Chia sẻ của một người Trung Quốc về nước Mỹ: “Quốc gia của sự tin tưởng”

Thứ ba - 30/10/2018 22:31

-

-
Tôi gặp tiến sĩ Cao vào một ngày cuối tuần tại một quán cà phê ở thành phố Irvine ven biển phía tây nước Mỹ. Tiến sĩ Cao là một luật sư, đã sống ở Mỹ 26 năm, và cũng thường xuyên đi về giữa hai bờ Thái Bình Dương. Tôi hỏi ông: “Ông nghĩ rằng khác biệt lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ là gì?”
Chia sẻ của một người Trung Quốc về nước Mỹ: “Quốc gia của sự tin tưởng”
 
Bài viết của một người Trung Quốc
 
Tôi gặp tiến sĩ Cao vào một ngày cuối tuần tại một quán cà phê ở thành phố Irvine ven biển phía tây nước Mỹ. Tiến sĩ Cao là một luật sư, đã sống ở Mỹ 26 năm, và cũng thường xuyên đi về giữa hai bờ Thái Bình Dương. Tôi hỏi ông: “Ông nghĩ rằng khác biệt lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ là gì?”
 
Thật ra trong lòng tôi đã có câu trả lời rồi: tự do, mở cửa, pháp trị. Không ngờ câu trả lời của ông ấy không như tôi nghĩ: “Điều khác biệt lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ đó là sự tin tưởng”.
 
Dường như đọc được suy nghĩ của tôi nên ông lại nói thêm: “Không phải là tự do, bởi vì tự do không phải là điều mà chỉ một mình nước Mỹ có, 180 quốc gia trên thế giới đều có. Hơn nữa, Trung Quốc cũng không phải là không có tự do, chỉ là thiếu nếu xét về tính kết cấu…”
 
Tôi nhờ tiến sĩ Cao giải thích chi tiết hơn, ông nói: “Sở dĩ tôi cho rằng sự tin tưởng là điều khác biệt lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ là bởi vì không tin tưởng lẫn nhau đã trở thành điều thông thường ở Trung Quốc. Ngược lại, sự tin tưởng giữa người với người là việc bình thường ở Mỹ. Ví dụ như khi mua hàng, dù cho là ở cửa hàng lớn hay nhỏ thì bạn cũng không phải lo lắng về việc bị lừa gạt giá cả, càng không cần phải nghĩ xem mình có mua phải hàng giả hay không, điều mà bạn cần suy nghĩ đó là món hàng này bạn có cần hay không, giá có thể chấp nhận được hay không mà thôi. Ngoài thức ăn ra thì những vật dụng sinh hoạt khác bạn đều có thể trả hàng vô điều kiện, không cần phải chứng minh lý do gì cả”.
 
Ông cho tôi một ví dụ: “Khi ăn nhà hàng ở Mỹ, tôi không cần phải lo về việc bị ăn dầu thải hay thịt heo, bò, gà có quá nhiều dư lượng chất kháng sinh, chất tăng trưởng, hoặc rau củ có quá nhiều chất bảo quản. Tôi chỉ cần phải xem món ăn có hợp khẩu vị hay không”.
 
Tôi hoàn toàn đồng ý khi ông ấy nói những điều này. Tại khách sạn ở Mỹ, dù cho là khách sạn lớn hay nhỏ, khi trả phòng đều chỉ cần giao thẻ phòng là đủ, không cần đợi nhân viên phục vụ vào kiểm tra phòng rồi mới kết sổ. Nhiều nhất thì nhân viên cũng chỉ hỏi một câu: Xin hỏi ông/bà có dùng đồ trong tủ lạnh hay không? Nếu trả lời không thì có thể đi ngay. Thủ tục cũng rất đơn giản: chỉ cần cho biết số đặt phòng trước trên website (nếu không có cũng không sao, nhưng không bảo đảm là có phòng trống) và trả tiền theo số tiền hiển thị trên trang web là được. Nếu dùng thẻ tín dụng thì có thể tôi còn nghĩ đến khoản thế chấp tín dụng, khách sạn không cần lo lắng gì cả, nhưng tôi thường trả bằng tiền mặt, có nơi cần tiền cọc, nhưng đa số thì không cần. Điều khiến tôi không hiểu đó là trong trường hợp không đặt cọc, vậy tại sao khách sạn lại không kiểm tra phòng trước khi kết toán?
 
Có lẽ đây chính là sự tin tưởng. Trong thời gian tôi đi du lịch Mỹ, gần như bất cứ nơi nào cũng đều thấy được sự tin tưởng.
 
Buổi tối đó khi gặp tiến sĩ Cao cũng là ngày tôi làm thủ tục nhận phòng, nghỉ ngơi một lát rồi đến quán cà phê gặp mặt trò chuyện. Khi tôi lấy tiền trong túi thì giật mình không thấy ví tiền đâu cả. Nếu như mất thật thì có nghĩa là chuyến đi Mỹ của tôi phải chấm dứt. Tiến sĩ Cao bảo tôi đừng gấp gáp, suy nghĩ cẩn thận xem lần cuối dùng tiền ở đâu. Lập tức tôi nhớ ra lần cuối dùng tiền ở quầy tiếp tân, thế nên tôi vội vàng chạy về khách sạn hỏi thử. May là ví tiền vẫn còn ở quầy. Nhân viên nói rằng cô ấy nhìn thấy một cái ví tiền trên bàn ở sảnh, không biết là của ai nên giữ hộ. Sau này tôi mới nhớ lại, sau khi trả tiền, tôi kéo hành lý ra sảnh ngồi nghỉ, rồi quên không cất ví tiền đi mà để trên bàn.
 
Sau khi xảy ra sự cố này, tôi trở nên rất cẩn thận, còn bạn tôi thì không hề lấy tôi làm gương gì cả, nhiều lần quên trước quên sau. Một buổi tối khác khi về đến khách sạn, đang định lên mạng thì phát hiện không thấy máy tính đâu cả. Suy nghĩ kỹ càng một lúc sau mới nghĩ ra rằng rất có thể đã để ở khách sạn trước đó rồi, nhưng vấn đề là dù cho ở khách sạn đó thì trong mấy ngày này không thể quay trở lại để lấy được, bởi vì là du lịch tự do nên lái xe không có mục đích, cứ mỗi ngày đi hơn 1000 cây số. Chúng tôi liên lạc với khách sạn thì họ nói máy tính để ở trên giường, và gói trong túi ngủ. Có vẻ như lượng khách của khách sạn này không quá nhiều, phòng vẫn còn để trống.
 
Cuối cùng chúng tôi bàn bạc với khách sạn, đến khi quay lại Los Angeles thì sẽ đến lấy máy tính, phía khách sạn nói rằng không thành vấn đề. Chín ngày sau chúng tôi quay lại lấy máy tính và trả xe, sau đó bay đi San Antonio. Do không biết có chuyến bay thẳng hay không nên chúng tôi tính luôn cả thời gian quá cảnh tổng cộng là khoảng 5 giờ đồng hồ. Sau khi xuống máy bay, bạn tôi nhận ra kính mát của anh ấy còn để ở trên chiếc xe trước đó. Giá trị của cặp kính mát còn đắt hơn cả máy tính, nếu mất thì rất tiếc. Chúng tôi gọi điện thoại đến công ty cho thuê xe, hỏi cả buổi trời nhưng họ nói không có trên xe, xem ra lần này không may mắn nữa rồi.
 
Chúng tôi bay từ San Antonio về San Diego rồi lái xe đến Los Angeles. Đến sân bay quốc tế Los Angeles, chúng tôi hỏi một nhân viên nhận lại xe xem thử có nhìn thấy một cặp kính mát hay không. Cô ấy mở tủ lấy ra một cặp kính mát và hỏi có phải hay không? Bạn tôi trả lời là phải, cô nhân viên lập tức đưa cặp kính mà không làm bất cứ thủ tục giao nhận nào cả, còn chúng tôi thì nhớ rõ lần trước khi trả xe, người nhận lại là nam chứ không phải cô gái này.
 
Thế nhưng nếu bạn cho rằng sự tin tưởng giữa người Mỹ với nhau chỉ bởi vì pháp luật nghiêm ngặt thì bạn xem thường họ quá rồi. Tiến sĩ Cao cho một ví dụ: “Ví tiền của bạn dù sao cũng là mất ở sảnh khách sạn, nhưng đó là không gian công cộng, rất khó xác định trách nhiệm pháp luật. Hơn nữa, nhân viên có thể không quan tâm đến”. “Vì thế cho nên khó mà dùng pháp trị để giải thích hành vi nói trên của người Mỹ. Họ làm như vậy không phải là bị tác động bởi bên ngoài, mà là xuất phát từ chính tấm lòng của họ. Đây là nền tảng thứ hai”. Thật vậy, người nhân viên chủ động cất giữ ví tiền chắc chắn không phải là do lo sợ gì cả mà xuất phát từ chính thiện ý của họ.
 

Theo một cuộc khảo sát, 76% tổng số người dân Hoa Kỳ nhận họ theo Ki-tô giáo. (Ảnh: Shutterstock)
 
Có câu “làm việc tốt không khó, cái khó là cả đời làm việc tốt”, tức là: nếu như chỉ lần một lần hai, một năm hai năm làm việc tốt thì cũng có thể, nhưng luôn làm việc tốt thì lại không thể giải thích bằng lòng tốt nữa, bởi vì lòng tốt khó có thể duy trì. Vậy thì, động lực căn bản nhất cho việc không lừa dối, không gây hại cho người khác là gì? Tiến sĩ Cao cho rằng đó là sự “chân thật” trong tinh thần của đạo Ki-tô, đây chính là nền tảng thứ ba xây dựng nên lòng tin tưởng, và cũng là nền tảng quan trọng nhất. Thử nghĩ mà xem, một người Mỹ được sự ảnh hưởng từ tư tưởng của đạo Ki-tô, nếu như lừa dối người khác thì trong lòng họ sẽ cảm thấy dằn vặt, lo lắng bị Thượng Đế nhìn thấy. Để tâm hồn được bình lặng, không được nói dối, không làm việc lừa lọc. Để lòng yên tĩnh, tốt nhất là cả đời làm người chân thật. Từ ý nghĩa này, “chân thật” mới là nhân tố quan trọng nhất trong xã hội tin tưởng lẫn nhau của Mỹ.
 
Trong 22 ngày ở Mỹ, ngoài được bạn bè địa phương giới thiệu đến Universal Studio Hollywood chơi ra thì thời gian còn lại tôi cả ngày chỉ lái xe đi ngang qua. Dù rằng rất mệt nhưng lại khá vui, không chỉ bởi vì các yếu tố tự nhiên như phong cảnh đẹp, không khí trong lành v.v… mà hơn hết là do đi đến đâu cũng cảm nhận được sự tin tưởng giữa con người với nhau.
 
Sự tin tưởng là chất xúc tác giữa người với người, là chìa khóa mở ra một xã hội tốt đẹp. Sự tin tưởng tạo nên cái đẹp, có thể khiến tâm hồn được vỗ về và thăng hoa. Tuy rằng tin tưởng không phải là vạn năng, nhưng nếu có sự tin tưởng, tối thiểu có thể đảm bảo xã hội là nhân gian chứ không phải địa ngục.

Tác giả: Thanh Trúc (Theo Yangcheng Evening News)

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập189
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay20,140
  • Tháng hiện tại558,179
  • Tổng lượt truy cập56,659,816
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây