Làm gì nếu bị tấn công như ở Paris?

Chủ nhật - 22/11/2015 05:51

-

-
Ông Leach đã nghiên cứu những tình huống nguy hiểm đến tính mạng trên toàn thế giới và thấy rằng chỉ 15% số người kịp phản ứng theo cách có thể giúp họ sống sót. Có tới 75% sẽ quá hoang mang vì những gì đang xảy ra xung quanh họ ...
Làm gì nếu bị tấn công như ở Paris?
 
Những cuộc tấn công liên hoàn ở Paris làm 129 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương, là cực kì hiếm.
 
Nhà chức trách thường đã chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp như thế.
 
Nhưng người dân thường thì cần chuẩn bị như thế nào?

 
 
Hãy chuẩn bị
 
Nhiều người sống sót sau các cuộc tấn công tại Paris nói rằng họ đã nhầm tưởng những tiếng súng đầu tiên là tiếng pháo hoa. Đây là điều hay xảy ra, ông John Leach, nhà tâm lí về sinh tồn và giảng viên kỹ năng sinh tồn trong quân sự nói.
 
"Chúng ta phản ứng với những nếp nghĩ có sẵn trong đầu mình mà không phản ứng trực tiếp theo hoàn cảnh và điều đó làm chúng ta dễ bị tấn công," ông nói.
 
Không chú ý đến những lối thoát hiểm khi ngồi trong nhà hàng hoặc rạp phim là điều rất dễ xảy ra.
 
Thế nhưng xác định lối thoát hiểm ở đâu lại có thể cứu sống ta. Trong cuộc tấn công tại rạp hát Bataclan vào thứ Sáu, một người bảo vệ an ninh đã dẫn được một nhóm thoát ra ngoài an toàn qua cửa thoát hiểm bên trái của sân khấu.
 
Phản ứng nhanh

 
 
Đa số mọi người sẽ quá bối rối không biết phải làm gì khi bị tấn công.
 
Ông Leach đã nghiên cứu những tình huống nguy hiểm đến tính mạng trên toàn thế giới và thấy rằng chỉ 15% số người kịp phản ứng theo cách có thể giúp họ sống sót.
 
Có tới 75% sẽ quá hoang mang vì những gì đang xảy ra xung quanh họ đến nỗi không phản ứng gì cả. 10% còn lại sẽ phản ứng theo cách làm giảm cơ hội sống sót của họ và làm vướng chân những người khác, ông nói.
 
Hành động dứt khoát có khả năng tăng cơ hội sống sót. Tuy nhiên bản chất tự nhiên của con người là chờ đợi người khác hành động trước.
 
Trong một thí nghiệm điển hình, các nhà tâm lí học đưa một số người vào trong một căn phòng và cho tràn khói vào trong phòng để xem họ sẽ phản ứng ra sao. Những người đi một mình có xu hướng hành động dứt khoát hơn những người đi thành nhóm.
 
Thu mình lại
 
Điều đầu tiên là cố gắng tránh đi chỗ khác và thu nhỏ mình lại. Điều này có thể chỉ đơn giản là nằm bẹp xuống đất; tuy nhiên lí tưởng hơn thì trốn vào sau một nơi có che chắn. Nơi ẩn náu chắc chắn như một bức tường bê tông là lựa chọn tốt nhất.
 
Nhiều người sống sót tại Paris đã làm điều này theo bản năng - biến những chiếc bàn thành nơi trú ẩn tạm thời hoặc trốn sau những cái loa trong rạp hát.
 
Tuy nhiên thiếu che chắn ở tầng chính của rạp Bataclan đồng nghĩa với việc không phải ai cũng có khả năng ẩn trốn.
 

Một phụ nữ có bầu đã trốn bên ngoài cửa sổ trong vụ tấn công tại Paris
 
Một số người tại rạp Bataclan đã chạy về phía lối thoát hiểm khi những kẻ tấn công ngừng bắn để lắp thêm đạn.
 
Điều này có thể nguy hiểm, tuy nhiên có một số tình huống khi bỏ chạy là ý tưởng tốt. Theo một số nhân chứng vào hôm thứ Sáu, một số người chọn trốn ở trong những văn phòng và phòng vệ sinh cho đến khi được cứu.
 
Đánh trả
 
Ông Ian Reed, cựu quân nhân Anh, giảng viên quân sự và giám đốc điều hành hãng an ninh Formative Group, nói không có tập huấn mà định chống lại kẻ tấn công thì là dại dột.
 
"Đó là đem cuộc sống của bạn ra đánh đổi", ông cho biết thêm.
 
Nhưng bất chấp nguy hiểm, một số người tranh luận rằng điều quan trọng là phải sẵn sàng chiến đấu nếu cần thiết.
 
Thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo không bắt con tin, ông James Alvarez, nhà tâm lí học và đàm phán con tin nói.
 
"Không có ai để thương lượng với cả. Giá trị là cái chết của bạn. Nếu tôi biết rằng tôi sẽ bị bắn, tôi muốn nghĩ rằng tôi đã không chịu chết mà không chống cự."
 
Sau khi trốn thoát
 
Một khi có ai đó đã thoát ra được thì điều quan trọng với họ là phải tiếp tục cảnh giác. "Chạy càng xa càng tốt, trốn sau càng nhiều những thứ có thể che đỡ chắc chắn thì càng tốt và chạy đi gặp giới chức gần nhất để được giúp đỡ", ông Reed nói.

 
 
Có thể nguy hiểm khi hòa vào những đám đông gần đó và sử dụng phương tiện công cộng.
 
"Luôn luôn giả định rằng sẽ có một thiết bị hay hành động nguy hiểm thứ hai", ông Reed cho biết thêm.

Điều quan trọng là lấy lời khuyên từ những sĩ quan cảnh sát hoặc nhà chức trách, vì họ có thể biết nhiều hơn về tình hình.
 
Giúp đỡ lẫn nhau

 
 
Nguy cơ bị kẹt trong những vụ tấn công lớn vẫn khá thấp. Tuy nhiên nếu nó xảy ra, liên kết với những người bị nạn sẽ giúp cơ hội sống sót tăng lên, ông Chris Cocking, nhà tâm lí xã hội và chuyên gia về hành vi đám đông, nói.
 
Sau vụ tấn công 7/7 tại London, ông Cocking đã phỏng vấn hàng chục người có liên quan và đưa ra kết luận rằng giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất cho một nhóm tìm cách di tản là hỗ trợ lẫn nhau.
 
Đây là giải pháp duy nhất để tránh những tình huống như một đám đông có thể bị kẹt tại lối thoát hiểm.
 
Ông Cocking nói rằng hầu như mọi người có xu hướng cố gắng giúp đỡ lẫn nhau ngay cả trong tình huống nguy cấp.

Tác giả: Camila Ruz (Tạp chí BBC)

Nguồn tin: www.bbc.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập489
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm486
  • Hôm nay54,251
  • Tháng hiện tại859,506
  • Tổng lượt truy cập58,145,375
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây