Thượng Hội đồng Gia đình khai mạc ở Rôma trong căng thẳng

Thứ hai - 05/10/2015 20:47

-

-
Thượng Hội đồng này được gọi là Thượng Hội đồng của “ơn gọi và sứ mệnh gia đình trong Giáo hội và trong thế giới hiện đại”, bắt đầu vào chúa nhật 4-10 tại Rôma. Vấn đề tế nhị được đem ra bàn thảo ...
Thượng Hội đồng Gia đình khai mạc ở Rôma trong căng thẳng
 
Thượng Hội đồng này được gọi là Thượng Hội đồng của “ơn gọi và sứ mệnh gia đình trong Giáo hội và trong thế giới hiện đại”, bắt đầu vào chúa nhật 4-10 tại Rôma. Vấn đề tế nhị được đem ra bàn thảo là Giáo hội có nhận những người ly dị tái hôn hay không.
 
 
Đâu là ván bài của Thượng Hội đồng công giáo về gia đình?
 
Gọi là “Thượng Hội đồng” nhưng đúng hơn nên gọi là Hội nghị về gia đình mà Đức Phanxicô triệu tập ở Rôma. Ngài muốn trả lời cho cơn khủng hoảng toàn cầu của gia đình. Ở Phương Tây, tỷ số ly dị cao là một triệu chứng nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Các tài liệu chuẩn bị còn đưa ra vấn đề đa thê ở Phi Châu, nạn “đàn ông trị” ở Châu Mỹ La Tinh.
 
Qua Thượng Hội đồng với tầm vóc toàn thế giới, Đức Giáo hoàng mong chờ nhiều nhất là  Giáo hội công giáo thích ứng được với các tình huống mới, đưa ra một sứ điệp vừa tầm với mọi người. Ngài cũng muốn tìm một giải pháp cho những người ly dị tái hôn mà họ bị loại ra khỏi Giáo hội – họ không nhận được các bí tích: xưng tội, rước lễ, xức dầu – cách này cách khác, họ phải được nhận vào Giáo hội lại nếu họ mong muốn. Ngài cũng muốn Giáo hội mở cánh cửa ra với người đồng tính. Một cách căn bản hơn, Đức Phanxicô mong muốn những ai quyết định làm phép cưới ở nhà thờ, họ phải được chuẩn bị kỹ hơn cho đòi hỏi hôn nhân bất phân ly của đạo công giáo và khi kết hợp với nhau trước linh mục, họ ý thức điều này.
 
Như thế đây là một Thượng Hội đồng rất quan trọng với hai lý do: gây sự chú ý ngoài vòng công giáo vì nó đụng đến vấn đề trọng tâm của xã hội; gây cuộc thảo luận nội bộ chưa từng có trong Giáo hội vì nó áp đặt phải xem lại mục vụ luân lý và gia đình công giáo. Điều gây những kháng cự mãnh liệt trong nội bộ và chưa từng có của các hồng y và giám mục, họ chống lại cuộc cải cách này (trong kỳ họp Thượng Hội đồng tháng 10 năm 2014, số phiếu trên những điểm có ý kiến trái chiều chỉ nhận được đa số phiếu thường chứ chưa nhận được số 2/3 cần thiết để được thông qua) nhưng dĩ nhiên qua kết quả này, đây là sự chống giáo hoàng và nhóm của ngài. Một cách nào đó, triều Giáo hoàng Phanxicô được định đoạt ở đây, vì cuộc cải cách này có một tầm rất quan trọng đối với triều giáo hoàng này.
 
Cuộc thảo luận đang đi đến đâu?
 
Không có thảo luận nào về sự cần thiết phải chuẩn bị hôn nhân công giáo cho người trẻ. Cũng không có thảo luận nào về giáo điều bất phân ly của hôn nhân. Vấn đề đón nhận tốt hơn người đồng tính cũng không phải là vấn đề hóc búa vì Giáo hội từ chối mọi dạng ám ảnh hãi sợ con người quá đáng, có một số người tham dự cho rằng vấn đề này không phải là vấn đề thiết yếu cho một thượng hội đồng chuyên về gia đình.
 
Ngược lại, vấn đề người ly dị tái hôn gây tranh cãi dữ dội trong giới thần học công giáo. Người thì cho rằng phải nhận những ai mong muốn thật sự vào lại Giáo hội, họ đã ổn định cuộc sống mới, thi hành bổn phận với người phối ngẫu cũ và con cái của mình. Sự thâu nhận sẽ tùy từng trường hợp và phải theo những điều kiện nghiêm nhặt.
 
Nhưng một số người khác thì cho rằng, với sự mở ra này, không những làm yếu đi trọng tâm của hôn nhân công giáo – chính yếu đặt trên tính bất phân ly của hôn nhân – nhưng còn cho toàn thế giới thấy đây là dấu hiệu hủy hoại của một xã hội đã mất hết tất cả điểm mốc. Hơn nữa đây là dấu hiệu đến từ thể chế cuối cùng của thế giới, thể chế Giáo hội công giáo La Mã, một thể chế vẫn còn giữ nguyên tắc nghiêm nhặt về hôn nhân.
 
Những người đòi hỏi phải có tinh thần cởi mở thì phản đối lại, đây không phải là chuyện đụng đến tính “bất khả phân ly” cũng không phải biến đổi luân lý công giáo nhưng thay đổi lối đi vào: lối vào không ở tầm tay của đại đa số vì lối vào này quá “lý tưởng”, phải để cánh cửa ở tầm tay mỗi người theo bước tiến chậm và trong “lòng thương xót”.
 
Điều này mở ra một cuộc thảo luận khác, cũng chưa từng có trong lịch sử: tiến trình từ một nền đạo đức khách quan – cho đến giờ phút này vẫn ở bậc cao của Giáo hội công giáo khi ấn định các quy định cho các cung cách ứng xử -, đến một nền luân lý “theo tỷ lệ”, chú ý đến con người và các điều kiện của cuộc sống, giúp họ tiến lên mà không xét đoán họ. Bao gồm thể thức “tính từng bước” trong lề luật Giáo hội. Một con đường thần học mà Đức Phanxicô đi theo từ trước đến nay.

 
 
Thượng Hội đồng tiến hành như thế nào?
 
Đây là một hội nghị kéo dài ba tuần. Bắt đầu bằng buổi lễ khai mạc ngày chúa nhật 4 tháng 10 do Đức Phanxicô chủ sự và kết thúc ngày chúa nhật 25 tháng 10 cũng do Đức Phanxicô chủ sự. Ngày chúa nhật 18 tháng 10, ở Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô sẽ phong thánh cho ông bà Martin, thân sinh Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu trong khuôn khổ Thượng Hội đồng Gia đình này. Trong vòng ba tuần, ngoài các ngày chúa nhật, 359 đại diện sẽ họp buổi sáng và buổi chiều ở phòng họp lớn Vatican theo kiểu giảng đường. Các buổi họp khoáng đại, họp nhóm nhỏ theo từng ngôn ngữ sẽ được luân phiên nhau.
 
Tuy nhiên trên con số này, chỉ có các “Giáo phụ Thượng Hội đồng” như tên được gọi, mới được bầu: 270 giám mục, hồng y và một vài linh mục. Trong số này có 42 là thành viên của giáo triều La Mã, 183 người được các hội đồng giám mục chỉ định và 45 được Đức Giáo hoàng chỉ định trực tiếp. Ngoài ra còn có 24 “chuyên gia” và các “cộng sự viên”. Thêm vào đó có 51 “dự thính”, 18 cặp và 14 “đại diện huynh đệ” thuộc các giáo phái Kitô khác nhau. Trên thực tế, qua các công việc của mình, Thượng Hội đồng sẽ trình cho Đức Giáo hoàng các đề nghị của mình, những đề nghị này chỉ có tính cách tham khảo. Đức Giáo hoàng vẫn là người quyết định cuối cùng.
 
Ý thức tính phức tạp của cuộc thảo luận, Đức Phanxicô đã quyết định trong lần cải cách tổ chức đầu tiên, cách đây một năm, là Thượng Hội đồng sẽ diễn ra hai kỳ, tháng 10 năm 2014 và tháng 10 năm 2015, giữa hai kỳ này là sự tham khảo trên toàn thế giới về “nền tảng” công giáo, đặc biệt trên các vấn đề gây tranh cãi. Cho kỳ họp Thượng Hội đồng lần thứ nhì này, ngài đã cẩn thận chọn các nhân vật mà ngài chỉ định trực tiếp, tất cả đều thuận cho một sự cải cách. Ngài cũng quyết định làm thuận lợi cho các nhóm nhỏ theo từng ngôn ngữ, như thế để giảm đi các cuộc đụng chạm trong các kỳ họp khoáng đại. Để hoàn tựu hồ sơ này, Đức Phanxicô giao cho một hội đồng do ngài chọn để thảo bản tổng kết cuối cùng của các nhóm theo từng ngôn ngữ và bản này sẽ là bản quyết định.

 

Jean-Marie Guénois (lefigaro.fr) - Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Tác giả: Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập667
  • Hôm nay80,646
  • Tháng hiện tại992,910
  • Tổng lượt truy cập57,094,547
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây