8)
Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại:
 
“Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình giống như lưỡi lửa tản ra và đậu xuống từng người một. Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2: 1-4)
 
Các học già về Thánh Kinh chú giải Sách Công Vụ TĐ về hồng ân Chúa Thánh Thần hiện xuống:
 
“Mười ngày sau khi Chúa Giêsu lên trời, Mười Hai Tông đồ, có Mẹ Maria hiện diện và nhiều môn đồ khác, khoảng 120 người, tụ họp tại Giêrusalem để mừng Lễ Mùa Gặt của Do Thái vào ngày thứ 50 sau Lễ Vượt Qua. Khi mọi người đang cầu nguyện bên trong thì có một tiếng ào như gió ùa vào nhà và có những lưỡi lửa xuống đến đậu trên đầu mỗi người. Đó là hồng ân ban đầy Thánh Thần trên xác thịt loài người như Chúa đã hứa qua ngôn sứ Joel (Jo 2: 28-29). Các Tông đồ lập tức được ơn sức mạnh rao giảng Phúc Âm của Đức Kitô phục sinh. Họ tuôn đi ra khắp nẻo đuờng Giêrusalem và bắt đầu giảng cho dân chúng đang tụ họp mừng lễ (Lễ Mùa Gặt). Không những các Tông đò giảng cách hùng hồn và lưu loát, mà còn, nhờ phép lạ của Chúa Thánh Thần, họ nói được các ngôn ngữ bản xứ của quần chúng hiện diện, trong số có rất nhiều người đến từ khắp Đế Quốc Rô-ma. Họ gây tiếng vang lớn lao. Đặc biệt, tông đồ Phêrô nắm lấy cơ hội, lên tiếng trước đại chúng, rao giảng về Đức Giêsu đã chịu chết và sống lại để tha thứ mọi tội lỗi. Thành quả có khoảng ba ngàn người trở lại đạo Chúa, lãnh nhận Phép Rủa Tội trong ngày đó.” (http://www.stpaulskingville.org/pentecost.htm)
 
Theo Thánh Truyền, Lễ Hiện Xuống đã có trong Phụng Vụ Kitô-Giáo vào thế kỷ thứ nhất, gọi là Chúa Nhật Trắng, vì, ngày đó, những người dự tòng chưa được rửa tội vào đêm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh hay Lễ Thánh Thủy thì được mặc y phục trắng và chịu Phép Rửa Tội vào Thứ Bảy Vọng Hiện Xuống.
 
Thế kỷ thứ nhất trong Giáo Hội tiên khởi, Thánh Clêmentê thành Rô-ma rao giảng Chúa Thánh Thần là tiếng nói của Đức Kitô trong Cựu Ước. Vào thế kỷ thứ 2, 3, Thánh Thần được các vị Tử Đạo vinh danh; cụ thể nhất là Thánh Polycarp, tử đạo năm 155, trong khi chịu các cực hình đi đến hy sinh tánh mạng vì Chúa, đã tuyên xứng đức tin vào “Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần”. Trong các thế kỷ về sau, như từ năm 360,lại có nhiều vị Thánh, như Thánh Épipodius, Athenagoras, Theophilus thành Ankiôkia, Th. Irenaneus, Hippolytus.
 
Tín điều về Chúa Thánh Thần được Thánh Anastaxiô minh chứng từ năm 360 và phổ biến rộng rãi qua Công Đồng Constantinople năm 381 lên án lạc giáo Macedôniô chối bỏ Thánh Thần. Công Đồng cũng tuyên bố thiên tính cùa Chúa Thánh Thần như Kinh Tin Kính: “Thánh Thần là Thiên Chúa, cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.”
 
Khi cử hành Lễ Hiện Xuống, có nơi tố chức Lễ Rửa Tội không những theo truyền thống Chúa Nhật Trắng mà còn nêu lên ý nghĩa Giáo Lý:
 
“Hai hiệu quả của Phép Rửa Tội là rửa sạch các tội lỗi và ban ơn thánh, sinh ra trong sự sống mới  được trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần” (Giáo Lý 1279).
 
Phổ thông nhất là nhiều nơi ban Phép Thêm Sức với ý nghĩa:
 
“Phép Thêm Sức hoàn tất ân sủng của Phép Rửa Tội, ban Chúa Thánh Thần, làm cho chúng ta bén rễ sâu vào hồng ân làm con của Chúa, sáp nhập mật thiết vào Thân Thể Chúa Kitô, liên lạc chặt chẽ với Hội Thánh, ban sức mạnh như người lính chiến của Đức kitô, để làm chứng đức tin bằng lời nói việc làm và in một dấu ấn thiêng liêng vào linh hồn người Kitô-hữu” (GL 1316-17).
 
Màu đỏ của Lễ phục nhắc lại “lưỡi lửa” ngày Lễ Ngũ Tuần, biểu tượng tình yêu của Thánh Thần và nhắc bào các tín hữu phải trở nên “chứng nhân nhiệt thành cháy lửa mến Chúa”.
 
Ý nghĩa Phụng Vụ
 
Trong năm phụng vụ, có ba ngày đại lễ: Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh, Lễ Hiện Xuống.
 
- Lễ Giáng Sinh nói lên hồng ân của Thiên Chúa Cha ban tặng Người Con duy nhất sinh xuống thế hầu chuộc tội cho nhân loại;
 
- Lễ Phục Sinh minh chứng Đức Kitô Chúa Con chiến thắng sự chết, chiến thắng quyền lực tội lỗi và ma quỷ không còn chiếm đoạt con người;
 
- Lễ Hiện Xuống là dấu chỉ Thánh Thần đến, ban hồng ân Đức Tin cứu rỗi cho chúng ta. Qua Lời Chúa và các Phép Bí Tích, Thánh Thần ban cho chúng ta đức tin để tin cậy vào Đức Kitô như Đấng Cứu Chuộc hầu gia tăng niềm hân hoan và tạ ơn.
 
Đó là ý nghĩa tại sao hằng năm Hội Thánh mở ra Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi sau Lễ Hiện Xuống.
 
Mùa Thường Niên
 
Sau Lễ Hiện Xuống, Mùa Thưòng Niên là thời gian dài 33, 34 tuần, cho đến cuối Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng: Năm 2011, từ Lễ Chúa Ba Ngôi CN13TNA đến CN 34TNA Lẽ Chúa Kitô Vua (20-11-2011) kết thúc vào cuối Thứ Bảy 26-11-2011 (ngày 27-11-2011 là CNI Mùa Vọng B). Mủa Thường Niên tập trung vào thánh hóa là công việc của Chúa Thánh Thần ngày mỗi ngày trong đời sống Kitô-hữu. Điều nầy phản ảnh trong lễ phục với màu Xanh Cây tượng trưng cho sự sống và lớn lên. Qua hồng ân đức tin mà chỉ đến từ Thánh Thần hoạt động qua Ơn Thánh hóa, nhờ đó các Kitô-hữu vững tin vào Đức Kitô Đầng Cứu Chuộc và tuyên xưng Ngài trong cuộc sống hằng ngày bằng việc phục vụ tha nhân. Thánh Thần là Đấng ban sức mạnh cho các Tông đồ rao giảng Đức Kitô phục sinh hai ngàn năm trước cũng là Thánh Thần mỗi ngày.
 
CHÚA THÁNH THẦN
 
Chúa Thánh Thần là kho tàng bao la, mênh mông, nên đôi điều trình bày ở đây chỉ là giản lược. Thánh Thần đã được các Tông đồ tuyên xưng rrong Kinh Tin Kính:
 
- Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần (hoặc Kinh Tin Kính đọc vào Chúa Nhật và lễ trọng:)
 
- Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống: Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
 
Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng phép tắc vô cùng, hiện hữu khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng có đời đời. Ngài là Thiên Chúa, một Ngôi vị; Ngài mạc khải Chúa Giêsu và Chúa Giêsu mạc khải Chúa Cha; Chúa Cha ban Chúa Giêsu và Thánh Thần hầu chúng ta được đến với Người. Chúa Thánh Thần ban các ơn để dùng cho tác vụ và gia tăng hiệu năng của tác vụ.
 
Chúa Thánh Thần ban cho người tín hữu được Bảy Ơn:
 
- Ơn khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Chúa.
Chúa Thánh Thần đổi mới mọi sự trong mỗi người; đổi mới ân sủng ban cho tùy theo nhu cầu, hoàn cảnh, khả năng của mỗi người theo thần trí của Ngài qua 12 Hoa quả Nhân Đức:
 
- Bác áí, vui vẻ, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, hòa nhã, nết na, trung thành, kiên trì, tiết độ và trong sạch.
 
Cụ thể: Canh tân đặc sủng, nghĩa là cũng ban Ơn Khôn Ngoan, ban Hoa quả Nhân Đức, nhưng người nầy khác người kia tùy theo Chúa Thánh Thần thấu biết nhu cầu và hoàn cảnh mỗi người.
 
Nói tiếng lạ
 
Khi người tham gia Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng đuợc ơn Nói Tiếng Lạ thì chẳng phải là thứ tiếng “xì xào” vô nghĩa, tùy hứng của họ, không ai hiểu được, hoặc chính mình đương sự cũng không hiểu, mà tiếng lạ là tiếng nói tương tự các tông đồ đã được trong ngày Lễ Ngũ Tuần:
 
“Ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho… Khi đó, tại Giêrusalem, có những người Do Thái sùng đạo, nghe tiếng ấy họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Nhũng người đang nói đó không phải là người Ga-li-lêa ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta
 
Tội với Chúa Thánh Thần
 
Mọi sự hiểu biết về Chúa Thánh Thần là hồng ân quý hóa, nhưng phải thành tâm thiện chí đừng để xảy ra sai lạc dẫn đến phạm tội với Chúa Thánh Thần. Ví dụ: Khi tham gia vào hồng ân chữa lành điều cần thiết là Đức Tin như mỗi lần trước khi làm phép lạ Chúa Giêsu đều dòi hòi phải có đức tin khi Ngài nói: “Con có tin không?” Do đó, tuyệt đối không được có một hành vi bất xứng khi giả đò “té xỉu” như mình được ơn lạ chữa lành. Xin hãy nhớ lại và suy nghĩ Lời Tin Mừng:
 
“Phạm đến Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ được tha thứ” (Mc 3: 29)
Ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng đuợc tha” (Lc 12: 10)
 
Một vài gợi ý:
 
Sứ mạng rao giảng của các tông đồ xem ra vượt quá khà năng và trình độ của người thuyền chài: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28: 19)
 
Thế mà nhờ ơn Thánh Thần ngự đến đã đổi mới mọi sự: Đạo Chúa được xây dựng và phát triển. Vì thế muốn hiểu biết thêm về Lễ Ngũ Tuần, Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần, xin hãy đọc lại:
 
- Sách Công vụ Tông Đồ (Cv từ 2 đến 4: 34); Giáo Lý của Giáo Hội CG (ĐOẠN BA, 683-747)
 
Sốt sắng đọc kinh Chúa Thánh Thần: Dấu Thánh Giá, Cầu Xin Chúa Thánh Thần; Sáng Danh.
 
Trần Văn Trí (Tháng 6-2011)

Tác giả: Trần Văn Trí

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập767
  • Hôm nay115,400
  • Tháng hiện tại1,027,664
  • Tổng lượt truy cập57,129,301
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây