Dòng dọc, một loài chim gắn liền tuổi thơ!

Thứ tư - 29/07/2015 22:03

-

-
Thuở nhỏ còn ở làng, cứ mỗi lần theo cha ra đồng là tôi lại thích tìm đến những nơi bưng biền, ở đó có nhiều lau sậy để tìm tổ chim dòng dọc (dồng dộc) lấy trứng.
Dòng dọc, một loài chim gắn liền tuổi thơ!
 
Thuở nhỏ còn ở làng, cứ mỗi lần theo cha ra đồng là tôi lại thích tìm đến những nơi bưng biền, ở đó có nhiều lau sậy để tìm tổ chim dòng dọc (dồng dộc) lấy trứng.
 
Dòng dọc là loại chim nhỏ, có hình dáng tương tự như chim sẻ, bộ lông mượt mà, màu sắc hài hòa, đặc biệt là nhanh nhẹn, liếng thoắng và có tiếng kêu ríu rít, rộn ràng khiến trẻ con chúng tôi ngày đó mỗi lần nghe đến là lòng trở nên nôn nao, vui sướng lạ thường. Đặc biệt, chim dòng dọc thường sống thành đàn đông đúc. Khi làm tổ chúng chọn những nơi yên tĩnh và chung sống hòa bình bên nhau như "người hàng xóm".
 
Chim dòng dọc trước kia xuất hiện rất nhiều ở các vùng nông thôn miền Nam nước ta. Chúng thường làm tổ phía dưới các tàu dừa, trên ngọn cây, nhất là những cây sao, hàng tràm. Ngoài ra, dòng dọc cũng thích làm tổ ở những nơi thấp như ngọn đế, sậy giữa đồng. Ngày nay, môi trường thiên nhiên không còn "cưu mang" cho loài chim bé nhỏ này nữa nên chúng đã lần lượt kéo nhau về rừng, những nơi hoang vắng hơn để tiếp tục làm tổ đẻ trứng, nối dõi giống dòng.
 
Trong các loài chim muông, có thể nói dòng dọc là một loài chim làm tổ khéo nhất, tỉ mỉ và hoàn mỹ chưa từng có. Chính vì vậy mà nhiều người đã phong tặng cho loài chim này là “bậc thầy kiến trúc”, một loài chim xây tổ tài hoa nhất. Nhìn tổ chim dòng dọc treo lủng lẳng trên những cành cây cao chót vót chẳng khác nào một công trình kiến trúc mà ngay cả con người cũng không ngờ tới. Dù tổ treo trên cao hay dưới thấp và dù cho mưa gió cỡ nào, tổ chim dòng dọc vẫn bám chắc trên cành, vững như một bức thành trì kiên cố.
 
Chim mái có một “căn nhà” riêng độc đáo, không những bảo đảm che nắng che mưa mà còn có giá trị thẩm mỹ tuyệt vời. Từ xa nhìn lên nó giống như một cái túi hình chuông, bụng phình ra, nối liền với một cái ống tròn giống như tay áo dài cỡ 30 – 50 cm, miệng trút xuống phía dưới, gọi là cửa ra vào. Chỗ phình ra là một cái túi để cho chim đẻ, ấp trứng và nuôi con một cách an toàn.
 
Tổ chim trống đơn sơ hơn, giống như một cái chuông úp ngược. Sau khi tìm được bạn tình rủ về chung sống, con mái “có bầu”, con trống mới bắt đầu xây một “tổ ấm” kiên cố hơn, có phòng đẻ, ấp trứng đàng hoàng xinh xắn hơn gấp trăm lần. Đó chính là tổ chim mái. Thế nhưng, chuyện của loài chim cũng thật lạ. Chúng đã bỏ bao công sức để xây những chiếc tổ cầu kỳ, hoành tráng, vậy mà khi đàn chim non vừa đủ lông đủ cánh thì cả bố mẹ và con cái đều bỏ nhà ra đi, bỏ lại căn nhà trống trải. Mùa sau lại có đàn chim khác bay đến xây tổ mới.
 
Hồi đó, muốn lấy trứng chim dòng dọc tôi thường thọc tay vào tổ hoặc gở nguyên ổ chim xuống trút lấy trứng. Lũ trẻ lấy trứng chim là vì ham vui, khoái khám phá. Có đứa sau khi hốt cả chén mang về luộc ăn, nhưng cũng có đứa bạo dạn cho trứng sống vào miệng húp cả lòng đỏ và lòng trắng. Chúng bảo ăn như vậy mới bổ!
 
Ngày nay, mỗi lần nhìn thấy tổ chim dòng dọc là trong tôi lại trào dâng một cảm xúc dạt dào về thời tuổi thơ khốn khó. Trong ký ức của tôi, cứ mỗi lần đi lấy trứng chim là mỗi lần bị ong rược chạy té nhào vì loài chim này thường hay làm tổ bên cạnh những tổ ong mật, ong ruồi nên ai sơ ý nhào vô hốt trứng là sớm muộn gì cũng bị ong đuổi đánh.
 
Xin giới thiệu đến quí độc giả những hình ảnh chụp lại từ cuộc triển lãm ảnh về tổ chim dòng dọc tại TP.Bạc Liêu trong đợt Festival Đờn ca tài tử - 2014:
 

Ảnh về những tổ chim dòng dọc được một nhà sưu tập trưng bày tại triển lãm.
 

Tổ dòng dọc mái (ảnh chụp lại từ phòng triển lãm).
 

Tổ dòng dọc trống (ảnh chụp lại tại triển lãm).
 

Tổ dòng dọc trống và mái ở sát bên nhau (ảnh chụp lại tại triển lãm).

Tác giả: Bài, ảnh: Phúc Lộc

Nguồn tin: www.danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập604
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại956,615
  • Tổng lượt truy cập57,058,252
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây