Đối với Đức Phanxicô: “Chúng ta có thể trở nên thánh khi làm chính trị”

Thứ hai - 04/05/2015 10:44

-

-
Trả lời câu hỏi của một thành viên trẻ của phong trào Đời sống Kitô hữu, Đức Phanxicô đã vinh danh những ai “xen” vào các việc làm chính trị dù “làm việc nhỏ hay việc lớn”. Theo ngài, ai sợ tội và không dám làm thì họ bị lầm...
Đối với Đức Phanxicô: “Chúng ta có thể trở nên thánh khi làm chính trị”
 

Đức Phanxicô tiếp Thủ tướng Ý Matteo Renzi trong một buổi tiếp kiến riêng ngày 13 tháng 12-2014
 
Trả lời câu hỏi của một thành viên trẻ của phong trào Đời sống Kitô hữu, Đức Phanxicô đã vinh danh những ai “xen” vào các việc làm chính trị dù “làm việc nhỏ hay việc lớn”. Theo ngài, ai sợ tội và không dám làm thì họ bị lầm. “Nếu anh chị em có bàn tay bẩn thì anh chị em xin Chúa tha tội và xin anh chị em tiến tới đàng trước!”, Đức Phanxicô đã nói như trên với 4 000 thành viên của phong trào đến gặp ngài.
 
“Nếu Chúa gọi anh chị em trên con đường này thì xin anh chị em lên đường, hãy làm chính trị dù con đường này có thể làm anh chị em đau khổ, có thể sẽ làm anh chị em phạm tội, nhưng Chúa ở với anh chị em. Anh chị em xin Chúa thứ tội và tiến tới đàng trước.” Trong buổi gặp hàng ngàn giáo dân Ý trong phong trào Đời sống Kitô hữu, như thường lệ, Đức Phanxicô để qua một bên bài diễn văn soạn sẵn – “như tất cả các bài diễn văn, nó sẽ làm anh chị em chán” -, để trả lời bốn câu hỏi của những người hiện diện đặt ra.
 
Công việc mục vụ ở nhà tù, hy vọng, đào tạo linh mục… đó là những chủ đề được các thành viên của cộng đồng tông đồ theo tinh thần của thánh I-Nhã đặt ra cho Đức Phanxicô. Họ là những người rất dấn thân trong các sinh hoạt xã hội. Anh Gianni 30 tuổi, người miền Aquila, thủ đô của Abruzzes, vùng bị tàn phá do cuộc động đất năm 2009 mà việc xây dựng bị chậm trễ do nhiều lý do, trong đó có lý do tham nhũng. Anh Gianni dấn thân trong các công việc của “các hiệp hội và trong lãnh vực chính trị”, anh đặt một câu hỏi đơn giản: làm sao “duy trì quan hệ giữa đức tin vào Chúa Kitô và hành động cho một xã hội công chính và đoàn kết hơn?”
 
“Một người công giáo không thể bằng lòng đứng ở ban công nhìn”
 
Đứng trước câu hỏi lớn này, Đức Phanxicô đã có những chữ đơn giản để nói lên xác quyết của mình: “Làm chính trị là rất quan trọng, dù làm việc lớn hay làm việc nhỏ! Chúng ta có thể trở nên thánh khi làm chính trị.” Đương nhiên không có chuyện “lập đảng công giáo, đó không phải là con đường”, ngài cẩn thận đề phòng trước, trong một nước mang dấu ấn mạnh bởi những thăng trầm của nền dân chủ trong tinh thần Kitô.
 
Nhưng ngược lại, “xen vào việc chính trị” không những chỉ là một cách, một chọn lựa nhưng còn là một “bổn phận” của người công giáo. “Một người công giáo không thể bằng lòng đứng ở ban công nhìn”, nói với các thành viên của Hiệp hội Đời sống Kitô, ngài lặp lại lời nói ngài đã nói với các sinh viên của các trường đại học Rôma và nhất là trong buổi canh thức kết thúc Ngày Giới Trẻ ở Rio de Janeiro năm 2013…
 
Ở Ý hai năm nay, hàng ngày ngài gặp các nhà lãnh đạo chính trị ở trên khắp thế giới, gì thì gì, ngài không ngây thơ. Các chữ của ngài đủ để nói lên, ngài, người xem lãnh vực chính trị là một “hình thức tử đạo, tử đạo hàng ngày: người đi tìm để có lợi ích chung mà không bị tham nhũng cám dỗ, (…) qua những chuyện nhỏ, rất rất nhỏ, những chuyện dần dần”, dù phải “mang thánh giá của rất nhiều thất bại và bao nhiêu là tội.”
 
Những người công giáo “làm chính trị với bàn tay sạch và tốt”
 
Những tấm gương của Robert Schuman (1886-1963) mà án phong chân phước đang tiến hành, của Alcide De Gasperi (1881-1954), nhà sáng lập Dân chủ trong tinh thần Kitô ở Ý, người được xem như một trong các Tổ phụ của Âu Châu, cho thấy có những người công giáo “đã làm chính trị với bàn tay sạch và tốt” và như thế làm “lợi cho hòa bình giữa các quốc gia”.
 
Nói chuyện như một cha tuyên úy nói với người trẻ, Đức Phanxicô đưa ra câu hỏi và câu trả lời, ngài nêu lên các được thua trong việc dấn thân của Giáo hội vào lãnh vực chính trị. Để chống với nạn “thờ thần tài”, chống nạn “văn hóa của loại bỏ” giết “em bé chưa sinh, loại người già ra khỏi xã hội”, để thực hiện được sự thật của giáo huấn theo tinh thần Kitô, giáo dân không được ngần ngại khi dấn thân, dù “bàn tay và tâm hồn bị dơ đi một chút”, ngài giải thích rõ ràng như trên.
 
Đối với Đức Phanxicô, ai nói: “Dạ thưa cha, không, con không muốn làm chính trị vì con không muốn phạm tội”, người đó lầm: “Hãy tiến tới đàng trước. Hãy cầu xin Chúa giúp anh chị em tránh dịp phạm tội và nếu anh chị em có bàn tay dơ, xin Chúa tha thứ và hãy tiến tới đàng trước. Phải làm, anh chị em phải làm…”
 
“Tất cả các giáo hoàng trước Đức Phanxicô đều muốn khôi phục lại danh dự cho chính trị”
 
Đối với linh mục Dòng Tên Alain Thomasset, chuyên gia trong giáo huấn xã hội của Giáo hội, sự mới mẻ của bài diễn văn này ở hình thức chứ không ở nội dung: “Kể từ Đức Piô XI, tất cả các giáo hoàng trước Đức Phanxicô đã thấy đây là một “nghề cao thượng’, họ muốn khôi phục lại danh dự cho chính trị.” Trước Đức Phanxicô, Đức Gioan-Phaolô II với Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles laici) năm 1988, rồi Đức hồng y Ratzinger khi ngài đứng đầu Bộ Tín Lý và khi ngài là Giáo hoàng cũng đã đặt vấn đề về những nguy cơ liên hệ đến chính trị.
 
Linh mục Alain Thomasset ghi nhận, “có thể nên nhấn mạnh nhiều hơn trên sự kết hợp của đức tin – đấu tranh cho công chính là một cách sống đời sống đức tin và ngay cả đó là một đòi hỏi của đức tin – hơn là nhắc lại các nguyên tắc lớn. Giáo huấn không mới nhưng cách nói độc đáo. Đức Phanxicô không sợ để nói lên điều này: thà làm chính trị mà bị lầm còn hơn là không làm.”
 
Anne-Bénédicte Hoffner (lacroix.com), 03-05-2015. Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch


Pour le pape François, «on peut devenir saint en faisant de la politique»
 
Répondant à la question d’un jeune membre de la Communauté vie chrétienne, le pape a rendu un vibrant hommage à ceux et celles qui «se mêlent» de politique, «la petite comme la grande».
 
Ceux qui refusent par peur de pécher se trompent, à ses yeux. «Si vous avez les mains sales, demandez pardon au Seigneur et allez de l’avant !», a-t-il lancé aux 4 000 laïcs italiens venus à sa rencontre.
 
«Si le Seigneur t’appelle à cette vocation, vas-y, fais de la politique, cela te fera souffrir, peut-être cela te fera-t-il pécher, mais le Seigneur est avec toi. Demande pardon et va de l’avant.» Comme à son habitude, rencontrant quelques milliers de laïcs italiens réunis par le congrès de la Communauté Vie Chrétienne, le pape François a préféré laisser son discours – «peut-être ennuyeux, comme tous les discours» – pour répondre à quatre questions posées par ses interlocuteurs.
 
La pastorale des prisons, l’espérance ou la formation des prêtres… les sujets proposés par les membres de cette communauté apostolique de spiritualité ignatienne, très engagée dans la société, étaient variés. Originaire de L’Aquila, capitale des Abruzzes dévastée par un séisme en 2009 et dont la reconstruction tarde en raison de multiples scandales de corruption, et lui-même engagé dans «des associations et en politique», Gianni, 30 ans, a posé, lui, une question toute simple : comment «maintenir vivant le lien entre la foi en Jésus-Christ et l’action pour une société plus juste et plus solidaire ?»
 
«UN CATHOLIQUE NE PEUT SE CONTENTER DE REGARDER DU BALCON»
 
Face à cette grande interrogation, le pape François a trouvé des mots simples pour dire sa conviction : «Faire de la politique est important, la petite comme la grande ! On peut devenir saint en faisant de la politique.» Bien sûr, il n’est pas question de «fonder un parti catholique» – «ce n’est pas la voie» –, a-t-il pris soin de rappeler en préambule, dans un pays marqué par les hauts et les bas de la démocratie chrétienne.
 
En revanche, «se mêler de politique» n’est pas seulement une possibilité, une option pour les catholiques, mais «un devoir». «Un catholique ne peut se contenter de regarder du balcon», a lancé le pape aux membres de la CVX, reprenant une formule déjà utilisée devant des étudiants d’universités romaines, et surtout lors de la veillée de clôture des JMJ de Rio…
 
Installé en Italie depuis deux ans, rencontrant quotidiennement les hommes politiques du monde entier, le pape est tout sauf naïf. Ses mots le montrent assez, lui qui voit dans la politique «une sorte de martyre, un martyre quotidien : celui de la recherche du bien commun, sans se laisser corrompre, (…) à travers des petites choses, des choses minuscules, petit à petit», quitte à «porter la croix de nombreux échecs et de tant de péchés».
 
DES CATHOLIQUES «ONT FAIT DE LA POLITIQUE PROPRE, BONNE»
 
Les exemples de Robert Schuman (1886-1963), dont le procès en béatification est en cours, d’Alcide De Gasperi (1881-1954), fondateur de la Démocratie chrétienne italienne et lui aussi considéré comme l’un des Pères de l’Europe,montrent que des catholiques «ont fait de la politique propre, bonne» et ainsi «favorisé la paix entre les nations».
 
Sur le ton de l’aumônier de jeunesse, faisant lui-même questions et réponses, le pape François a, au fond, évoqué les principaux enjeux de l’engagement de l’Église en politique. Pour lutter contre le culte «du dieu argent», contre cette «culture du déchet» qui «tue les bébés à naître» et «écarte les personnes âgées», pour manifester la vérité de la doctrine catholique, les baptisés ne doivent pas hésiter à descendre dans l’arène, quitte à «se salir un peu les mains et le cœur», a-t-il explicitement reconnu.
 
Pour le pape, celui qui dit «Non, père, je ne fais pas de politique parce que je ne veux pas pécher» à tort: «Allez-y, demandez au Seigneur de vous aider à ne pas pécher, et si vous avez les mains sales, demandez pardon et allez de l’avant. Mais faites, faites…»
 
«TOUS LES PAPES AVANT LUI ONT VOULU RÉHABILITER LA POLITIQUE» 
 
Pour le jésuite Alain Thomasset, spécialiste de la doctrine sociale de l’Église, la nouveauté de ce discours tient plus à la forme qu’au fond : «Tous les papes avant lui, depuis Pie XI qui y voyait un ’métier très noble’, ont voulu réhabiliter la politique.» Et avant lui déjà, Jean-Paul II dans son exhortation Christifideles laici, en 1988, puis le cardinal Ratzinger, à la tête de la Congrégation pour la doctrine de la foi (1) et comme pape (2), se sont interrogés sur les risques inhérents à la politique.
 
«Peut-être l’insistance est-elle plus grande sur l’incarnation de la foi - lutter pour la justice est une manière de vivre sa foi, et même une exigence de la foi - que sur le rappel des grands principes», note encore Alain Thomasset. «La doctrine n’est pas neuve, mais la manière de le dire est originale. Le pape François n’a pas peur de le dire : mieux vaut faire de la politique et se tromper que de déserter.»
 
Anne-Bénédicte Hoffner

---------------------------------------------------
(1) Note doctrinale concernant certaines questions sur l’engagement et le comportement des catholiques dans la vie politique, Congrégation pour la doctrine de la foi, 24 novembre 2002
 
(2) Discours du pape Benoît XVI aux participants au congrès promu par le Parti populaire européen, 30 mars 2006

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập566
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại943,621
  • Tổng lượt truy cập57,045,258
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây