Ăn nhiều rau chưa hẳn đã tốt

Thứ sáu - 18/04/2014 11:21

-

-
Không ít bạn thay bữa ăn bằng một đĩa rau to tướng và đinh ninh rằng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Ăn nhiều rau chưa hẳn đã tốt
 

Một tô rau “khủng” chưa hẳn đã tốt.
 
Không ít bạn thay bữa ăn bằng một đĩa rau to tướng và đinh ninh rằng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
 
Trữ rau cũng lắm công phu
 
Để vitamin A không mất đi, rau tươi mua về cần được bảo quản trong chỗ thoáng khí, mát và khô ráo. Nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời và ẩm thấp là những điều kiện làm tiêu hao rất dễ dàng các vitamin do ôxy hoá gây nên. Rau để càng lâu vitamin mất đi càng nhiều.
 
Khi nào ăn mới nên hái ở vườn về, cũng không nên mua nhiều rau về rửa sạch rồi trữ trong tủ lạnh. Các nghiên cứu cho thấy rau rửa sạch để trong tủ lạnh cũng mau hỏng, còn để bên ngoài một ngày thì lượng vitamin C mất đi 26%; vitamin hao hụt khi rửa mất 1% nhưng cắt nhỏ để lâu sẽ mất 14%. Vì vậy bạn cần hạn chế để rau xanh lưu cữu. Nếu bạn không có thời gian đi chợ mua rau tươi thì nên chọn những nơi trữ rau thoáng khí, tránh sáng và khô ráo hơn là trữ trong tủ lạnh.
 
Muốn giữ được vitamin ở mức nhiều nhất thì khi nhặt rau, rửa rau để nấu cần phải làm càng nhanh càng tốt. Rửa sạch rau trước khi thái nhỏ vì nếu thái rồi mới rửa thì một số vitamin sẽ bị tan nhiều trong nước. Rau làm xong phải nấu ngay, càng để lâu càng mất nhiều vitamin C. Sau 4 giờ mất hết 20%, khi thái nhỏ thì mất tới 35% sau 1 giờ.
 
Luộc không bằng xào
 
Khi luộc rau, nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, nếu cho rau ngay từ lúc nước lạnh sẽ mất đi phần lớn lượng vitamin. Cụ thể, khoai tây cho vào nồi khi nước lạnh mất tới 40% vitamin C, trái lại khi bỏ vào nước đã sôi chỉ mất 10%.
 
Vitamim C và B1 sẽ tiêu tan nếu bị đun nấu lâu. Vậy nên khi xào nấu rau, bạn không để lửa nhỏ liu riu mà cần chỉnh lửa to. Có thể cho thêm một chút giấm vào món rau để bảo tồn lượng vitamin của rau trong quá trình chế biến. Ngoài ra có một số loại rau phát huy giá trị dinh dưỡng khi được làm salad hơn là nấu như cà chua, dưa chuột,…
 
Khi xào, rán, rau giữ được vitamin tốt hơn, nhất là vitamin A và C, vì rau được bọc một lớp mỡ tránh được sự hoà tan và bốc hơi. Với món rau xào, cần xào lửa to và đảo rất nhanh rồi ăn nóng.
 
Khi xào, luộc rau xong rồi ăn ngay chỉ hao hụt chừng 15% vitamin. Nấu xong rau để sau 1 giờ sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ lượng vitamin mất từ 34-57%. Còn nếu chế biến sẵn rồi đem lên bếp hâm lại thì vitamin đã mất đi tới 90%.
 
Khi chế biến rau xanh bằng cách hấp cách thuỷ thì vitamin C được giữ lại nhiều nhất.
 
Để giữ được vitamin C khỏi mất và ít bị phá hủy nhất thì khi luộc rau, nên cho vào nước một chút muối, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín. Muối sẽ giúp giữ được màu xanh của rau, đậy nắp chỉ hao 15% vitamin, mở nắp sẽ hao mất 32%. Tránh khuấy trộn rau nhiều.
 
Ngoài việc đảm bảo lượng vitamin trong rau xanh, để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, khi rửa rau, cần rửa từng cọng một trong một chậu nước lớn, nếu có thể thì dùng gáo múc nước xối mạnh từng cọng rau. Nếu trong gia đình có sử dụng vòi nước thì nên rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ các chất bẩn, ký sinh trùng, trứng giun, hoá chất độc hại còn lưu lại trên rau.
 
Ăn nhiều rau chưa chắc đã tốt
 
Ăn nhiều rau xanh đem lại lợi ích ngừa xơ cứng động mạch, kiểm soát cân nặng. Nhưng nếu bạn chỉ ăn rau mà không ăn thịt thì cũng không tốt cho sức khỏe. Cơ thể mỗi ngày cần thiết phải dung nạp một lượng cholesterol từ thịt, một lượng hợp lý cholesterol sẽ có lợi trong việc ngừa ung thư. Chỉ ăn rau thì protein tiếp nạp sẽ không đủ, dễ gây u bướu đường tiêu hóa. Không ăn thịt lâu ngày sẽ gây thiếu hụt vitamin B2. Rau xanh đa phần chứa ít kẽm, do đó người ăn chay lâu dài dễ thiếu kẽm trầm trọng.
 
Ăn một lượng rau vừa phải sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột và đi tiêu, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dễ dàng dẫn đến chứng khó tiêu. Những loại rau này bao gồm cần tây, măng… Do đó, bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều rau. Hơn nữa, chất xơ cũng có thể gây chảy máu dạ dày ở bệnh nhân xơ gan, làm bệnh thêm trầm trọng.
 
Trẻ ăn quá nhiều rau sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh và sự phát triển xương. Điều này đặc biệt có hại cho phụ nữ mang thai và trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Một số loại rau như rau bó xôi, cần tây, cà chua, chứa một số lượng lớn axit oxalic, khi kết hợp với canxi có trong các loại thực phẩm khác sẽ kết thành sỏi canxi oxalate.
 
Đối với những người bình thường, cần căn cứ vào thể trạng cũng như sở thích của bản thân mà có cách lựa chọn phương pháp ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Tác giả: TS Bùi Hà

Nguồn tin: laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập653
  • Hôm nay80,292
  • Tháng hiện tại1,015,332
  • Tổng lượt truy cập58,301,201
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây