Cha mẹ cần làm gì để trẻ nhận biết, tránh được "yêu râu xanh"?

Thứ sáu - 15/06/2018 10:30

-

-
Trẻ em với tâm hồn non nớt, ngây thơ là đối tượng mà những kẻ xấu luôn rình rập. Cha mẹ lại không thể cả ngày chạy theo con để bảo vệ. Chính vì thế, để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc, ngay từ bậy giờ cha mẹ cần dạy con cách phòng tránh cũng như đối phó nếu như không may bị kẻ gian, yêu râu xanh quấy rối.
Cha mẹ cần làm gì để trẻ nhận biết, tránh được "yêu râu xanh"?
 
Trẻ còn nhỏ không tự phòng vệ trước những kẻ "yêu râu xanh trưởng thành", vì thế cha mẹ cần dạy con những cách thoát thân cơ bản nhất.
 
Trẻ em với tâm hồn non nớt, ngây thơ là đối tượng mà những kẻ xấu luôn rình rập. Cha mẹ lại không thể cả ngày chạy theo con để bảo vệ. Chính vì thế, để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc, ngay từ bậy giờ cha mẹ cần dạy con cách phòng tránh cũng như đối phó nếu như không may bị kẻ gian, yêu râu xanh quấy rối.

 
 
Cha mẹ cần:
 
1. Giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
 
Hướng dẫn trẻ nhận biết về các vùng nhạy cảm, bộ phận sinh dục trên cơ thể và cơ thể chỉ thuộc về riêng bé. Trẻ có quyền không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có hành động vuốt ve, ôm ấp.
 
Hãy cho trẻ biết “con cần hiểu rằng không ai có quyền làm con đau hoặc khó chịu”. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên được biết rằng mọi mối nguy hiểm có thể đến từ bất cứ ai, từ giúp việc, thầy - cô giáo và thậm chí cả người thân trong gia đình...
 
Nếu ai đó cố tình động chạm vào cơ thể, bé cần tìm đến sự giúp đỡ từ người lớn. Hơn nữa, trẻ cần được giáo dục rằng không được chạm vào người khác nếu họ không muốn.
 
2. Giúp trẻ nhận biết dấu hiệu của hành vi dâm ô
 
Không có sự khác nhau nhiều về dấu hiệu xâm hại tình dục cho bé trai cũng như bé gái. Các bé đều có thể bị lạm dụng, quấy rối như nhau; chỉ khác nhau về biểu hiện tiếp cận các bé của người xấu.
 
Chỉ cho bé những tình huống như có người tự nhiên cho trẻ quà bánh, đồ chơi, được chăm sóc đặc biệt mà không cần lý do hoặc nói những lời ngon ngọt, dụ dỗ. Sau đó rủ rê, gạ gẫm bé đi chơi xa hay vào chỗ tối tăm, vắng vẻ rồi sờ soạng các bộ phận nhạy cảm, vùng kín trên cơ thể, rồi có thể tiến xa hơn là làm nhục và gây tổn thương bé…
 
3. Dạy con nói “không” với việc nhận quà bánh hay tự ý đi chơi theo người khác
 
Dạy trẻ phép từ chối lịch sự là kỹ năng biết tự chủ và tiết chế nhu cầu bản thân trước những cám dỗ từ những món quà bắt mắt, hấp dẫn.
 
Khi chưa có sự cho phép của cha mẹ, con không được nhận bất kỳ thứ gì của ai, đi đến nơi xa lạ có nguy cơ hại cho bản thân dù có thích thú đến mức nào.
 
Khi người khác dụ dỗ, rủ rê, cho cái này cái kia, đưa đi chỗ này chỗ nọ, cha mẹ cần dạy trẻ biết tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết.

 
 
4. Dạy trẻ cách phát hiện dấu hiệu khả nghi và cách đối phó
 
Hãy lưu ý với trẻ trong quá trình giao tiếp, cần phát huy kỹ năng quan sát những biểu hiện bề ngoài như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người đối diện để nhận biết có sự nguy hiểm nào rình rập; giữ khoảng cách an toàn hoặc đứng ở nơi đông người để có thể kêu gọi sự giúp đỡ nếu có biểu hiện của sự tấn công, xâm hại.
 
Trong quá trình sinh hoạt hay học tập, các em nên đi theo nhóm để bảo vệ, giúp đỡ nhau khi gặp tình huống bị người khác dở trò đồi bại.

 
 
5. Thường xuyên tâm sự với con, đề cập khéo léo đến vấn đề "yêu râu xanh"
 
Thầy Lương Dũng Nhân, Phó Giám đốc Đào tạo, Huấn luyện Trung tâm đào tạo Tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương A.T.Y chia sẻ, biện pháp căn cơ nhất là cần giúp trẻ biết được những hành động nào gây hại cho mình, và giúp trẻ có thói quen kể lại cho ba mẹ, người thân ngay lập tức. Vì với những trẻ quá nhỏ, việc tự phòng vệ trước những “yêu râu xanh trưởng thành” là điều hầu như hoàn toàn không thể.
 
Những vụ việc đã diễn ra cho thấy một xu hướng tâm lý chung là, trẻ sau khi bị lạm dụng đều bị kẻ xấu đe dọa, không dám kể lại cho ai, từ đó tạo điều kiện cho kẻ xấu tiếp tục hành vi tội lỗi của mình.
 
Bố mẹ cũng cần thường xuyên trò chuyện, nắm bắt cuộc sống hàng ngày của con ở trường, ở các nơi và cảm nhận được những dấu hiệu lạ về cơ thể, tâm lý, ứng xử của con để nhận biết vấn đề một cách sớm nhất và xử lý, hỗ trợ trẻ kịp thời.
 
Đến khi trẻ lớn hơn một chút, cần tập cho trẻ thói quen phản kháng, cầu cứu tức thời khi có điều xấu xảy đến với mình. Những hành động này cần được rèn luyện, nhắc lại thường xuyên để giúp trẻ hình thành phản xạ, chứ không phải chỉ dạy một hai lần là trẻ có thể thực hiện được khi có tình huống xảy ra.

Tác giả: Theo Mỹ An (doisongphapluat.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại555,511
  • Tổng lượt truy cập56,657,148
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây